Cây Mỏ Quạ - Dược Liệu Quý điều Trị Bệnh Phong Thấp Hiệu Quả
Có thể bạn quan tâm
Cây mỏ quạ được biết đến là vị thuốc nam có nhiều tác dụng trị liệu vô cùng hiệu quả. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về công dụng và dược tính của loại cây này trong việc điều chế thuốc chữa bệnh cho con người.
Với các công dụng như chữa trị chấn thương sưng đau, phong thấp, tê mỏi chân tay… cây mỏ quạ được biết đến là loại dược liệu không thể thiếu trong các bài thuốc y học dân gian. Do đó, để các bạn hình dung được công dụng, cách điều chế bài thuốc trị bệnh hiệu quả từ loại cây này. Hãy cùng nhà thuốc Apharma tìm hiểu ngay sau đây nhé.
Cây mỏ quạ là gì?
Cây mỏ quạ là vị thuốc quý trong y học cổ truyền, với nhiều tên gọi khác nhau như: Vàng lồ, xuyên phá thạch, hoàng lồ…Tên khoa học là Maclura cochinchinensis. Loại cây này thuộc họ dâu tằm. Cây mọc hoang nhiều nơi ở nước ta, một số gia đình còn trồng cây mỏ quạ với mục đích làm hàng rào đất vườn.
Mô tả về cây mỏ quạ
1. Đặc điểm của cây mỏ quạ
Cây có thân nhỏ, mềm yếu, nhiều cành và mọc thành bụi. Phần thân có màu xám, nhựa trắng sữa, có nhiều lỗ bì màu trắng. Cây có khả năng chịu khô hạn tốt, rễ mọc ngang, hình trụ, nhiều nhánh, dài và có thể mọc xuyên qua đá. Từ đó mà mà cây mới có tên gọi khác là xuyên phá thạch. Về phần thân và cành có nhiều gai nhỏ với hình dạng co quắp như mỏ quạ.
Phần lá mọc so le với từng phiến lá có hình trứng thuôn dài, mặt bóng, nhẵn, mép nguyên. Tán lá rộng khoảng 2 – 3.5cm, dài 3 – 8cm. Phần cuống lá ngắn, mảnh, có lông phủ. Hoa mọc thành cụm, hình cầu, màu vàng nhạt. Quả mềm, chứa hạt nhỏ bên trong. Cây mỏ quạ ra hoa vào tháng 4 – 5 và quả sẽ có vào tháng 10 – 12 hàng năm.
2. Khu vực phân bố, sinh trưởng
Cây mỏ quạ phân bố chủ yếu ở các nước nhiệt đới châu Á, phía Đông châu Phi, châu Úc. Còn ở khu vực nước ta, cây mọc hoang hoặc được trồng nhiều ở Lào Cai, Vĩnh Phúc, Quảng Trị, Lâm Đồng và Đồng Nai.
3. Bộ phận dùng làm dược liệu của cây mỏ quạ
Rễ và lá của cây mỏ quạ sẽ được dùng để làm thuốc. Chúng được thu hoạch quanh năm, người ta thường sẽ chỉ hái phần lá, nhưng một số nơi có khi còn hái cả cành về nhà rồi mới bứt lá ra riêng.
Đối với phần rễ, sau khi đào về sẽ rửa sạch, cắt thành từng mẩu có độ dài khoảng từ 30 – 50cm. Sau đó phơi hoặc sấy khô để sử dụng. Bên cạnh đó, người ta cũng có thể dùng rễ và lá cây mỏ quạ để nấu thành cao.
4. Vị thuốc từ cây mỏ quạ
- Thuốc có vị hơi đắng, tính mát.
- Quy vào kinh phế.
- Chiết xuất từ tâm gỗ của cây mỏ quạ thuốc nam giúp hỗ trợ điều trị chứng viêm và tăng axit uric máu gây ra bệnh gút.
5. Tác dụng dược lý
- Các thành phần Flavonoid và Coumarin của trong lá của cây mỏ quạ dược liệu có tác dụng kháng sinh ở mức độ vừa. Đồng thời tăng cường thực bào, chuyển dạng lympho bào, có biểu hiện chống sốc phản vệ, giãn tĩnh mạch và cường tim nhẹ.
- Các hợp chất Polyphenol chứa trong lá cũng được sử dụng điều trị vết loét có mủ, các vết thương mềm, loét kẽ ngón chân.
- Cao nước được chiết xuất từ lá mỏ quạ có tác dụng ức chế các chủng vi khuẩn khác nhau, có thể kể đến như: Tụ cầu vàng, trực khuẩn mủ xanh, E.Coli…
Tác dụng của cây mỏ quạ
Theo các bài thuốc y học cổ truyền, một số bài thuốc được điều chế từ cây mỏ quạ có công dụng hiệu quả trong việc điều trị những chứng bệnh như:
- Điều trị vết thương, lở loét, mưng mủ.
- Điều trị bỏng, chứng lên da non.
- Viêm nhiễm tử cung.
- Mất kinh nguyệt.
- Ho ra máu, ho lao, khạc đờm ra máu.
- Phù nề.
- Phong thấp, đau nhức lưng gối.
Ngoài ra, có thể sử dụng lá của cây mỏ quạ để điều trị các vết thương mềm trên cơ thể. Ở nhiều nước khác, cụ thể tại Thái Lan, người dân thường sử dụng gỗ mỏ quạ để giảm sốt mãn tính, trị tiêu chảy và thậm chí là để làm thuốc bổ.
Lưu ý: Phụ nữ có thai không được sử dụng cây mỏ quạ vì sẽ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi.
Các bài thuốc được bào chế từ cây mỏ quạ
1. Bài thuốc chữa vết thương mềm
Cách 1: Trước tiên, sử dụng nước nấu từ lá trầu không thêm 8g phèn chua vào để rửa vết thương. Sau đó, dùng lá mỏ quạ bỏ cuống, giã nhỏ và đắp trực tiếp vào vết thương. Cứ liên tục thực hiện trong vòng 3 – 5 ngày là khỏi.
Cách 2: Nếu vết thương sâu và lâu lành, có thể dùng lá bòng bong và lá mỏ quạ tươi có liều lượng như nhau là 8g. Đem giã nát và đắp trực tiếp lên da. Lưu ý sử dụng nước nấu từ lá trầu không để rửa vết thương như trên. Sau khoảng 3 – 5 ngày đắp, các bạn thêm lá hèn the vào cùng 2 loại lá kể trên và giã nát.
Đắp tiếp 3 ngày thì thay thuốc mới. Sau 2 – 3 lần thay băng thì nên rắc lên vết thương thuốc bột chế bằng phấn cây cau, phấn cây chè, ô long vĩ, phèn phi. Tán mịn các vị thuốc này, trộn đều và rắc lên vết thương.
2. Bài thuốc trị ho do lao phổi
Chuẩn bị: 20g hoàng liên ô rô, 30g rung rúc, 40g bách bộ, 40g rễ cây mỏ quạ.
Thực hiện: Sắc với 700ml nước, giữ lại 350ml. Chia thành 3 lần và sử dụng trong ngày. Nên uống khi thuốc còn ấm và thực hiện toàn bộ liệu trình chữa trị trong 15 ngày. Nếu triệu chứng chưa thuyên giảm hẳn thì cứ tiếp tục sử dụng.
3. Bài thuốc trị bệnh phong thấp
Chuẩn bị: Thiên niên kiện, quế nhục, cành dâu mỗi vị 20g, mỏ quạ 40g.
Thực hiện: Rửa sạch dược liệu, cho vào ấm sắc với 550ml nước, để lửa nhỏ cho đến khi nước bên trong cạn 1 nửa. Mỗi lần dùng 125ml, ngày dùng 2 lần. Cứ sau 10 ngày là kết thúc 1 liệu trình, nên thực hiện từ 3 – 5 lần để cảm nhận được hiệu quả rõ rệt.
4. Bài thuốc trị mất kinh nguyệt ở phụ nữ
Chuẩn bị: 30g rễ mỏ quạ.
Thực hiện: Rửa sạch, đem sắc với 500ml nước, để nhỏ lửa cho đến khi nước cạn còn 200ml. Mỗi lần dùng 100ml, ngày uống 2 lần. Thực hiện liên tục trong vòng 10 ngày trước kỳ kinh tiếp theo.
5. Bài thuốc trị ho, đờm và sốt do lao phổi
Chuẩn bị: 12g bách bộ và 63g rễ mỏ quạ.
Thực hiện: Sắc các vị thuốc lấy nước uống, chia thành 2 lần và dùng trong ngày. Cứ mỗi ngày uống 1 thang.
6. Bài thuốc trị đau lưng, nhức mỏi do bệnh phong thấp
Chuẩn bị: 250g rễ mỏ quạ.
Thực hiện: Đem tẩm qua rượu, sao vàng, sắc lấy nước uống. Mỗi ngày dùng 1 thang sắc, chia thành 2 lần uống.
Ngoài ra ở một số nơi, người ta còn dụng cây mỏ quạ ngâm rượu để uống. Nhằm bồi bổ cơ thể và làm mạnh gân cốt, hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh phong thấp.
Phương pháp phòng ngừa bệnh phong thấp
Ngoài việc sử dụng cây mỏ quạ chữa bệnh phong thấp. Các bạn nên có cho mình chế độ vận động và ăn uống hợp lý để phòng ngừa bệnh từ sớm. Trên thực tế, việc ngăn chặn loại bệnh này không hề khó, để tránh mắc phải bệnh phong thấp, các bạn nên thực hiện các phương pháp sau đây:
1. Tập luyện thể dục thể thao điều độ
Việc vận động cơ thể bằng cách tập luyện thể dục, thể thao sẽ giúp xương khớp trở nên dẻo dai hơn. Hạn chế tối đa quá trình lão hóa xương, khớp, nâng cao sức bền cho cơ thể. Nhất là với những người ít vận động và phải thường xuyên ngồi nhiều như dân văn phòng, tài xế…
2. Giữ tâm trạng thoải mái
Có thể nhiều người sẽ khá ngạc nhiên bởi phương pháp này. Nhưng thực tế, tâm lý cũng đóng vai trò khá quan trọng trong việc phòng ngừa bệnh phong thấp, đặc biệt là khi trời lạnh.
Theo ý kiến của các chuyên gia y tế, việc đau buồn hoặc giữ cho mình tâm lý u uất quá độ cũng có thể làm suy giảm chức năng miễn dịch của cơ thể. Điều này sẽ là tác nhân khiến các chứng bệnh có thể hình thành, trong đó có phong thấp.
3. Chú ý lao động kết hợp chế độ nghỉ ngơi phù hợp
Vận động quá mức có thể là nguy cơ mắc chứng phong thấp khi trời lạnh. Làm các công việc nặng như khuân, vác trong thời gian dài sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, chính khí thương tổn, hàn tà xâm nhập vào cơ thể.
Đồng thời, việc ít vận động hoặc ngồi, nằm chỉ trong 1 tư thế cũng là nguyên nhân dẫn đến việc suy cơ, gây đau nhức. Chính vì vậy, các bạn nên có chế độ sinh hoạt và làm việc điều độ để ngăn ngừa chứng bệnh có cơ hội khởi phát.
4. Dự phòng và khống chế bệnh truyền nhiễm
Theo ý kiến của giới nghiên cứu, nguyên nhân gây ra hiện tượng nhiễm trùng, viêm họng, viêm amidan và viêm khớp. Chính là do cơ thể phát sinh phản ứng tự nhiên miễn dịch với các tác nhân gây bệnh nhiễm trùng, từ đó hình thành bệnh. Do vậy, để dự phòng và chống lại các tác nhân gây nhiễm trùng cũng là một trong những biện pháp giúp hạn chế tối đa khả năng mắc chứng phong thấp.
5. Giữ ấm cơ thể
Đa phần, các bệnh nhân trước khi phát bệnh đều có tiền sử tiếp xúc với nước lạnh quá nhiều hoặc không giữ ấm cơ thể. Để ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh phong thấp, tốt hơn hết các bạn nên hạn chế tiếp xúc với nước quá lạnh, không mặc quần áo, đi tất ướt. Hoặc không ngủ trong các phòng có nhiệt độ quá thấp.
Khu vực nhà ở cũng nên là nơi hạn chế gió lùa. Sử dụng chăm nệm đủ ấm để hạn chế chứng đau xương khớp có thể tái phát. Nhất là với những người lớn tuổi. Tuyệt đối không mặc đồ phong phanh, đặc biệt với các vị trí như ngực, bụng, cổ để tránh khí lạnh xâm nhập.
Với những ai thường xuyên phải tiếp xúc với khí lạnh do tính chất công việc. Cần chú ý trang bị đầy đủ đồ bảo hộ lao động. Lưu ý không nên tắm ngay khi đang trong trạng thái mồ hôi đầm đìa.
6. Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng
Vào mùa đông, thực đơn ăn uống hàng ngày nên được bổ sung nhiều rau củ tươi, trái cây, thực phẩm giàu vitamin và các loại khoáng chất cần thiết. Hạn chế tiêu thụ các loại thức ăn nhiều dầu mỡ, khó tiêu. Bởi điều này gây nguy hại cho gan và dễ gây nhiễm hàn.
Uống đủ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày, vì thiếu hụt nước cũng là nguyên nhân gây đau khớp xương và tăng huyết áp.
Việc áp dụng các biện pháp phòng tránh bệnh phong thấp không chỉ giúp các bạn khắc phục tình trạng xương khớp, mà còn tránh được nhiều bệnh có thể gặp phải vào thời điểm giao mùa.
Với những thông tin trên, chắc hẳn các bạn đã biết được cách phòng tránh bệnh phong thấp. Cũng như công dụng của cây mỏ quạ. Nếu có nhu cầu sử dụng thuốc, thì Công ty cổ phần dược phẩm Apharma chắc hẳn sẽ là cái tên đáng tin cậy để bạn chọn lựa.
Ngoài ra, hình thức nhà thuốc online cũng sẽ giúp việc mua thuốc được diễn ra thoải mái và thuận tiện hơn. Và đó là toàn bộ thông tin liên quan đến cây mỏ quạ. Cảm ơn các bạn đã đón đọc!
Rate this postTừ khóa » Cây Mỏ Quạ Có Tác Dụng Chữa Bệnh Gì
-
Tác Dụng Của Cây Mỏ Quạ - Vinmec
-
Cây Mỏ Quạ Trị Khứ Phong, Hoạt Huyết
-
Cây Mỏ Quạ | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Cây Mỏ Quạ: Đặc điểm Sinh Thái, Tính Vị Và Những Bài Thuốc Chữa ...
-
Cây Mỏ Quạ-vị Thuốc Quý Từ Thiên Nhiên | Báo Dân Tộc Và Phát Triển
-
Mỏ Quạ: Loại Cây Hoang Dại được Dùng Làm Thuốc
-
Cây Mỏ Quạ Và Bài Thuốc điều Trị Bỏng, Tổn Thương Ngoài Da
-
Lá Mỏ Quạ Chữa Vết Thương Phần Mềm - Bệnh Viện Y Học Dân Tộc
-
Bài Thuốc Từ Cây Mỏ Quạ - Tuổi Trẻ Online
-
Cây Mỏ Quạ Chữa Bệnh Gì?
-
Cây Mỏ Quạ Là Gì? Tác Dụng – Cách Dùng Trị Bệnh Và Lưu ý - WikiOhana
-
Mỏ Quạ: Dược Liệu Mọc Hoang Giúp Khử Phong, Hoạt Huyết
-
Cây Mỏ Quạ Và Tác Dụng Của Cây Mỏ Quạ Với Cách Dùng Hiệu Quả Là ...
-
Cây Mỏ Quạ: Công Dụng, Bài Thuốc Và địa Chỉ Mua Uy Tín