Đặc điểm Và Công Dụng Của Cây Nứa

Cây nứa là tên gọi chung để chỉ các cây có thân mọc cụm nhưng lại vách thân khí sinh mỏng. Để hiểu rõ hơn về loại cây này, hãy cùng Tre Trúc Huy Hoàng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!

Mục lục ẩn 1. Đặc điểm cây nứa 1.1. Thân 1.2. Cành 1.3. Lá cây nứa 1.4. Mo 1.5. Hoa 2. Phân bố của cây nứa ở đâu? 3. Giá trị sử dụng cây nứa 4. Kỹ thuật trồng, chăm sóc và khai thác cây nứa 4.1. Gây trồng 4.2. Chăm sóc 4.3. Khai thác 5. Lời kết

Đặc điểm cây nứa

Thân

Thân cây tre nứa cao khoảng từ 10m đến 15m với đường kính từ 4 đến 6cm. Ngoài ra, thân cây còn có nhiều lóng. Chiều dài mỗi lóng dao động từ 30cm đến 90cm. Vách móng có kích thước từ 0.2cm đến 0.6cm.

Cây nứa
Cây nứa

Cành

Cành cây nứa có đặc điểm nhỏ, mềm và kích thước dài từ 50cm đến 70cm. Cành thường mọc trên mỗi đốt thân cây nứa.

Lá cây nứa

Là loài mọc cụm thưa. Thân cây cao 12-15 m, thẳng hoặc dựa vào các cây xung quanh, thân mảnh, đường kính đạt tới 10cm, vách mỏng 0,5-0,6 cm.

Đặc điểm lá cây nứa có hình mác, phiến lá dài từ 10cm đến 30cm và rộng từ 3cm đến 7cm. Đầu lá nhọn, hơi lệch và các gân lá lộ rõ. Cuống lá dài từ 0.2cm đến 0.7cm và mặt dưới phủ lông mịn.

Mo

Mo cây nứa có lông màu trắng mịn, mép mo ở trên có lông dày và cao 0.1cm. Về bẹ mo có đáy rộng 7cm đến 8cm, cao từ 22cm đến 24cm và đáy dưới rộng 32cm đến 34cm.

Hình dáng phiên mo hẹp, nhọn về phía đầu, rộng từ 2.2cm đến 2.4cm và cao từ 7.5cm đến 9cm. Bên trong có lông mịn, càng về phía đáy lông dài và cứng hơn.

Tai mo thấp khoảng 0.2cm và lông thưa dài 1cm.

Lưỡi mo có lông cứng và dày cao khoảng 0.4cm.

Hoa

Hoa cây nứa thường mọc thành chùm nhỏ bao hoa không phát triển. Các dạng bông màu vàng nhạt, nhị hoa mang bao phấn màu vàng tươi.

Phân bố của cây nứa ở đâu?

Trên thế giới họ phụ Tre -Trúc có tới 1200 loài và 70 chi, được phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới, á nhiệt đới hoặc một số ít loài phân bố ở vùng ôn đới và hàn đới.

Nứa phân bố tự nhiên kéo dài từ Băng – la – đét đến Việt Nam. Đây là loài cây quan trọng của một số nước vùng Đông Nam Á trong đó có Việt Nam. Cây nứa là loài tre mọc cụm trong rừng tự nhiên, tập trung chủ yếu ở vùng Bắc Trung Bộ và Trung tâm Bắc Bộ.

Tại Việt Nam, theo kết quả tổng kiểm kê rừng toàn quốc có 1.492.000 ha và phân bố chủ yếu ở các tỉnh Kon Tum, Lâm Đồng, Thanh Hoá, Nghệ An, Đắc Lắc. Theo Phạm Hoàng Hộ (1999), Việt Nam đã thống kê được 23 chi với 121 loài tre trúc. Đa phần các loài tre trúc ở Việt Nam là những loài có thân khí sinh mọc cụm, một số ít loài có thân mọc tản chỉ ở một số tỉnh Miền Bắc như trúc sào, trúc cần câu (Cao Bằng, Bắc Kạn…), vầu (ở Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hoà Bình, Tuyên Quang, Sơn La …) phần lớn trúc sào, trúc cần câu là loài gây trồng.

Giá trị sử dụng cây nứa

Nứa có nhiều công dụng như đan rổ, rá, cót, làm phao, bè mảng, dụng cụ đánh cá, nguyên liệu giấy (loại sợi dài) và đặc biệt làm điếu cày

Nứa lá to là loài tre to, không lớn và dày thịt như cây luồng, được sử dụng trong xây dựng làm phên nứa, lợp mái, làm giàn che trong sản xuất nông nghiệp. 

Nứa lá to đã được nghiên cứu sản xuất ván tre ép làm sàn tre, làm tường ngăn hoặc ốp tường rất đẹp vì giữ được màu xanh tự nhiên. 

Măng Nứa lá to có thể ăn tươi hoặc muối chua.

Kỹ thuật trồng, chăm sóc và khai thác cây nứa

Gây trồng

Hiện nay, trên thị trường có nhiều giống cây nứa, nhìn chung có nhiều cách nhân giống từ thân ngâm, hôm gốc, thân khí sinh, hom cành… Khi tiến hành nhân giống nên chọn những bụi nứa phát triển tốt, không sâu bệnh và chưa ra hoa.

Không nên chọn nứa quá non hoặc quá già, khoảng từ 7 đến 8 tháng tuổi làm giống.

Sau khi trong xong nên tưới nước thật đẫm để đảm bảo rễ cây tiếp xúc tốt với đất.

Trồng và chăm sóc cây nứa
Trồng và chăm sóc cây nứa

Chăm sóc

Mỗi năm bón thúc hai lần vào thời điểm trước khi ra măng 1 tháng và sau khi thu hoạch măng nhằm giúp cây phục hồi sức nhanh.

Thường xuyên làm cỏ, vun xới, tấp cỏ rác mục vào gốc cây để măng to và nhiều hơn.

Khai thác

Nếu chăm sóc tốt, cây nứa sẽ cho thu hoạch sau khoảng 2 năm trồng.

Cây này có đặc điểm thường dễ bị mọt nên thường được khai thác vào vụ đông. Sau khi chặt phải ngâm nước hay gác bếp hun khói để bảo quản được lâu hơn. Sản phẩm tre nứa sau khi được xử lý mối mọt rất được ưa chuộng trong các công trình tre trúc.

Nếu quý khách đang chưa biết mua cây nứa ở đâu hãy liên hệ ngay với xưởng Tre Trúc Huy Hoàng qua số điện thoại 0921.27.27.27 để nhận tư vấn báo giá tốt!

Sau khi khai thác nứa nhất định phải đào bỏ gốc nứa nhằm giúp đất thông thoáng để măng mọc ra từ gốc nứa khác có điều kiện phát triển tốt hơn.

Lời kết

Trên đây là những thông về cây nứaTre Trúc Huy Hoàng đã chia sẻ đến các bạn. Hy vọng qua bài viết này của chúng tôi, các bạn sẽ có thêm nhiều thông tin hơn nữa về cây nứa nhé!

3/5 - (2 bình chọn)

Từ khóa » Nứa Dùng Làm Gì