Cây Ngải Vùng Bảy Núi - Báo An Giang Online
Có thể bạn quan tâm
Nét độc đáo xứ núi
PGS.TS Trần Công Luận, Hiệu trưởng Trường Đại học Tây Đô (TP. Cần Thơ) là người có nhiều công trình nghiên cứu về cây dược liệu trên cả nước, đặc biệt là vùng Bảy Núi. Theo PGS.TS Luận, thưở khai hoang lập ấp ở vùng Bảy Núi, con người muốn tồn tại phải dựa vào các cây cỏ xung quanh để phòng và chữa trị các bệnh. “Những cây cỏ có tác dụng như thế được gán cho một tên chung là “ngải”. Cư dân ở đây dựa vào màu sắc, hình dạng của bộ phận dùng mà đặt thành tên riêng để phân biệt các loài ngải khác nhau. Điển hình: ngải tượng (củ Bình vôi), ngải bướm, ngải lục bình, ngải móng trâu, ngải đen, ngải trắng…”- PGS.TS Luận giải thích.
Theo điều tra của Trung tâm Sâm và Dược liệu TP. Hồ Chí Minh, An Giang có nguồn tài nguyên dược liệu vô cùng phong phú và đa dạng, hiện có 950 loài, thuộc 6 ngành, 84 bộ, 154 họ, 546 chi, có thể dùng trong việc phòng và chữa bệnh. Trong đó, nhiều loại ngải đã được sử dụng làm thuốc trong điều trị một số bệnh như: tiêu chảy, ho, xơ gan, giảm đau, hạ đường huyết, kháng khối u, tăng lực, tráng dương... Đặc biệt, hệ ngải thuộc họ gừng (Zingiberaceae) rất phong phú ở vùng Bảy Núi, được các “thầy lang” sử dụng phổ biến dựa trên kinh nghiệm riêng của mỗi người. Đến nay, một số ít loài đã được nghiên cứu và xác định tên khoa học như: ngải xanh (gừng gió), ngải bún, ngải đen… Trong đó, một số loài đã được thế giới nghiên cứu và sản xuất ra sản phẩm hàng hóa như: ngải đen, ngải bún…
“Ở vùng này, hầu như nhà nào cũng trồng 7 loại cây thuốc, từ: bồ bồ, củ sả, rau tần, hà thủ ô, cát loài và các loại ngải... để khi thay đổi thời tiết, ăn không tiêu, đau bụng… thì có mà sử dụng. Còn cây ngải rắn trị rắn cắn hay tài tình, ngay cả rắn độc; còn bong gân, gãy tay, chân thì có cây ngải sậy, ngải mọi...”- anh Nguyễn Văn Song, đại diện Tổ hợp tác trồng dược liệu ở xã Lương Phi (Tri Tôn) chia sẻ. Đó là chưa kể, lá và củ của một số loại ngải được bà con sử dụng như một loại thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày. Chính điều này đã tạo nên nét thú vị trong cuộc sống của cư dân xứ núi.
Hướng bảo tồn và phát triển
Nhằm bảo tồn và phát triển nguồn dược liệu trong tỉnh, UBND tỉnh đã phê duyệt Đề án “Quy hoạch bảo tồn và phát triển cây dược liệu ứng dụng công nghệ cao tỉnh An Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030”. Đây là tiền đề để phát triển thành vùng nguyên liệu dược liệu ổn định, phát triển bền vững, phục vụ chế biến những sản phẩm mang tính đặc sản của vùng Bảy Núi. Thời gian qua, Sở Khoa học và Công nghệ đã phối hợp các cơ quan, nhà khoa học có uy tín thực hiện nhiều đề tài về bảo tồn và phát triển cây dược liệu. Bên cạnh 15 đề tài đã thực hiện, năm 2018, các đề tài nghiên cứu dược tính cũng như quy trình sản xuất các loại thực phẩm chức năng từ cây ngải đen, ngải trắng, ngải bún trong việc hỗ trợ điều trị các loại bệnh ung thư sẽ được nghiệm thu. Đây là định hướng phát triển lâu dài cho việc xây dựng vùng nguyên liệu trồng cây thuốc.
Từ những loại cây cỏ thông thường, dược tính của các loại ngải đã được điều tra, nghiên cứu và ghi nhận, nhu cầu sử dụng vì thế cũng tăng cao. Xuất phát từ bảo tồn dược liệu, cư dân nơi đây đã gắn với mô hình sản xuất nông - lâm kết hợp, tạo thêm thu nhập dưới tán rừng. Trước đây, gia đình của anh Hồ Văn Minh (ấp Núi Két, xã Thới Sơn, Tịnh Biên) trồng cây ngải đen trước nhà vừa làm kiểng, vừa có thể trị được bệnh đau bụng, khó tiêu của trẻ em, người lớn. Hiện nay, do thị trường có nhu cầu, anh Minh cũng như nhiều người dân ở đây đã trồng xen ngải dưới tán rừng, vừa bảo vệ rừng, vừa tạo nguồn thu nhập đáng kể. “Ngải phát triển ở những nơi có bóng râm, nếu được trồng dưới tán rừng, tận dụng nguồn nước mưa thì sẽ đạt năng suất cao. Với mỗi ký giống ngải đen, sau 6 tháng trồng sẽ thu hoạch từ 10-15kg, các nhà thuốc thu lại với giá 35.000-40.000 đồng/kg”- anh Minh cho hay.
Xu hướng nghiên cứu cây thảo mộc trong điều trị bệnh được các nhà khoa học trên thế giới đặc biệt quan tâm và là hướng đi phù hợp. Do chênh lệch biên độ dao động nhiệt giữa ngày và đêm, nên dược liệu trồng ở vùng Bảy Núi có dược tính cao hơn hẳn so với trồng ở đồng bằng. Điều này đã dẫn đến sự khai thác quá mức các loại dược liệu mà chưa đi đôi với sự tái tạo, bảo tồn. Theo ông Bành Thanh Hùng (Chi cục Kiểm lâm An Giang), số lượng cây dược liệu có khả năng khai thác tự nhiên còn rất ít, nhiều loại cây quý hiếm ở vùng đồi núi trong tỉnh đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Trong đó, một số loại ngải quý gần như tuyệt chủng ở môi trường tự nhiên.
ÁNH NGUYÊN
Từ khóa » Hình Cây Ngải Sậy
-
Ngải Sậy Vàng | Shopee Việt Nam
-
Ngải Sậy Vàng - TÌM DIỆT UNG THƯ | Shopee Việt Nam
-
Ngải Sậy Vàng - Thảo Dược Hạnh Nguyên
-
Bán Ngải Sậy Vàng An Giang
-
Ngải Sậy Vùng Thất Sơn - Bua Ngai +
-
Ngải Sậy Trắng - 0007 - Sendo
-
Ngải Sậy Vàng | Sàn Thương Mại điện Tử Của Khách Hàng Viettelpost
-
Tổng Hợp Ngải Sậy Trắng Giá Rẻ, Bán Chạy Tháng 7/2022 - BeeCost
-
Ngải Sậy Có Thể Phòng Chống Ung Thư - Hànộimới
-
1.1.4. Củ Ngải Vàng (Ngải Sậy Vàng) - Cobavina
-
Ngải Sậy Trắng Giá Cạnh Tranh - Rẻ Quá Luôn Nè
-
Cây Ngải Sậy Archives - Tác Dụng Của Cây
-
Lão Nông Tự Chữa Bệnh Thoát Vị đĩa đệm Của Mình, Rồi Chữa Cho ...