Cây Nần Vàng (nần Nghệ) – Dược Liệu Quý Giúp Giảm Mỡ Máu

Cây nần vàng (nần nghệ) là một trong những vị dược liệu quý giúp giảm mỡ máu, hạ các chỉ số mỡ xấu trong máu và tăng chỉ số máu tốt. Vậy nần vàng có tác dụng như thế nào trong điều trị mỡ máu, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

4.9/5 - (79 bình chọn)
  1. 1. Cây nần vàng là cây gì?
  2. 2. Thành phần
  3. 3. Mùi vị
  4. 4. Thu hái và chế biến
  5. 5. Cây nần vàng có tác dụng gì?
  6. 6. Cây nần nghệ có tác dụng gì trong chữa mỡ máu cao?
  7. 7. Các bài thuốc chữa mỡ máu từ nần vàng
  8. 8. Liều dùng
  9. 9. Mua nần vàng ở đâu, giá bao nhiêu?
  10. 10. Lưu ý khi sử dụng

1. Cây nần vàng là cây gì?

cây nần vàng

Cây nần vàng là vị dược liệu quý, có nhiều công dụng trong hạ mỡ máu.

Cây nần vàng hay nần nghệ là loài thực vật đặc hữu của vùng Trung Quốc, Đài Loan. Ngoài ra có xuất hiện tại Myanmar, Ấn Độ và vùng Tây Bắc của Việt Nam. Nần vàng thuộc họ Củ nâu, tên khoa học là Dioscorea collettii. Người Dao thường còn có tên gọi khác với nần vàng là cây mài đắng.

Nần vàng (nần nghệ) phát triển ở độ cao trên 1.500m so với mực nước biển. Đây là loại cây dây leo, thân cuốn. Thân giống cây sắn, có củ màu nâu vàng, bên trong màu vàng, sần sùi. Rễ giống râu hùm (trong tiếng dân tộc, nần có nghĩa là râu hùm). Phiến lá hình trái tim, hạt có cánh tròn. Thân khi khô có màu đen.

Rễ cây có màu vàng, có nhiều nhánh ngắn, tạo thành một khối có đường kính tới 20cm. Thân rễ nằm dưới đất, tháng 2-3 mới mọc thân để sinh trưởng. Tháng 5-6 ra hoa và kết quả.

Nần vàng thường mọc rải rác ven rừng, xen lẫn cây bụi ở ven suối, sườn núi, phân bố rải rác và đã được đưa vào Sách đỏ Việt Nam (1996) trong danh mục “hiếm”.

2. Thành phần

  • Trong nần vàng, đặc biệt phần thu hái là thân rễ giàu diosgenin, một dạng saponin steroid (3-5%).
  • Theo Dược điển Việt Nam V, rễ nần vàng chứa không ít hơn 2,5% diosgenin tính theo dược liệu khô
  • Thời kỳ hoa nở, hàm lượng diosgenin lên cao nhất (4,4%)

3. Mùi vị

Củ nần vàng (nần nghệ) có vị đắng, chát, mùi thơm nồng.

4. Thu hái và chế biến

Nần vàng thường sử dụng phần thân rễ (củ) đã phơi khô. Có thể thu hái từ tháng 6 trở ra hoặc thời điểm khi thân rễ đã to và nhiều hoạt chất nhất.

Củ nần vàng có thể thái mỏng, phơi khô hoặc nấu thành dạng cao để sử dụng.

5. Cây nần vàng có tác dụng gì?

Tác dụng của nần vàng

Nần vàng có tác dụng trong hỗ trợ điều trị hạ mỡ máu, hạ cholesterol trong máu.

Tác dụng của nần vàng đã được chứng minh, đặc biệt trong công trình nghiên cứu về nhiều cây thuốc quý đạt giải thưởng Hồ Chí Minh của TS. Lương y Nguyễn Hoàng (Nguyên Giảng viên trường ĐH Dược Hà Nội). Một số tác dụng tiêu biểu:

  • Hạ cholesterol, hạ mỡ máu trong bệnh rối loạn lipid máu (mỡ máu cao) mà không để lại tác dụng phụ
  • Nần vàng hạ cholesterol xấu nhanh (LDL – lipoprotein tỷ trọng thấp) – phân tử mỡ bám vào thành mạch gây xơ vữa
  • Điều hòa chức năng gan nhờ diosgenin, từ đó kiểm soát bệnh gan nhiễm mỡ
  • Giúp tăng cholesterol tốt (HDL – lipoprotein tỷ trọng cao)
  • Hạ huyết áp đối với người tăng huyết áp
  • Điều trị bệnh viêm khớp

6. Cây nần nghệ có tác dụng gì trong chữa mỡ máu cao?

cấu trúc phân tử của diosgenin

Cấu trúc phân tử của diosgenin.

Trong nần vàng có chứa nhóm saponin steroid, trong đó chủ yếu là diosgenin, tiền chất của nhiều thuốc steroid tổng hợp. Theo nghiên cứu, Diosgenin có tác dụng trong điều trị các bệnh lý chuyển hóa như tăng cholesterol máu, rối loạn lipid máu, tiểu đường, các loại viêm và ung thư.

Diosgenin trong nần vàng có tác dụng làm giảm triglycerid huyết tương và gan, thúc đẩy biệt hóa tế bào mỡ và ức chế viêm ở các mô mỡ.

Ngoài ra, diosgenin có thể cải thiện tình trạng chống oxy hóa, ngăn ngừa sự lão hóa của tế bào, trong đó tế bào gan. Từ đó thúc đẩy chức năng gan.

  • Nghiên cứu trên chuột bị tiểu đường được điều trị bằng diosgenin cho thấy hiệu quả đối với các rối loạn chuyển hóa, giảm các chỉ số đường huyết, cholesterol máu.
  • Hoạt động chống viêm này nhờ ức chế cytokine gây viêm, các enzyme phân tử kết dính.
  • Tăng cholesterol tốt để chuyển cholesterol dư thừa từ thành mạch về gan để chuyển hóa, từ đó giảm các nguy cơ biến chứng do xơ vữa động mạch.

7. Các bài thuốc chữa mỡ máu từ nần vàng

Nần vàng sắc uống trị mỡ máu:

  • Lấy khoảng 15g nần vàng khô hoặc 40g củ tươi, rửa sạch, thái lát mỏng
  • Sắc với 500ml nước đến khi cạn còn khoảng 300ml nước
  • Chia nhỏ uống làm 2 lần trong ngày, sau bữa ăn khoảng 30 phút
  • Nên kiên trì áp dụng trong thời gian dài để đạt hiệu quả

Cao nần nghệ vàng chữa mỡ máu

  • Người bệnh có thể sử dụng cao nần vàng một lượng vừa đủ pha với nước ấm, uống sau bữa ăn, tương tự như với nước sắc uống.

8. Liều dùng

Khi sử dụng nần vàng (nần nghệ) nên uống với nhiều nước (>300ml) và cách bữa ăn 30 phút để tăng khả năng hấp thụ của thảo dược.

Nên uống theo đợt trong vòng 4 tuần, sau một đợt nghỉ 2-3 ngày rồi tiếp tục sử dụng.

9. Mua nần vàng ở đâu, giá bao nhiêu?

Hiện nay trên thị trường, ít có đơn vị nào bán củ nần vàng (nần nghệ) tươi hoặc khô. Một phần vì số lượng không nhiều, không có nhiều vùng trồng dược liệu, cây chủ yếu mọc tự nhiên. Một số ít đơn vị có bán sản phẩm nần vàng khô với giá 500.000đ/kg, tùy từng thời điểm và người bán sẽ có sự chênh lệch giá cả.

Người bệnh nếu muốn sử dụng nần vàng, có thể tìm hiểu các cơ sở kinh doanh uy tín để lựa chọn hoặc dùng các sản phẩm có thành phần bên trong.

10. Lưu ý khi sử dụng

Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, cây nần vàng là một trong những vị dược liệu quý, đã được nghiên cứu, đánh giá rõ ràng với những tác dụng trong giảm và phòng ngừa mỡ máu cho các đối tượng bị rối loạn chuyển hóa. Do vậy, có thể tin tưởng vào sản phẩm được người Việt nghiên cứu và ứng dụng.

Ngoài tác dụng đã được chứng minh, khi sử dụng nần vàng nên thận trọng đối với phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú để tránh tác dụng phụ không mong muốn.

Trên đây là một số thông tin về cây nần vàng, vị dược liệu quý hỗ trợ điều trị mỡ máu hiệu quả. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về bệnh mỡ máu, vui lòng liên hệ qua hotline 0865 344 349 để được tư vấn giải đáp.

Chat với bác sĩ ngay

Chat với bác sĩ ngay

XEM THÊM:

  • Mỡ máu Tâm Bình: Thành phần, công dụng và liều dùng
  • Rối loạn lipid máu: Nguyên nhân, điều trị và biến chứng nguy hiểm
  • [SOS] Chỉ số triglyceride cao: Biến chứng nguy hiểm và các khắc phục

Từ khóa » Hình ảnh Cây Và Củ Nần Nghệ