Cây Ớt
Có thể bạn quan tâm
Tên gọi
- Tên khoa học: Chili pepper
- Danh pháp khoa học: Capsicum
- Thuộc họ Cà (Solanaceae)
Đặc điểm của cây ớt
- Ớt là loại cây sống khá lâu, một cây ớt có thể ra quả trong nhiều năm
- Cây ớt thuộc loại thân cỏ, không cao nhưng nhiều cánh lá
Khi cây ớt ra hoa
- Lá cây ớt dạng hình thoi, hơi nhọn về phía ngọn lá, lá có cuống
- Hoa ớt là hoa đơn có 5 cánh hoa, hoa mọc ở nách lá
Hoa cây ớt
- Quả ớt khi non có màu xanh, khi chín có màu đỏ hoặc vàng, quả ớt vị cay nồng
- Cây ớt mọc nông, rễ chùm, có khả năng chịu nóng rất tốt, nhưng không chịu được úng
Những công dụng tuyệt với của quả ớt
- Giảm béo: chất capsaicin có khả năng sinh nhiệt lớn vì đây là chất tạo cảm giác cay xè khi ăn ớt. Vì vậy, ăn ớt giúp làm đốt cháy các chất béo và calo hơn, giúp giảm béo tốt hơn. Bên cạnh đó, ăn ớt giúp giảm cân hiệu quả bởi chất capsaicin giúp tăng tỷ lệ trao đổi chất trong cơ thể, tạo cảm giác no khi ăn.
- Ngăn ngừa cảm cúm: ăn ớt thường xuyên giúp làm sạch cơ thể và có thể phòng chống bệnh cảm cúm và các bệnh liên quan đến hô hấp.
- Giúp giảm đau: Chất capsaicin trong ớt còn có tác dụng giảm đau và có liên quan đến thuốc gây tê.
- Cải thiện hệ tuần hoàn máu: bổ sung ớt vào bữa ăn hàng ngày có tác dụng giải độc máu và làm giảm cholesterol.
- Giúp ngủ ngon: những người ăn ớt thường xuyên có giấc ngủ chất lượng và kéo dài hơn 30% so với người ít ăn ớt.
Kỹ thuật trồng ớt hiệu quả cao
Thời vụ trồng ớt
Ớt có thể trồng được quanh năm nhưng thường tập trung vào 3 vụ chính:
- Ớt Thu Đông: Gieo vào tháng 9, thu hoạch từ tháng 1 đến tháng 3 năm sau.
- Ớt Đông Xuân: Gieo vào tháng 11- 12, thu hoạch từ tháng 2 đến tháng 6 năm sau.
- Ớt Xuân Hè: Gieo vào tháng 2-3, thu hoạch từ tháng 4 đến tháng 8 tháng 9.
Chọn giống ớt
- Chọn giống ớt sạch bệnh hoặc có khả năng kháng bệnh cao như: Ớt Sừng Trâu, Chỉ Thiên, Ớt lai TN 255, TN 256…
- Chọn giống ớt phải có tính thích nghi cao với từng mùa vụ.
Ruộng ớt
Chuẩn bị đất trồng ớt
- Ớt là loại cây dễ trồng và có thể sống ở nhiều loại đất khác nhau
- Nên trồng ớt trên đất cát pha, đất thịt pha sét, đất phù sa ven sông và đất canh tác lúa
- Đất trồng ớt phải thoát nước tốt để tránh bị úng nước làm chết cây
- Có nguồn nước tưới tốt
- Không trồng ớt trên đất mà vụ trước đó đã trồng các loại cây họ cà như: cà chua, cà tím…để tránh cây bị nấm bệnh từ các loại cây mùa trước.
- Dọn sạch cỏ, cày bừa đất tơi xốp, dọn sạch các tàn dư từ các mùa trước.
- Làm đất kỹ, cày xới sâu 20- 25cm, phơi ải 10-15 ngày, lên luống cao 20cm, rộng 1m.(có thể cao hoặc rộng hơn tuỳ theo vùng đất)
Cách trồng ớt
- Chuẩn bị cây con trong bầu, khay: Trộn 1 đất + 1 phân chuồng ủ hoai + 0,5 tro trấu cho vào bầu/khay và gieo hạt vào chăm sóc, che nắng, phòng trừ sâu bệnh nhất là bọ trĩ chích hút làm lây lan bệnh virus. Cây con đạt 5 – 6 lá thật (30 – 35 ngày) có thể mang ra trồng, nếu có màng phủ có thể trồng sớm hơn (20 – 25 ngày tuổi).
- Xử lý đất lên liếp: Nếu trồng trên đất ruộng thấp: Trước khi trồng nên đưa nước vào ngập ruộng 10 cm, rải 100 kg vôi càn long cho 1.000 m2. Ngâm khoảng 7 – 10 ngày, sau đó tháo nước ra và tiến hành lên liếp. Liếp cao 30 – 50 cm, mặt liếp rộng 70 – 80 cm, liếp cách liếp 1,2 m tính từ giữa liếp.
- Trồng hàng đơn: khoảng cách đối với cây cách cây 40 cm.
- Trồng hàng đôi: khoảng cách đối với cây cách cây 40 cm, hàng cách hàng 50 cm.
- Nên phủ bạt trước khi đặt cây để hạn chế sâu bệnh, cỏ dại và giữ kết cấu đất luôn tơi xốp cho rễ mọc khỏe về sau.
Cách bón phân
Dưới đây chúng tôi hướng dẫn bà con cách bón phân tính trên ruộng 500m2
- Bón lót (Trước khi trồng): 50kg vôi và 500 -1.000kg phân chuồng hoai, 25kg super lân, 1,5kg Kali, 1kg Calcium nitrat, 5 – 7kg phân NPK (16-16-8). Sử dụng màng phủ nông nghiệp để hạn chế cỏ dại, sâu bệnh, giảm hao hụt phân bón, nước tưới
- Bón phân thúc: Phân nên chia làm 4 lần bón: (Có thể kéo dài hơn tuỳ theo thời gian thu hoạch).
- Lần 1: 20 – 25 ngày sau khi trồng: 2kg Urê + 1,5kg Kali + 5kg NPK (16-16-8) + 1kg Calcium nitrat.
- Lần 2: Khi ớt đã đậu trái đều: 3kg Urê + 2,5kg Kali + 5kg NPK (16-16-8) + 1kg Calcium nitrat.
- Lần 3: Khi bắt đầu thu trái: 3kg Urê + 2,5kg Kali + 7kg NPK (16-16-8) + 1,5kg Calcium nitrat.
- Lần 4: Khi thu hoạch rộ: 2kg Urê + 2kg Kali + 5kg NPK (16-16-8) + 1,5kg Calcium nitrat.
Cách phòng trừ sâu bệnh trên cây ớt
- Cây ớt là một trong những loại cây trồng rất dễ mắc sâu bệnh hại như sâu ăn lá, sâu đục trái, bọ trĩ…Vì vậy, bà con cần thường xuyên thăm nom vườn ớt để phát hiện và loại bỏ kịp thời các loại sâu bệnh này.
- Bổ sung thêm chế phẩm sinh học cho trồng trọt trên cây ớt để phòng chống các bệnh hại cũng như kích thích cây phát triển tốt hơn, nâng cao chất lượng và năng suất cây trồng.
- Tỉa bỏ những cành mọc phía dưới tạo sự thông thoáng cho cây và giúp cây có đủ ánh sáng.
- Cắt bỏ những cành, lá, quả bị sâu bệnh gây hại để tránh lây lan rộng ra cả vườn.
Tham khảo: Cách khắc phục bệnh héo xanh trên cây ớt
Bà con nông dân thu hoạch ớt
Thu hoạch
- Khi ớt bắt đầu chuyển sang màu có vết đỏ là lúc ớt bắt đầu chín, đây là lúc bà con cần thu hoạch ngay giúp kích thích cây ớt ra hoa nhiều và tạo năng suất cao hơn cho đợt sau.
- Khi thu hoạch, bà con lưu ý cần ngắt cả cuống, và tránh làm gãy nhánh.
- Sau khi trổ hoa khoảng 35-40 ngày thì sẽ thu hoạch được quả ớt.
- Đối với các lứa nở rộ có thể thu hoạch ớt hàng ngày, còn bình thường thì cách 1-2 ngày thu hoạch 1 lần.
Từ khóa » đặc điểm Họ ớt
-
Ớt – Wikipedia Tiếng Việt
-
Top 13 đặc điểm Họ ớt
-
Đặc điểm Sinh Học Cây ớt
-
Dặc điểm, Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây ớt - Báo Khuyến Nông
-
Đặc điểm Cây ớt Và Thời Gian Sinh Trưởng Của Cây ớt - Bác Sĩ Cây Xanh
-
Cây Ớt - Đặc điểm Thực Vật, Công Dụng, Thành Phần Hóa Học, Kiểm ...
-
Đặc điểm Cây ớt Cay
-
Tổng Quan đặc điểm Thực Vật, Thành Phần Hóa Học Và Tác Dụng Sinh ...
-
Đặc điểm Thực Vật Học Của Cây ớt .1 Thân Giá Trị Dƣợc Liệu ... - 123doc
-
CÂY ỚT - Vườn ươm Cây Cảnh ILG
-
Khóa Phân Loại Và Mô Tả Các Loài Ớt (Capsicum L.): Phần 1
-
[PDF] CÂY ỚT - SWITCH-Asia
-
Họ Cà (Solanaceae)