Kinh Nghiệm Trồng Và Chăm Sóc Cây Nhất Chi Mai Cho Người Mới

Nhất Chi Mai - Biểu tượng cho cốt cách quân tử và đài các

Đúng theo thông lệ hằng năm, vào mỗi dịp Tết đến xuân về, mọi người thường bày trí trong nhà của mình những loài cây, loài hoa mang ý nghĩa may mắn với hy vọng sẽ đón một năm mới thật an khang, thịnh vượng. Bên cạnh hoa mai, hoa đào - những loại hoa truyền thống rất phổ biến vào mỗi dịp Tết, một vài người cũng có xu hướng tìm kiếm các loại cây mới lạ và độc đáo hơn.

Nếu vậy, chắc chắn bạn không thể bỏ qua cây Nhất Chi Mai - thuộc vào hạng “thập đại danh hoa”, tưởng chừng như chỉ có trong thơ ca kim cổ. Nhưng giờ đây, với sự phát triển của công nghệ hiện đại, xã hội tiên tiến, bạn sẽ không quá khó khăn khi tìm mua loại cây này. Và để có thể chăm sóc sao cho cây phát triển thật khỏe mạnh và đẹp đẽ, hãy cùng Cleanipedia tham khảo một số kỹ thuật chăm sóc cây Nhất Chi Mai.

>>> Xem thêm: Kỹ thuật trồng và chăm sóc mai ra nhiều hoa đúng dịp Tết

Cây hoa đào nở trong chậu.

1. Giới thiệu về cây Nhất Chi Mai

Trên thế giới hiện nay có đến hơn 20 loài cây thuộc họ mai, trong số đó được yêu thích nhất thì phải kể đến hoa mai vàng - loại thường được bày bán rất nhiều và mỗi dịp Tết, và sau đó là Nhất Chi Mai.

Nhất Chi Mai còn được biết đến với tên gọi khác là Nhị Độ Mai, với sắc trắng tinh khôi đặc trưng, thu hút mọi người ngay từ ánh nhìn đầu tiên. Ngày nay, rất dễ tìm thấy loại mai này ở đa số các tỉnh thành của nước ta.

Bí quyết chăm sóc mai vàng sau Tết để năm sau lại có hoa chưng

1.1. Ý nghĩa

Nếu là người tinh ý, bạn có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh Nhất Chi Mai trong rất nhiều tác phẩm thơ ca kim cổ. Các nhà văn, nhà thơ thường ca ngợi đây là loài hoa mang trong mình quốc hồn quốc túy của dân tộc. Màu trắng tinh khôi của cánh hoa tạo cho không gian xung quanh cảm giác an yên, tĩnh lặng, báo hiệu một mùa xuân an lành sắp về. 

Cành hoa anh đào nở rộ.

Cao Bá Quát - một nhà thơ nổi danh vào khoảng giữa thế kỷ 19 - cũng đã từng “cúi đầu trước hoa mai”. Bởi tuy có vẻ mong manh, nhưng Nhất Chi Mai được xem như là một biểu tượng của người quân tử trung thành, quật cường. Cao Bá Quát “cúi đầu trước hoa mai” cũng chính là cúi đầu trước vẻ đẹp kiên cường, bất khuất, không dễ bị quật ngã của loài hoa này. 

1.2. Đặc điểm của cây

Chính vì sắc trắng vốn có của mình mà Nhất Chi Mai còn được gọi là Mai trắng - Bạch mai, Lưỡng nhị mai hay Hàn mai - thuộc họ Rosaceae (họ hoa hồng). Tuy tên gọi là “mai” nhưng thực chất đây lại là loại cây cùng họ với đào. Chính vì thế, nó hoàn toàn khác biệt với giống mai vàng truyền thống.

Cách trang trí cây mai ngày Tết rực rỡ, rước tài lộc

Hoa đào nở trên cành.
  • Nở vào tháng 2 âm lịch: Không như những loại mai khác, Nhất Chi Mai đặc biệt ở chỗ nó sẽ tái nở vào tháng hai âm lịch hằng năm, sau khi xuân đã qua đi. Trong khi những loại mai khác đã dần dần tàn hết, đây là thời điểm Nhất Chi Mai mới bắt đầu khoe những chồi non xanh tươi của mình.

  • Hoa Nhất Chi Mai lâu tàn hơn: Thêm một đặc điểm của loài mai này, đó là chúng sẽ không úa tàn như những loại mai khác. Thông thường, hoa mai vàng hay hoa đào, khi hết mùa chúng sẽ bắt đầu héo rũ rồi rụng dần. Nhưng riêng Nhất Chi Mai, tuy ban đầu hoa chỉ có một sắc trắng duy nhất, nhưng đến khi tàn, chúng vẫn cố gắng cháy lên sắc đỏ rực lửa tràn đầy sức sống rồi mới rụng hẳn.

Một điều bạn cần lưu ý khi chọn lựa Nhất Chi Mai để bày trí trong nhà vào dịp năm mới, đó là loại mai này sẽ không có dáng vẻ mềm mại tinh tế như mai vàng miền Nam. Thay vào đó, đặc trưng của chúng là xù xì, cứng cỏi. Vì là cây thân gỗ nên mai càng lâu năm thì gốc cây sẽ càng phình to, mang dáng vẻ vững chãi, chắc chắn.

2. Cách trồng và chăm sóc cây

Nhất Chi Mai là loài cây ưa nước nhưng lại không chịu được ngập úng. Cách chăm sóc cây Nhất Chi Mai đúng cách như sau:

  • Không được tưới nước quá nhiều, cũng không được để đất quá khô.

  • Nếu trồng trong sân vườn thì chỉ cần bón phân đầy đủ, đều đặn.

  • Nếu trồng cây trong chậu thì phải kiểm tra độ ẩm cho cây 2 lần/ngày.

  • Nếu muốn cây có hoa to và dày, nở rộ, nên đặt cây ở nơi có nhiều nắng gió.

  • Cây được chăm sóc kỹ càng, quá xanh tốt thì hoa sẽ nhỏ và thưa hơn. 

2.1. Cách nhân giống Nhất Chi Mai

Nhất Chi Mai rất khó để nhân giống bởi cành của chúng khá khó chiết. Khi chiết cây sẽ bị sùi cục lên rất to mà lại không ra rễ. Thay vào đó, bạn có thể bẻ một cành tẻ, sau đó đem giâm cành thì sẽ dễ dàng hơn nhiều.

2.2. Cách trồng cây

Cleanipedia sẽ hướng dẫn cách trồng cây một cách sơ lược và vô cùng dễ hiểu. Rễ cây Nhất Chi Mai khá nhỏ và yếu, chính vì thế bạn nên lựa chọn những nơi đất thoáng để trồng. Nếu đất quá chật sẽ khiến cho rễ cây không phát triển được. Thông thường, người ta sẽ lấy đất ruộng đem phơi khô, sau đó đập nhỏ, có thể trộn cùng một ít phân chuồng để cây được phát triển tốt hơn.

2.3. Hướng dẫn chăm sóc Nhất Chi Mai

Để có thể cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho Nhất Chi Mai, bạn có thể dùng nước giải pha loãng theo tỉ lệ 1 phần nước giải : 20 phần nước sạch và tưới đều đặn cho cây một lần mỗi tuần. Ngoài ra, các loại nước không lên men khác chẳng hạn như nước vo gạo, nước tiêu ngâm hay nước ốc ngâm cũng rất tốt cho cây.

Thêm vào đó, người trồng chỉ nên tưới nước cho cây khi trời mát, không có nắng gắt. Bạn cũng nên hạn chế sử dụng các loại phân hóa học để bón cho cây vì sẽ khiến cây Nhất Chi Mai dễ bị chảy nhựa vào những ngày hè nắng nóng.

Ngoài những phương pháp trên, bạn cũng có thể giã nhuyễn đậu tương, đem trộn với nước và viên cữ củ lạc rồi đặt xung quanh gốc cây. Các chất dinh dưỡng trong đỗ tương sẽ ngấm vào đất và cung cấp dinh dưỡng cho cây. Đây là một trong những kỹ thuật chăm sóc cây khá thuận tiện và dễ dàng.

2.4. Cách tạo thế cây Nhất Chi Mai

Cắt tỉa thường xuyên cho cây là một trong những yếu tố quan trọng để cây được phát triển khỏe mạnh hơn. Hơn nữa, bạn có thể tạo thế cho cây theo ý muốn của mình. Khi ngọn cây bắt đầu có dấu hiệu sưng lên, chuyển màu thành xanh nhạt, đây là quá trình chuẩn bị phát chồi non của cây - cũng là thời điểm thích hợp để tiến hành tỉa cây. 

Để có thể cắt tỉa cây sao cho vẫn giữ được thế cây đẹp và cứng cáp nhất, bạn nên chia làm 2 đợt cắt tỉa.

  • Đợt 1: Tiến hành cắt tỉa khi cây đã nở hết hoa, sau dịp đầu xuân - vào khoảng tháng 2, đây là thời điểm cắt tỉa để có thể giữ dáng cho cây sang năm sau. Tuy nhiên đây cũng là thời điểm mà thời tiết thay đổi khá thất thường, bạn chỉ cần chú ý quan sát màu sắc của lá cây, khi lá chuyển dần sang xanh đậm là có thể tiến hành cắt tỉa được rồi.

  • Đợt 2: Đợt này sẽ rơi vào khoảng tháng 7 âm, được tiến hành khi lá đã già, và cũng là đợt cắt tỉa cuối cùng trong năm. Kỹ thuật cắt tỉa cũng tương tự như đợt 1.

Mách nhỏ cách cắt tỉa cành mai vàng sau Tết

2.5. Kinh nghiệm giúp cây Nhất Chi Mai nở đúng dịp Tết

Để mai có thể nở đúng vào dịp Tết, bạn nên tuốt lá cho cây trước khoảng từ 50 đến 60 ngày.

2.6. Cách loại bỏ sâu bệnh hại

Cây Nhất Chi Mai có thể dễ bị sâu bệnh vì nhiều lý do. Đa phần là do các yếu tố môi trường tác động như: 

  • Di truyền

  • Môi trường phát triển không thuận lợi; 

  • Chế độ và kỹ thuật chăm sóc cây không hiệu quả; 

  • Và nhiều nhân tố khác.

Để giảm nguy cơ bị sâu bệnh, bạn nên biết cách chăm sóc Nhất Chi Mai. Hãy chú trọng đến việc trồng cây trong môi trường phù hợp, cung cấp đủ ánh sáng và độ thông thoáng. Đồng thời, bạn cũng nên chăm sóc cây một cách kỹ lưỡng, thường xuyên kiểm tra và xử lý các triệu chứng cũng như tuân thủ các biện pháp phòng ngừa sâu bệnh trên cây.

Ngoài tuân thủ những phương pháp phòng bệnh, khi phát hiện cây Nhất Chi Mai có dấu hiệu bị sâu bệnh quấy phá, bạn có thể sử dụng hợp chất vôi và lưu huỳnh pha loãng để phun hoặc diệt nấm như Ridomil. Đây có thể là một phương pháp tiềm năng để kiểm soát sâu bệnh khi trồng loại cây này đấy!

Trên đây là một số cách chăm sóc cây Nhất Chi Mai đơn giản cho người mới bắt đầu chơi cây. Hy vọng những bí quyết này sẽ giúp bạn có một chậu cây thật ưng ý vào dịp Tết đến xuân về này nhé!

Tác giả: Team Cleanipedia

Facebook | Youtube | Instagram | Pinterest | Twitter

Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.

Từ khóa » Trồng Nhất Chi Mai Trong Chậu