Cây Ổi: Đặc điểm, Kỹ Thuật Trồng Và Cách Chăm Cây Ra Nhiều Quả
Có thể bạn quan tâm
Nguồn gốc, đặc điểm của cây Ổi
1. Nguồn gốc
Cây Ổi có tên khoa học là Psidium guajava, là giống cây ăn quả có từ lâu đời, dân gian ta hay gọi cây Ổi dưới một vài cái tên khác như cây Ổi cảnh, cây Ổi ta,... Đây là loài thực vật vốn có nguồn gốc từ Brazil, được phát hiện lần đầu vào năm 1753 bởi các nhà thực vật học. Sau này cây Ổi được phổ biến rộng rãi trên toàn thế giới và trở thành một trong những loại cây ăn quả hàng đầu rất được ưa chuộng.
Hình ảnh của cây Ổi
2. Đặc điểm
- Thân cây: Cây Ổi là loại cây thân gỗ lớn, có chiều cao trung bình từ 8-10m, thân phân thành rất nhiều nhánh nhỏ. Trải qua nhiều năm lai tạo mà các giống cây Ổi hiện nay đang có xu hướng thấp dần theo thời gian. Thân cây cứng cáp, khỏe khoắn, nhẵn nhụi, vỏ cây khi già dễ bong tróc.
- Lá cây: Lá cây Ổi có dạng hình bầu dục, phần đầu có lông gai, chiều dài từ 10-15cm, bề rộng từ 5-7cm, mặt trên của lá có màu xanh đậm hơn so với phần mặt dưới.
- Hoa: Hoa Ổi là loài lưỡng tính, có thể mọc thành từng chùm với nhau. Bông hoa có màu trắng, cánh hoa mỏng manh và rất dễ rụng.
- Quả: Là loại trái cây vô cùng phổ biến hiện nay, có dạng giống như quả lê hoặc hình cầu, to nhỏ tùy vào giống cây trồng. Vỏ bên ngoài có màu xanh lá, khi chín hoàn toàn sẽ có màu hơi vàng. Thịt quả có màu trắng, vị ngọt và có mùi thơm, bên trong có chứa vô số hạt nhỏ rất cứng.
- Rễ cây: Rễ cây Ổi ăn khá sâu trong đất để hút dinh dưỡng, chúng thuộc bộ rễ cọc, có khả năng sinh trưởng nhanh chóng và đâm ra nhiều hướng khác nhau. Vào mùa mưa thì rễ cây có xu hướng đâm lên mặt đất để tránh bị ngập úng.
Một số giống cây Ổi phổ biến trên thế giới
Cây Ổi là loài cây vốn có nguồn gốc từ Nam Mỹ, cụ thể là từ Brazil. Trải qua nhiều năm tháng mà đã có rất nhiều giống Ổi khác nhau xuất hiện trên thế giới như ngày nay. Một số giống Ổi phổ biến hiện nay có thể bạn chưa biết gồm có như sau:
- Giống cây Ổi thường (Common Guava): Là giống Ổi ngon nhất và phổ biến nhất thế giới hiện nay. Xuất hiện nhiều tại Trung Mỹ, Nam Mỹ và một số vùng phụ cận.
- Giống cây Ổi thuộc họ Sim (Myrtaceae): Giống Ổi phổ biến tại những nước nhiệt đới và ôn đới, trong đó có Việt Nam.
- Giống cây Ổi thuộc họ Psidium: Giống Ổi này có nguồn gốc tại vùng Trung và Nam Mỹ và trở thành loài cây ăn trái mang lại kinh tế lớn tại nơi này.
Công dụng của cây Ổi trong đời sống
1. Giá trị dinh dưỡng của cây Ổi
Quả Ổi sở dĩ là loại trái cây rất được ưa chuộng và phổ biến trên toàn thế giới hiện nay, đó là bởi giá trị dinh dưỡng vô cùng quý giá mà loại trái cây này mang lại đối với sức khỏe con người. Một số giá trị dinh dưỡng ghi nhận được có trong quả Ổi mà bạn nên quan tâm như:
- Hàm lượng vitamin C cao gấp 3 lần trong quả cam.
- Hàm lượng chất xơ so với trọng lượng của quả vô cùng cao, có lợi cho hệ tiêu hóa.
- Hàm lượng nước trong Ổi chiếm tỷ lệ lớn nhưng lượng gluxit lại giữ ở mức thấp cho nên rất có lợi với người bị tiểu đường.
- Hàm lượng axit hữu cơ trong quả Ổi ở mức trung bình, do đó tạo ra vị chua nhẹ cho quả Ổi và không làm khó chịu khi ăn.
- Quả Ổi rất giàu sắt, photpho và canxi, cùng với đó là vitamin A, vitamin C và vitamin nhóm B.
Quả Ổi có giá trị dinh dưỡng vô cùng cao
2. Giá trị kinh tế mang lại
Cây Ổi là loài cây mang lại giá trị kinh tế vô cùng cao tại các nước khu vực Trung và Nam Mỹ. Không chỉ riêng quả của chúng có thể ăn được trực tiếp, mà chúng còn có thể được bào chế thành nước giải khát, chế biến hương liệu cho các món ăn. Lá Ổi thậm chí có thể được sử dụng để làm thành món rau vô cùng có lợi cho sức khỏe.
3. Khả năng chữa bệnh
Theo như trong Đông y đã nghiên cứu, bất cứ bộ phận nào của cây Ổi đều có thể được tận dụng để làm thuốc chữa bệnh. Phần rễ cây, lá, búp non có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn và làm lành vết thương vô cùng hiệu quả. Quả Ổi có vị ngọt, hơi chua, tính ấm, có thể giúp chữa tiêu chảy, đau bụng, kiết lỵ, giải độc, trị ho, chữa cảm mạo,...
4. Một vài công dụng khác
Ở nước ta, cây Ổi còn được người dân tận dụng gỗ của chúng để chế tác đồ dùng bởi gỗ Ổi khá dai, lại bền đẹp với thời gian. Một số nơi trên thế giới còn chặt gỗ Ổi để lấy củi đun hàng ngày. Bên cạnh đó, do có mùi thơm nhẹ nhàng, cuốn hút nên cây Ổi còn có thể được chiết xuất để làm tinh dầu, hương liệu...
Cách trồng cây Ổi và chăm sóc đúng kỹ thuật
1. Thời vụ trồng
Cây Ổi phù hợp nhất để trồng khi bắt đầu vào mùa mưa, tức là từ tháng 6 dương lịch trở đi là có thể trồng được.
2. Đất trồng
Cây Ổi phù hợp với nhiều điều kiện đất trồng khác nhau, tuy nhiên để đạt chất lượng trái cây tốt nhất, bạn nên trồng trên loại đất có độ pH từ 4,5-8, ngoài ra đất phải giàu dinh dưỡng, có độ tơi xốp và khả năng thoát nước tốt.
3. Kỹ thuật trồng
Bạn cần đào các hố có kích thước 20*20cm, sau đó trộn vào hố các loại phân hữu cơ, phân lân, vôi bột, mùn,... trước khi bắt đầu trồng cây. Kế đến bạn đặt bầu đất chứa cây Ổi non xuống hố rồi lấp đất cẩn thận, có thể cắm cọc giữ cố định cho cây không bị đổ khi phát triển. Cuối cùng tưới nước chăm sóc như bình thường.
Cây Ổi là loài cây rất dễ trồng và chăm sóc
4. Nhiệt độ
Cây Ổi vốn phù hợp với khí hậu nhiệt đới và ôn đới gió mùa ẩm. Vậy nên chúng chỉ có thể sinh trưởng tốt ở mức nhiệt độ từ 15 đến 32 độ C. Cây Ổi chịu lạnh rất kém cho nên không phù hợp để trồng tại những nơi lạnh giá, băng tuyết. Với mức nhiệt độ thấp có thể khiến quả Ổi khi thu hoạch bị bé, không ngon, giảm năng suất và giá trị kinh tế.
5. Ánh sáng
Cây Ổi ưa ánh sáng ở mức độ vừa phải, nếu như gặp ánh sáng Mặt Trời quá mạnh có thể khiến quả bị nám, giảm chất lượng xuống cũng như ảnh hưởng đến tuổi thọ của cây.
6. Nước tưới
Nếu như bạn đang sinh sống tại khu vực có lưu lượng mưa lớn quanh năm thì không cần phải quan tâm đến lượng nước tưới cho cây Ổi hàng ngày, chỉ cần duy trì độ ẩm cho đất là đủ. Còn nếu không, bạn sẽ phải cung cấp đầy đủ lượng nước mà cây Ổi cần để không ảnh hưởng đến khả năng tạo quả và chất lượng quả sau thu hoạch. Tuy nhiên nếu lượng nước tưới quá nhiều có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của cây, khiến rễ cây bị ngập úng và nhanh chết.
7. Cắt tỉa
Nếu như bạn muốn thu hoạch Ổi đạt năng suất cao thì việc cắt tỉa cho cây để tạo tán là điều cần thiết. Ngoài ra, việc cắt tỉa thường xuyên còn giúp phát hiện sớm sâu bệnh cũng như có thể loại bỏ bớt cành lá khô héo và bị sâu bệnh tấn công. Từ đó đảm bảo sức khỏe cho cây Ổi và giúp tăng năng suất khi thu hoạch.
Mẹo dùng thớt gỗ không bị rạn, nứt cực hiệu quả, chị em nên áp dụng ngay Thớt gỗ chỉ bền, đẹp khi được sử dụng thường xuyên. Nếu không sử dụng, bạn phải bảo quản đúng cách để không bị nứt vỡ, đặc biệt trong những ngày hè... Bấm xem >>Từ khóa » Gỗ ổi Có Tốt Không
-
Vườn Gỗ Quý ông Kền
-
Trị Một Số Bệnh Thông Thường Từ Lá Chè
-
Tiền Giang: Nuôi Hươu Sao Lấy Nhung Cho Thu Gần 450 Triệu đồng ...
-
Nuôi Hươu Sao Lấy Nhung Cho Thu Gần 450 Triệu đồng/năm | Kinh ...
-
Sơn La đem Xoài Nặng Cả Kg Và Nông Sản Chất Lượng đặc Biệt đến ...
-
Về Xứ Gỗ Sưa
-
Biến Sân Nhà Thành Sảnh đường đám Cưới Siêu Tiết Kiệm ở Nông ...
-
Ông Nông Dân Phú Yên Giàu Nhất Vùng Vì Có Khu Rừng Gỗ Quý ...
-
Nho Thân Gỗ Là Cây Gì Mà Gây Sốt Và Ai Cũng Muốn 'tậu' Về Nhà?
-
Trải Nghiệm Vườn Nho Thân Gỗ độc đáo ở Đà Lạt
-
Trồng ổi Lê Đài Loan Trên Cánh đồng Vua, Nông Dân Hải Phòng Thu ...
-
Trồng Cây đàn Hương Xen ổi Mang Hiệu Quả Kinh Tế Cao
-
Trò Chuyện Với Chủ Vườn Rừng Có Nguyên Tắc Không Diệt Sâu Bọ
-
Mách Bạn Cách Ngăn Ngừa Sẹo Rỗ Khi Bị Mụn