Cây Nhất Chi Mai – Cách Chăm Sóc Giúp Hoa Tỏa Sắc đầu Năm
Có thể bạn quan tâm
Nhất chi mai là loài hoa mang vẻ đẹp đặc biệt, được nhiều người săn đón vào mỗi dịp xuân về để trang trái, tô điểm nhà cửa.
- Trồng cây cau tiểu trâm mang về vượng khí tài lộc
Vậy, cây nhất chi mai có gì mà đặc biệt đến vậy?
Hãy tham khảo qua bài viết này để hiểu rõ hơn về sự độc đáo của hoa nhất chi mai cũng như cách trồng và chăm sóc sao cho cây khỏe mạnh, ra hoa đẹp.
Đặc điểm cây nhất chi mai
Nhất chi mai hay còn được gọi là Nhị độ mai, có tên khoa học là Prunus mume Sieb. & Zucc. Đây là một loài cây thân gỗ thuộc họ Hoa Hồng (Rosaceae), cùng họ với các loài như đào, tầm xuân, hoa hồng leo, mơ, mận. Nhiều người thường nhầm lẫn loài hoa này thuộc họ Mai (Ochnaceae) nhưng không phải vậy.
Về đặc điểm, cây nhất chi mai có rễ nhỏ, phần thân gỗ có hình dáng xù xì và hơi đen, chia làm nhiều cành nhánh. Khi trồng cảnh, cây thường cao từ 0.5 – 2m, nếu sinh trưởng ngoài tự nhiên, cây có thể cao tới 3m.
Nhất chi mai có lá khá nhỏ, chỉ khoảng 2cm, mọc đối xứng và có màu xanh non khá đẹp mắt. Lá nhọn dần về phía ngọn, méo lá có răng cưa nhỏ.
Khi chưa nở, nụ hoa có màu đỏ sau đó khi nở thì chuyển dần sang màu trắng đẹp mắt, khi hoa sắp tàn thì lại chuyển thành màu đỏ rất độc đáo. Hoa có nhiều cánh mỏng, xếp thành nhiều tầng khiến chi bông hoa tuy nhỏ nhưng lại rất thu hút ánh nhìn.
Hoa nhất chi mai thường nở 2 vụ, 1 vào giáp tế và 1 vào khoảng tháng 2.
Nhất chi mai có tốc độ sinh trưởng chậm, phù hợp với nhiều điều kiện sống, sống được trên môi trường khô cằn, ưa sáng, chịu úng kém.
Vì không có quả nên việc nhân giống nhất chi mai thường bằng cách chiết cành hoặc giâm cành. Chiết cành thì khá khó khăn, nhưng giâm cành thì lại rất dễ.
Ý nghĩa hoa nhất chi mai?
Từ lâu, mai đã là loài cây được liệt vào bộ tứ quý “tùng, cúc, trúc, mai”. Trong đó, nhất chi mai với dáng vẻ cứng cáp, dù trong điều kiện khô cằn vẫn tỏa sắc rực rỡ, được ví như khí phách của người quân tử.
Ngoài ra, với việc trổ bông 2 lần vào mùa xuân, nhất chi mai còn là loài hoa đại diện cho sức sống, cho sự khởi đầu nhiều may mắn, thuận lợi. Trưng một cây nhất chi mai trong nhà vào thời điểm năm mới sẽ là tiền đề cho một năm mới đầy tài lộc.
Công dụng của cây nhất chi mai
Với vẻ đẹp sang trọng, độc đáo, không khó hiểu khi công dụng nổi bật nhất của nhất chi mai là làm cảnh. Nhiều người thường trưng cây mai này trong nhà như cây nội thất vào mỗi dịp lễ tết với mong muốn mang về tài lộc cho năm mới.
Ngoài ra, bạn còn có thể trồng cây ngoài sân vườn, trang trí tiểu cảnh hay những khu du lịch, nghỉ dưỡng cũng rất đẹp.
Không chỉ có tác dụng trang trí, theo nhiều ghi chép Đông y, hoa nhất chi mai có vị ngọt hơi đắng, tính ấm không độc, có cộng dụng giải thử sinh tân, khai vị tán uất, hóa đàm, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như sốt cao phiền khát, tức ngực, ho, hầu họng sưng đau, bỏng, lao hạch, chán ăn, chóng mặt, viêm đường hô hấp, giúp long đờm.
Cách sử dụng cũng khá đơn giản, bạn phơi khô hoa sau đó hãm với nước nóng và uống như nước trà hàng ngày.
Cách trồng và chăm sóc cây nhất chi mai
Chuẩn bị đất trồng: nhất chi mai có thể sống trên đất cằn cỗi, tuy vậy với cây con bạn nên chuẩn bị đất có dinh dưỡng một chút. Vì rễ cây nhỏ nên bạn cũng phải làm mịn đất để rễ dễ phát triển. Nhớ trộn thêm phân chuồng, xơ dừa để tăng độ tơi xốp nhé.
Nhân giống: nhất chi mai có thể dễ dàng nhân giống bằng cách giâm cành. Từ cây mẹ, bạn chỉ cần tách cành bánh tẻ và cắm vào chậu hay bầu đất đã chuẩn bị từ trước, tưới nước đều đặn là cành sẽ bén rễ, đâm chồi mới.
Tưới nước: cây là loài ưa nước nhưng chịu úng kém. Tốt nhất mỗi tuần bạn chỉ nên tưới 2 – 3 lần, mỗi lần chỉ đủ làm ẩm đất. Có một lưu ý là nếu bạn trồng cây tạo dáng thì cần hạn chế tưới nước bởi tưới nhiều sẽ làm cây sinh trưởng nhanh, mất dáng đẹp.
Dinh dưỡng: tương tự như tưới nước, cây không cần quá nhiều phân bón. Bạn chỉ nên bón phân vào mỗi dịp cắt cành và cần thúc đẩy cây ra cành mới.
Ánh sáng: nên đặt cây nhất chi mai ở nơi nhiều ánh sáng và gió, như vậy cây sẽ nhanh chắc khỏe hơn. Khi cây còn nhỏ thì bạn chỉ cần có biện pháp che chắn mỗi khi nắng gắt, gió to là được.
Cắt tỉa: để nhất chi mai có dáng đẹp, nhiều hoa thì quá trình cắt tỉa là rất quan trọng. Bạn nên biết cây càng nhiều lá thì hoa càng ít, do đó vào thời điểm cây sắp ra hoa thì nên tỉa bớt lá. Ngoài ra, những cành già, đã từng ra hoa thì sẽ không ra hoa nữa, bởi vậy sau mỗi đợt hoa tàn, bạn nên mạnh dạn cắt bỏ các cành già và bón phân để kích thích cây ra cành mới.
Phòng trừ sâu bệnh: nhất chi mai thường gặp phải tình trạng chảy nhựa hoặc nấm. Chảy nhựa thì có thể do cây bị thừa nước, bạn cần căn chỉnh lại lượng nước tưới. Còn nếu phát hiện nấm rầy thì cần mua thuốc đặc trị về phun.
Qua những thông tin trên, chắc hẳn bạn đã hiểu rõ hơn về cây nhất chi mai cũng như cách làm sao để trồng và chăm sóc cây cho ra hoa đẹp.
Hãy áp dụng ngay bây giờ để nhanh chóng có một cây cảnh độc đáo trưng vào dịp Tết nhé.
Từ khóa » Trồng Nhất Chi Mai Trong Chậu
-
Kinh Nghiệm Trồng Và Chăm Sóc Cây Nhất Chi Mai Cho Người Mới
-
Cách Trồng Nhất Chi Mai Để Cây Khỏe Mạnh – Sinh Trưởng Tốt
-
Hướng Dẫn Trồng Và Chăm Sóc Nhất Chi Mai Sau Tết
-
Hướng Dẫn Cách Trồng Cây NHẤT CHI MAI Trong Chậu Xinh, đón TẾT ...
-
Nhất Chi Mai Có Gì Hấp Dẫn? Cách Trồng – Chăm Sóc Và ý Nghĩa
-
[Hướng Dẫn] - Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Nhất Chi Mai
-
Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Nhất Chi Mai (mai Trắng)
-
Cây Mai Trắng Miền Bắc Trồng Và Chăm Sóc Thế Nào?
-
Làm Sao để Cho Cây Nhất Chi Mai Nở Hoa đúng Dịp Tết ?
-
Hướng đẫn Kỹ Thuật Trồng Cây Nhất Chi Mai Đà Lạt - Hạt Giống Hoa
-
Hoa Nhất Chi Mai - Đặc điểm, Cách Trồng Và Chăm Sóc Loài Hoa Quý
-
Hướng Dẫn Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Nhất Chi Mai Hiệu Quả
-
Cách Chăm Sóc Mai Sau Tết - CTY CP Cảnh Quan Xanh
-
Cây Nhất Chi Mai (Cây Mai Trắng) | Cây Cảnh - Hoa Cảnh - Bonsai