Cây Nứa: Tìm Hiểu đặc điểm Hình Thái, Phân Bố, ứng Dụng, Kỹ Thuật ...

Cây nứa hiện đang được biết đến là loại nguyên liệu tre trúc mang lại rất nhiều lợi ích cho con người. Không chỉ được dùng làm thực phẩm mà loại cây này còn mang lại giá trị kinh tế rất cao. Để hiểu rõ hơn về loại cây này bạn đọc hãy bớt chút thời gian theo dõi thông tin chia sẻ dưới đây.

Mục lục

Toggle
  • Cây nứa là cây gì?
  • Đặc điểm hình thái
    • Thân
    • Cành
    • Mo
    • Hoa
  • Phân bố
  • Ứng dụng
  • Kỹ thuật trồng trọt
    • Kỹ thuật gây giống và trồng cây
    • Chăm sóc
    • Khai thác
  • Kết luận

Cây nứa là cây gì?

Cây nứa là tên gọi chung của bà con nông dân dùng để chỉ các loại cây thuộc họ nhà tre nhưng vách thân sinh khí mỏng. Cũng giống như các nguyên liệu tre trúc khác, cây nứa là thân mọc cụm, sinh trưởng và phát triển tươi tốt quanh năm. Bên cạnh giá trị thực phẩm nó còn là nguyên liệu xanh trong kiến trúc xây dựng cùng nhiều công dụng nổi bật khác đang ngày càng được khai thác triệt để.

Cây nứa
Cây nứa

Đặc điểm hình thái

Thân

Cây nứa khi trưởng thành cao từ 10m – 15m với rất nhiều lóng. Loại cây này thường phát triển thẳng đứng, đường kính thân đạt từ 4cm – 6cm. Các lóng nứa dài từ 30cm – 90cm. Vách nứa khá mỏng, chỉ khoảng 0,2cm – 0,6cm.

Cành

Cành nứa nhỏ và mềm mọc ra từ các đốt thân. Mỗi đốt có nhiều cành, kích thước trung bình của các cảnh từ 50cm – 70cm.

Lá cây nứa có đặc điểm hình mác. Phiến lá dài từ 10cm – 30cm với độ rộng trung bình từ 3cm – 7cm. Lá nứa có đầu nhọn và hơi lệch sang một bên. Trên mặt lá có các đường gân lộ rõ, các cuống lá dài từ 0,2cm – 0,7cm. Mặt dưới của phiến lá được phủ bởi một lớp lông mịn.

Mo

Mo cây nứa cao từ 22cm – 24cm được bao phủ một lớp lông màu trắng và mịn. Ở mép mo có lớp lông dài và cao hơn. Bẹ mọ có đáy dưới động khoảng 34cm, đáy trên rộng bằng ⅓ đáy dưới.

Phiên mo có hình dáng hẹp cao khoảng 7,5cm – 9cm, nhọn ở phần đầu với độ rộng trung bình từ 2,2cm – 2,4cm. Bên trong các phiên mo đều được phủ lông mịn, ở phía đáy lớp lông này cứng và dài hơn.

Hoa

Hoa nứa thường có màu vàng nhạt. Nhị hoa có màu vàng tươi và mang bao phấn bên trong. Hoa mọc thành từ chùm từ các đốt thân. Bao hoa không phát triển.

Phân bố

Theo kết quả tổng kiểm kê rừng toàn quốc nước ta có trữ lượng cây nứa khá lớn và phân bố ở hầu hết các tỉnh thành từ Bắc đến Nam. Trong đó các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và các tỉnh Tây Nguyên như Đắc Lắc, Kon Tum, Lâm Đồng,…. là các khu vực cây nứa phân bố nhiều nhất.

Cây tre nứa
Cây tre nứa

Ứng dụng

Cũng giống như các loại cây thuộc họ nhà Tre khác, cây nứa có rất nhiều ứng dụng như:

  • Làm rổ rá, thúng mẹt, mê bồ, làm giàn trồng cây, cót ép, phao bè, cán cày, cán cuốc, làm lạt buộc,… phục vụ đời sống sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp cho bà con nông dân.
  • Làm chuồng trại, nhà chòi, phên tre, vách ngăn, ốp tường, hàng rào, tiểu cảnh,…. phục vụ ngành kiến trúc xây dựng.
  • Tre nứa nguyên liệu dùng để làm bàn, ghế, tủ, chõng tre, sofa, vách đầu giường, kệ bếp, kệ tủ, đèn tre,… trong lĩnh vực nội thất.
  • Trong lĩnh vực đồ thủ công mỹ nghệ tre nứa được chế tác thành điếu cày, giỏ tre, hộp đựng giấy, đồ lưu niệm,…
  • Trong đời sống ẩm thực măng nứa được dùng để xào, nấu, muối chua,… đều rất ngon miệng. Ngoài ra ống nứa còn được dùng để làm cơm lam mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.
  • Trong ngành công nghiệp cây tre nứa được dùng để sản xuất giấy, làm ván tre ép, chất đốt,…

Kỹ thuật trồng trọt

Kỹ thuật gây giống và trồng cây

Cây nứa rất dễ trồng với nhiều cách nhân giống khác nhau. Bà con có thể áp dụng kỹ thuật trồng bằng thân ngầm, thân sinh khí, hom gốc hoặc hom cành đều được.

Khi chọn giống thì bà con chú ý chọn những bụi cây phát triển tốt, chưa ra hoa và không bị sâu bệnh để cây có điều kiện phát triển tốt hơn. Cây nứa giống tốt nhất là các cây được khoảng 7 – 8 tháng.

Chăm sóc

Sau khi trồng bà con cần tưới đẫm nước cho cây để rễ cây sớm mọc và tiếp xúc với đất tốt nhất. Hàng năm bón thúc 2 lần cho cây. Lần đầu thực hiện cách thời điểm trước khi cây ra măng 1 tháng. Lần bón thúc thứ 2 là sau khi thu hoạch măng.

Ngoài ra, bà con cũng nên làm cỏ, vun xới và tấp cỏ rác, lá cây rụng vào gốc thường xuyên. Như vậy các củ măng sẽ mập và ra nhiều hơn.

Khai thác

Cây nứa cho thu hoạch sớm hơn so với các loại nguyên liệu tre trúc khác. Thông thường chỉ sau khoảng 2 năm trồng là bà con có thể khai thác nguyên liệu nứa. Nên thực hiện vào vụ đông để hạn chế tình trạng nguyên liệu bị mối mọt. Sau khi thu hoạch thì bàn con tiến hành ngâm nước hoặc hun khói ngay để đảm bảo giá trị thương phẩm cho nguyên liệu.

Kết luận

Từ nội dung trên đây có thể thấy rằng cây nứa mang lại rất nhiều lợi ích cho con người trong khi đó kỹ thuật trồng trọt và chăm sóc rất đơn giản. Hy vọng bài viết đã đem đến bạn đọc thêm nhiều kiến thức hữu ích. Nếu cần tìm mua sỉ lẻ nguyên liệu hoặc thi công các công trình tre trúc mọi người hãy liên hệ đến Cừ Tràm Huy Hoàng để được hỗ trợ 24/7 và hoàn toàn miễn phí.

5/5 - (1 bình chọn)

Từ khóa » Nứa Dùng Làm Gì