Cây Ngô (cây Bắp)

Tên tiếng anh/Tên khoa học: Maize, Corn

Danh pháp hai phần: Zea mays L. ssp. mays

Ngô (bắp) là một loại cây lương thực được thuần canh tại khu vực Trung Mỹ và sau đó lan tỏa ra khắp châu Mỹ. Ngô (bắp) lan tỏa ra phần còn lại của thế giới sau khi có tiếp xúc của người châu Âu với châu Mỹ vào cuối thế kỷ 15, đầu thế kỷ 16.

Cây ngô (cây bắp) được du nhập vào Việt Nam từ Trung Quốc.

Ngô (bắp) là loại cây nông nghiệp có diện tích thu hoạch lớn thứ hai tại Việt Nam sau lúa gạo.

Diện tích trồng cây ngô tại Việt Nam (ước tính 2016): 1.300.000ha

+ Năng suất bình quân: 4,6 tấn/ha

+ Tổng sản lượng: 5.980.000 tấn

Mô tả sơ bộ về cây ngô (cây bắp, maize, morn)

Thân cây ngô (cây bắp) trông tương tự như thân cây của các loài tre và các khớp nối (các mấu hay mắt) có thể có cách nhau khoảng 20–30 cm (8–12 inch). Ngô có hình thái phát triển rất khác biệt; các lá hình mũi mác rộng bản, dài 50–100 cm và rộng 5–10 cm (2–4 ft trên 2-4 inch); thân cây thẳng, thông thường cao 2–3 m (7–10 ft), với nhiều mấu, với các lá tỏa ra từ mỗi mấu với bẹ nhẵn. Dưới các lá này và ôm sát thân cây là các bắp. Khi còn non chúng dài ra khoảng 3 cm mỗi ngày. Từ các đốt ở phía dưới sinh ra một số rễ.

Cây ngô, cánh đồng ngô

Các cây ngô (cây bắp) trồng trên ruộng

Các bắp ngô (bẹ ngô) là các cụm hoa cái hình bông, được bao bọc trong một số lớp lá, và được các lá này bao chặt vào thân đến mức chúng không lộ ra cho đến khi xuất hiện các râu ngô màu hung vàng từ vòng lá vào cuối của bắp ngô. Râu ngô là các núm nhụy thuôn dài trông giống như một búi tóc, ban đầu màu xanh lục và sau đó chuyển dần sang màu hung đỏ hay hung vàng.

Cây ngô, bắp ngô, râu ngô

Bắp ngô và hoa đực ở ngô (cờ ngô)

Trên đỉnh của thân cây là cụm hoa đuôi sóc hình chùy chứa các hoa đực, được gọi là cờ ngô. Mỗi râu ngô đều có thể được thụ phấn để tạo ra một hạt ngô trên bắp. Các bắp ngô non có thể dùng làm rau ăn với toàn bộ lõi và râu, nhưng khi bắp đã già (thường là vài tháng sau khi trổ hoa) thì lõi ngô trở nên cứng và râu thì khô đi nên không ăn được.

Bắp ngô, hạt ngô, cẩm nang cây trồng

Bắp ngô và hạt ngô (Maize, Corn)

Các hạt ngô là các dạng quả thóc với vỏ quả hợp nhất với lớp áo hạt, là kiểu quả thông thường ở họ Hòa thảo (Poaceae). Nó gần giống như một loại quả phức về cấu trúc, ngoại trừ một điều là các quả riêng biệt (hạt ngô) không bao giờ hợp nhất thành một khối duy nhất. Các hạt ngô có kích thước cỡ hạt đậu Hà Lan, và bám chặt thành các hàng tương đối đều xung quanh một lõi trắng để tạo ra bắp ngô. Mỗi bắp ngô dài khoảng 10 – 25 cm (4 - 10 inch), chứa khoảng 200 - 400 hạt. Các hạt có màu như ánh đen, xám xanh, đỏ, trắng và vàng. Khi được nghiền thành bột, ngô tạo ra nhiều bột và ít cám hơn so với lúa mì. Tuy nhiên, nó không có gluten như ở lúa mì và như thế sẽ làm cho các thức ăn dạng nướng có độ trương nở nhỏ hơn.

Thời gian sinh trưởng của cây ngô (cây bắp, maize, corn)

Thời gian sinh trưởng của cây ngô (cây bắp) dài, ngắn khác nhau phụ thuộc vào giống và điều kiện ngoại cảnh. Trung bình TGST từ khi gieo đến khi chín là 90 - 160 ngày.

Sự phát triển của cây ngô chia ra làm 2 giai đoạn:

+ Giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng: Từ khi gieo đến khi xuất hiện nhị cái

+ Giai đoạn sinh trưởng sinh thực: Bắt đầu với việc thụ tinh của hoa cái cho đến khi hạt chín hoàn toàn.

Có nhiều ý kiến khác nhau về thời gian sinh trưởng phát triể của cây ngô, song có thể chia ra các thời kỳ sau: Thời kỳ nảy mầm, thời kỳ 3 - 6 lá, thời kỳ 8 - 10 lá, thời kỳ xoáy nõn, thời kỳ nở hoa và thời kỳ chín.

Sản phẩm thu được từ cây ngô/giá trị dinh dưỡng của hạt ngô

Ngô (bắp) là loại hạt ngũ cốc giàu chất xơ, nhiều vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa. Bắp ngô thường có màu vàng, một số loại có màu khác như đỏ, cam, tím, xanh, trắng và màu đen.

Giống như tất cả các loại hạt ngũ cốc, ngô chủ yếu bao gồm các tinh bột và đường.

+ Tinh bột: Là thành phần chính tìm thấy trong bắp, chiếm 28-80% trọng lượng khô.

+ Đường: Ngô cũng chứa một lượng đường nhỏ(1-3%)

+ Ngô đường chứa tinh bột đặc biệt thấp (28%) có hàm lượng đường cao (18%), hầu hết trong số đó là sucrose.

+ Chất xơ: Hàm lượng chất xơ của các loại ngô khác nhau, nhưng nhìn chung chất xơ chiếm khoảng 9-15%. Chất xơ chủ yêu trong ngô là chất xơ không hòa tan, như hemicellulose, cellulose và lignin.

+ Protein: Ngô (bắp) là một nguồn phong phú của protein. Tùy thuộc vào giống ngô (bắp), nhưng hầu hết các hàm lượng protein trong ngô (bắp) khoảng 10-15%. Các protein có nhiều nhất trong ngô (bắp) được biết đến như zeins, chiếm 44-79% tổng lượng protein. Nhìn chung, chất lượng protein của zeins là nghèo vì nó thiếu một số axit amin thiết yếu, chủ yếu là lysine và tryptophan.

+ Dầu ngô: Hàm lượng chất béo trong ngô rất ít. Tuy nhiên, ngô non một nguyên liệu dồi dào, rất giàu chất béo và được sử dụng để làm cho dầu ngô (bắp), thường được sử dụng để nấu ăn. Dầu ngô cũng chứa một lượng đáng kể vitamin E, ubiquinone (Q10) và phytosterol, hiệu quả cho việc giảm mức cholesterol.

+ Vitamin và khoáng chất: Mangan, Photpho, Magie, Kẽm, Đồng... Axit pantothenic, Folate, Vitamin B6, Niacin, Kali...

+ Các hợp chất thực vật khác: Axit ferulic, Anthocyanins, Zeaxanthin, Lutein, Axit phytic...

Các sản phẩm chính từ hạt ngô

+ Làm lương thực: Sử dụng làm lương thực cho người, dùng nuôi gia cầm và gia súc.

+ Sử dụng trong công nghiệp: chuyển hóa thành chất dẻo hay vải sợi, xăng sinh học, rượu, cồn...

+ Sử dụng trong chế biến thực phẩm thực phẩm: canh ngô, cháo ngô...

+ Làm đồ ăn vặt, bánh...: Bánh đúc ngô, bỏng ngô, bánh bông ngô...

Các sản phẩm phụ từ cây ngô (cây bắp, Maize, Corn)

+ Lõi ngô cũng có thể khoan lỗ và dùng như một loại tẩu hút thuốc rẻ tiền, lần đầu tiên được sản xuất tại Mỹ vào năm 1869. Lõi ngô cũng có thể dùng như một nguồn nhiên liệu.

+ Các núm nhụy từ hoa cái của ngô (râu ngô), cũng được buôn bán như là một loại thảo dược có tác dụng lợi tiểu.

+ Phụ phẩm cây ngô (cây bắp) sau khi được chiết xuất thành bột chứa polyphenol, chlorophll để làm đồ uống...

+ Thân cây ngô (cây bắp) dùng ủ chua làm thực phẩm cho gia súc họ nhai lại: trâu, bò, dê, cừu...

Cẩm nang cây trồng, cánh đồng ngô đẹp tại yên bái

Cánh đồng ngô của thôn Gốc Quân, xã Đông Cuông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái

Admin tổng hợp từ: Wikipedia, Grain Council tại Việt nam

Xem thêm chủ đề: cây ngô, cây bắp Villa FLC Sầm Sơn

Từ khóa » Cây Bắp