Nần Nghệ - Thảo Dược Quý Giúp Hạ Mỡ Máu, Vững Bền Thành Mạch
Có thể bạn quan tâm
Nần nghệ chữa mỡ máu cao đã mở ra một xu hướng mới trong điều trị và kiểm soát mỡ máu cao. Cây nần nghệ đã được TS, Lương y Nguyễn Hoàng (Nguyên giảng viên trường Đại học Dược Hà Nội) phát hiện vào khoảng những năm 70 Thế kỷ trước. Tác dụng điều hòa nhịp tim, hạ mỡ máu, bình ổn huyết áp đã giúp Nần nghệ được công nhận là một loại dược liệu quý hiếm và được xếp vào “Sách đỏ Việt Nam”
Nần Nghệ Là Cây Gì?
Nần nghệ có tên khác là Nần vàng hay Râu hùm. Loại củ này có tên khoa học là Dioscorea colletti, là loài thực vật thuộc họ củ Nâu (Dioscoreaceae)
Xuất xứ bản địa từ các nước có vùng núi cao: Trung Quốc, Ấn Độ, Đài Loan, Myanma.
Tại Việt Nam, Nần nghệ phân bố chủ yếu ở Cao nguyên Mộc Châu, Tỉnh Sơn La.
Đặc Điểm Của Cây Nần Nghệ
Cây Nần nghệ thường sống tại vùng đồi núi cách mặt nước biển trên 1500 mét, nhấp nhô như nương rẫy hoặc các sườn đồi không màu mỡ. Do vậy, loại dược liệu này có những đặc điểm riêng biệt:
Thân rễ
Thuộc dạng dây leo quấn trái. Trong quá trình phát triển, rễ phình to thành củ nhưng vẫn còn sót lại nhiều vết tích của rễ. Củ nần nghệ xù xì, không có hình dạng nhất định, vỏ mỏng màu vàng nâu. Bên trong màu tươi hơn vỏ, khi phơi khô lại có màu trắng đục dai và cứng.
Vị đặc biệt
Củ Nần nghệ có vị đắng chát, mùi thơm nồng.
Lá cây
Lá cây nần nghệ có những cặp gai cong đối xứng ở cuối gốc. Lá được xếp so le, bề mặt và mép không có lông, rất nhẵn và mềm.
Thầy Nguyễn Hoàng đi tìm Nần nghệ chữa mỡ máu trên non cao
Từ những năm 1970, khi bệnh mỡ máu cao vẫn còn là một cái tên còn xa lạ với nhiều người thì TS, Lương y Nguyễn Hoàng (Nguyên giảng viên trường Đại học Dược Hà Nội) đã bỏ nhiều công lên tận vùng miền núi cao sưu tầm cây thuốc quý. Ở đây, thầy được người dân địa phương chỉ cho một loại cây dây cuốn, có củ màu vàng được người dân sử dụng để chữa đau nhức xương khớp và giúp bụng bé lại.
Vài năm sau đó, thầy đã dành rất nhiều tâm huyết nghiên cứu về loại dược liệu này. Thấy hình thù giống củ nghệ còn rễ thì giống râu hùm nên thầy đặt tên cho loại cây này trong các công trình nghiên cứu của mình là NẦN NGHỆ ( trong tiếng dân tộc, Nần có nghĩa là râu hùm) và cái tên Nần nghệ được ra đời từ đó.
Tiến sĩ, Lương Y Nguyễn Hoàng đã dành hơn 40 năm nghiên cứu về Nần nghệ
Năm 1985, TS, Lương Y Nguyễn Hoàng đã bảo vệ thành công luận án Phó Tiến sĩ về cây nần nghệ tại Đại học Y số 1 Xêtrênốp – Matxcơva, Nga. Trở về nước, thầy Nguyễn Hoàng cùng nhiều cộng sự khác đã bào chế thành công thuốc Diosgin từ hoạt chất trong củ Nần nghệ.
Năm 1995 Thầy đã nghiệm thu đề tài về thuốc Diosgin và được hội đồng nghiên cứu của trường Đại học Dược Hà Nội đánh giá xuất sắc. Công trình nghiên cứu về Nần nghệ của Thầy cũng vinh dự đạt giải nhất Hội nghị khoa học Y Dược trẻ toàn quốc.
Thành Phần Hoạt Chất Có Trong Nần Nghệ
Trong suốt hơn 40 năm nghiên cứu, TS, Lương Y Nguyễn Hoàng cùng cộng sự tại trường Đại Học Dược Hà Nội đã nghiên cứu thành phần hoạt chất có trong Nần nghệ lấy từ vùng Mộc Châu, Sơn La.
Kết quả xác định, trong Nần nghệ có chứa Saponin. Trong đó chủ yếu là loại Spirostano sapogenin được cấu tạo từ 2 phần chính:
- Phần Genin là Diosgenin có tính ưa dầu
- Phần đường là: glucose và rhamnose có tính ưa nước
Khi Saponin vào máu sẽ lôi kéo được mỡ máu thừa nhờ genin có tính ưa dầu. Bên cạnh đó, phần ưa nước là các phân tử đường sẽ hòa hợp cùng huyết tương để đưa mỡ dư thừa đến những nơi cần chuyển hóa và đào thải nhanh hơn.
Công Dụng Của Nần nghệ Với Người Mắc Mỡ Máu Cao
Để chứng minh hiệu quả của dược liệu nần nghệ thực tế hơn, TS, Lương Y Nguyễn Hoàng cùng với các cộng sự đã tiến hành thử nghiệm “cao chiết Nần nghệ” trên lâm sàng.
Từ cao chiết Nần nghệ sử dụng trên 500 người có rối loạn chuyển hóa lipid. Kết quả xét nghiệm sinh hóa trên 5 chỉ tiêu về lipoprotein trong máu cho thấy:
- Tất cả các chỉ số lipid máu đều có xu hướng trở lại bình thường
- Hạ rất mạnh lipoprotein tỷ trọng thấp (Mỡ xấu LDL-c) và có xu hướng tăng lipoprotein tỷ trọng cao (Mỡ tốt HDL-c), do đó hạ được tỷ số CT/HDL (CT-cholesterol toàn phần).
- Đặc biệt cholesterol toàn phần trong máu của ~100% người bệnh đều giảm. Thuốc còn có tác dụng hạ huyết áp trên hầu hết các bệnh nhân có huyết áp cao. Trong điều trị không thấy có tai biến và tác dụng xấu nào.
Như vậy, nghiên cứu dược lý cho thấy Nần nghệ có tác dụng:
- Một là hạ mỡ dư thừa có trong các cơ quan nội tạng, gan, máu.
- Hai là giúp người bệnh điều hòa nhịp tim, bình ổn huyết áp.
- Ba là phòng ngừa và giảm nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch như xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, đột quỵ…
Đặc biệt không gây tai biến và tác dụng phụ.
Ứng dụng thành quả nghiên cứu Nần nghệ trong sản phẩm KYOMAN
Hiện nay, các bệnh mỡ máu cao, xơ vữa động mạch ngày càng nhiều người mắc. Không chỉ ở người cao tuổi mà độ tuổi trưởng thành cũng mắc nhiều do thói quen sinh hoạt và ăn uống.
Nhằm mang đến cho người bệnh một phương pháp tốt nhất từ thảo dược, các nhà nghiên cứu Công ty CP Dược Mỹ phẩm CVI đã kết hợp thành công dược liệu Nần nghệ – Ứng dụng công trình nghiên cứu của TS, Lương Y Nguyễn Hoàng và một số thảo dược quý khác như Chiết xuất Cam Bergamote, Rutin và Hesperidin trong sản phẩm KYOMAN.
Với sự kết hợp của các thảo dược cùng trong một sản phẩm, có thể nói KYOMAN là giải pháp toàn diện cho người mắc mỡ máu cao, xơ vữa động mạch. Bởi sản phẩm KYOMAN không chỉ có tác dụng kiểm soát mỡ máu ở ngưỡng ổn định mà còn giúp tăng cường sức bền thành mạch, ổn định chỉ số đường huyết, phòng ngừa biến chứng.
Thành công của nghiên cứu về Nần nghệ đã mở ra một phương pháp điều trị mỡ máu cao từ thảo dược tự nhiên được khoa học công nhận. Người bệnh bên cạnh việc sử dụng sản phẩm có chứa Nần nghệ như sản phẩm KYOMAN, cần thay đổi lối sống khỏe mạnh và chế độ dinh dưỡng khoa học hơn để cải thiện tình trạng mỡ máu cao, xơ vữa động mạch.
Phản hồi của khách hàng sử dụng KYOMAN
Anh LÊ XUÂN LŨY – Đông Triều, Quảng Ninh: “Sau 3 tuần uống Kyoman chứng đau ở đỉnh đầu và tê bì cũng thuyên giảm, bản thân cảm thấy phấn chấn, vui khỏe hơn.Từ ngày nhận lại kết quả xét nghiệm, anh như an tâm thêm bội phần vì các chỉ số mỡ máu đều ổn, không lo ngại biến chứng như đột quỵ, tai biến rình rập.”
Cô PHAN THỊ THU – 59 tuổi, Hà Tĩnh: “Sử dụng Kyoman, chỉ 2-3 tuần, tôi đã cảm thấy tình trạng mệt mỏi, đau nhức, chán ăn của mình đã được cải thiện đến 8 phần. Tôi ngủ ngon và cũng ăn ngon hơn. Khi dùng hết 1 liệu trình thì chỉ số mỡ máu đã được bác sĩ nói rằng đã hạ về ngưỡng an toàn.”
Từ khóa » Hình ảnh Cây Và Củ Nần Nghệ
-
Cây Nần Vàng (nần Nghệ) – Dược Liệu Quý Giúp Giảm Mỡ Máu
-
Cây Củ Nần Rất độc - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Củ Nần Vàng, Nần Nghệ Và Bài Thuốc điều Trị Mỡ Máu, Gan Nhiễm Mỡ
-
Cây Nần Nghệ -Thảo Dược Quý Hiếm được Ghi Trong “Sách đỏ” Việt ...
-
Cây Thuốc Quý - Nần Nghệ (Dioscorea Collettii) - Tra Cứu Dược Liệu
-
Nần Nghệ (Thân Rễ) – Dược Liệu Quý Giảm Mỡ Máu
-
Củ Nần Nghệ
-
Nần Nghệ Là Cây Gì? Tác Dụng Dược Lý Và Sử Dụng Như Thế Nào?
-
Cây Nần Nghệ Là Cây Gì? Công Dụng & Cách Sử Dụng Nần Nghệ
-
[PDF] CÂY NẦN NGHỆ - CANH GIAC DUOC
-
Tác Dụng Dược Lý Của Cây Nần Nghệ - Sức Khỏe - Zing
-
Tác Dụng Hạ Mỡ Máu, điều Hòa Huyết áp Của Cây Nần Nghệ
-
Củ Nần Vàng, Nần Nghệ Và Bài Thuốc điều Trị Mỡ Máu, Gan Nhiễm Mỡ