Cây Phượng Và Những điều Cần Biết
Có thể bạn quan tâm
Cây phượng là loài cây rất quen thuộc với người dân Việt Nam. Đi trên những con phố rất dễ bắt gặp hình ảnh cây phượng cao lớn xòe tán với những đốm hoa màu đỏ khi hè về.
Với người dân Hà Nội, người ta tín niệm rằng khi phượng nở cũng là khi hè về. Hình ảnh cây phượng đi liền với thời học sinh, về những kỉ niệm giản dị, thân thuộc nhất của chúng ta. Bạn đã biết rõ về những đặc điểm của cây Phượng chưa ? Hãy cùng https://vuoncayhoabinh.com tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Đặc điểm chung của cây Phượng
Cây phượng là cây thân gỗ cứng cáp, cao lớn, tỏa ra nhiều tán tầng tầng lớp lớp. Lá phượng nhỏ màu xanh thẫm. Hoa có kết cấu vô cùng đặc biệt, mọc thành từng chùm như những cánh bướm đỏ rực. Hoa phượng tỏa hương thơm dịu nhẹ, dễ chịu, mang lại cảm giác thư thái đầu óc. Cây phượng vĩ thường được trồng nhiều ở đường phố, trường học, bệnh viện hay những nơi công cộng để tạo cảnh quan đẹp và lấy bóng mát khi hè về.
Cây Phượng hay còn gọi là Phượng Vĩ, Phượng Hồng có tên khoa học là Delonix regia (Boj.) Raf.
Có thể bạn không biết nhưng cây Phượng thuộc họ Đậu và có xuất xứ từ Madagasca.
Ý nghĩa phong thủy của cây Phượng Vĩ
Cây Phượng Vĩ được coi là cây cảnh đặc trưng của người Việt. Bất cứ cô cậu học trò nào cũng không thể quên được khung cảnh mùa hè của sự chia ly, tạm biệt mái trường mến yêu với chum hoa phượng đỏ rực bung nở khắp trường như những đốm lửa. Cây phượng như biểu tượng của sự kiên cường, của tình bạn gắn bó, gợi nhắc về kỉ niệm, chia ly và trưởng thành, thành đạt trong cuộc đời.
Công dụng của cây Phượng
Công dụng chính của cây Phượng là tỏa bóng mát cho mùa hè nắng cháy. Với vẻ đẹp tự nhiên của mình, cây còn tạo cảnh quan đẹp với màu đỏ rực rỡ của hoa. Ngoài ra cây phượng còn có công dụng trong y học. Rễ và vỏ cây phượng có thể làm thuốc hạ nhiệt, hạ sốt và giảm huyết áp hay những chứng tiêu hóa như đầy bụng, đầy hơi…
Hoa phượng được chế biến thành dầu thơm và dầu massage giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi cho người sử dụng. Một công dụng rất hay nữa đó là người ta có thể dùng quả phượng làm công cụ chơi nhạc. Một loài cây rất đa dạng phải không các bạn!
Vị trí trồng của cây Phượng Vĩ
Cây phượng vĩ thường được trồng ở sân, gần cổng nhà. Không nên trồng cây phượng gần ngôi nhà vì rễ của cây phượng sẽ làm hạn chế sự phát triển của những loài cây khác. Cây phượng có lá mỏng, nhẹ nên rất dễ rụng. Việc quét dọn lá phượng cũng tốn khá nhiều thời gian của bạn!
Đối tượng hay sử dụng cây Phượng
Cây phượng thường được trồng nhiều tại trường học, bệnh viện bởi vẻ đẹp nhẹ nhàng, mát mẻ giúp con người dễ chịu và thư thái hơn. Hình ảnh cây phượng có tác dụng giảm áp lực căng thẳng cho học sinh trong học tập và gánh bớt sự mệt bỏi, buồn chán cho người bệnh.
Đặc điểm hình thái của cây Phượng Vĩ
Thân cây phượng khá dày, có đường kính khoảng 8 – 10cm. Vỏ thân cây phượng màu xám trắng, trơn nhẵn.
Cành phượng phân cành và nhánh nhiều, mọc vươn dài và nghiêng ngang, tán cây xòe rộng.
Lá cây phượng hơi giống lá me, lá kép lông chim, mọc đối xứng hai bên. Màu lá xanh và bóng, tạo cảm giác mướt và mát mẻ.
Hoa phượng nở đỏ rực vào cuối tháng 4 và đầu tháng 5. Hoa mọc thành cụm lớn, nang hoa xếp thưa và xòe rộng như cánh bướm. Hoa lớn màu đỏ tươi hay đỏ cam và có cuống dài. Trên cánh hoa xuất hiện những vạch đốm màu trắng, bao phấn cong nằm trong phần nhị.
Quả cây phượng có dáng giống bồ kết nhưng kích thước rất lớn. Quả dài 20 – 60cm, rộng 4 – 6cm, dáng dẹt, vỏ gỗ và có hạt đen cứng và dài.
Đặc điểm sinh lý, sinh thái của cây Phượng Vĩ
Phượng vĩ thuộc loại cây cảnh nở hoa đẹp và thân gỗ lớn. Đặc biệt vì là loại cây đặc trưng cho mùa hè nên cây phượng có khả năng chịu hạn tốt, phát triển và đẹp nhất khi hè về. Người ta thường trồng cây phượng làm bóng mát cho những nơi công cộng.
Cây phượng tái sinh bằng hạt và chồi, tốc độ sinh trưởng nhanh. Phượng thuộc loại cây dễ sống, phát triển tốt trên mọi loại địa hình như ven biển, đồi núi hay trung du.
Cây phượng có thể sống tốt trong đất khô hoặc đất ẩm. Hiện tại cây phượng chưa có giống cây để bàn mà luôn là cây to để lấy bóng mát. Nếu chiết nhánh để bàn thì cây sẽ lại phát triển thành cây thân gỗ lớn. Khi trưởng thành cây phượng ra hoa rất đẹp.
Cách chăm sóc cây Phượng Vĩ tốt nhất
Phượng vĩ thuộc loại cây công trình ưa sáng, mọc khỏe, phát triển nhanh. Cây không kén đất nên rất dễ trồng và chăm sóc. Nhưng nhược điểm lớn nhất của cây phượng là tuổi thọ không cao. Do đó bạn cần bón phân định kì để cây phát triển khỏe mạnh, ít nhiễm sâu bệnh.
Phượng vĩ có thể sống ở môi trường khô cằn hay ẩm ướt nhưng sẽ phát triển mạnh ở môi trường ẩm. Bạn nên tưới nước 2 lần 1 ngày để cây được cung cấp đủ nước.
Khi trồng cây phượng bạn nên chọn loại đất thoáng khí xốp để hạn chế ngập úng.
Trên đây là những thông tin chi tiết về cây phượng mà https://vuoncayhoabinh.com cung cấp cho các bạn. Mong các bạn có thêm hiểu biết về loại cây đẹp này! Với nhiều năm kinh nghiệm trong kinh doanh các loại cây công trình, cây xanh đô thị, cây phong thủy,...chất lượng cao, chúng tôi tin có thể mang đến cho bạn những dòng cây tốt nhất. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để mang về cho mình những giống cây đẹp, giá rẻ nhé.
Từ khóa » Hoa Phượng Rễ Gì
-
Để Có Cây Phượng Vĩ Vừa An Toàn Vừa đẹp Trong Sân Trường
-
Rễ Cây Phượng Có Cắm Sâu Không Và Là Rễ Cọc Hay Rễ Chùm?
-
Cây Hoa Phượng Vĩ Cùng đặc điểm ý Nghĩa Và Công Dụng
-
Phượng Vĩ – Wikipedia Tiếng Việt
-
'Không Nên Trồng Cây Phượng Trong Sân Trường' - VnExpress
-
Cây Phượng Vĩ - Nguồn Gốc ý Nghĩa, Cách Trồng & Chăm Sóc
-
Cây Phượng Vĩ Dùng Làm Gì?
-
Hoa Phượng đỏ - Loài Hoa Của Tuổi Học Trò đầy Mộng Mơ Và ...
-
Vì Sao Cây Phượng Vĩ để Bị Bật Gốc?
-
Những Bài Văn Tả Cây Phượng, Hoa Phượng Hay Nhất
-
Thuyết Minh Về Loài Cây được Mệnh Danh Là “Hoa Học Trò” Phượng Vĩ
-
TOP 31 Bài Tả Cây Phượng Hay Nhất - Tập Làm Văn Lớp 4