'Không Nên Trồng Cây Phượng Trong Sân Trường' - VnExpress
Có thể bạn quan tâm
Thời gian gần đây, liên tục xảy ra những tai nạn liên quan đến phượng đổ trong sân trường. Sáng 28/5, một cây phượng có đường kính gốc khoảng một mét, cao hơn 10 m bất ngờ bật gốc, ngã trong sân trường ở TP Buôn Ma Thuột. Trước đó, sáng 26/5, một cây phượng bất ngờ bật gốc "đè 18 học sinh khiến một em tử vong" ở trường THCS Bạch Đằng, quận 3, TP HCM. Nhiều độc giả VnExpress bày tỏ quan điểm cho rằng không nên trồng phượng trong sân trường:
Theo tôi thấy không nên trồng loại cây phượng ở trường học. Cây phượng bóng mát không được nhiều, cành rất giòn, dễ bị mục gãy, rễ cũng không được bền, qua nhiều năm thì bị mục thối nên dễ bị bật gốc. Chúng ta nhìn hiện trường cây phượng bị bật gốc hôm nay có thể thấy đây là một cây có rễ đã bị mục. Cả một cái cây to như vậy nhưng gốc thì trụi hết chỉ có được mấy cái rễ sao mà giữ cây đứng được? Hy vọng đây là bài học cảnh tỉnh cho các trường học, cơ quan công sở hoặc đường phố còn đang trồng loại cây này.
Nguyễn hiếu
Theo tôi không nên trồng cây phượng trong sân trường. Tôi đã chứng kiến rất nhiều tai nạn đến các học sinh liên quan đến cây phượng. Cây phượng là giống cây cành giòn, hoa đẹp, quả ăn được. Các học sinh trèo lên hái hoa, quả, gẫy cành rơi xuống, dễ chết người. Cây phượng nhanh to, cành lớn, nặng, chứa nhiều nước. Rễ cây có nước, nhanh mục nên rất nguy hiểm trồng nơi nào nền đất cứng, rễ không bám sâu. Vì vậy, tôi nghĩ nên bỏ hết cây phượng trong sân trường, nếu trồng đến kích thước đủ lớn phải chặt bỏ. Trồng cây khác.
Nam
Cây phượng rất giòn, dễ gãy, kể cả thân to. Những cây nhiều năm hay bị sâu rỗng và bộ rễ mục, chủ yếu là mấy rễ con không thể chịu được sức nặng của cây và gió. Hoa phượng đẹp nhưng cây thì không hề an toàn. Các cây to cần cắt hạ thấp và cắt bớt cành để giảm sức nặng hoặc trồng cây mới. Tôi chứng kiến nhiều lần các cành xà cừ khô rơi xuống rất nguy hiểm, nếu có người ở đó thì chắc không có cơ hội sống. Các nhà trường trên toàn quốc hãy tổng kiểm tra và xử lý. Đừng để điều đáng tiếc xảy ra, con người là quý nhất.
Bình
Phượng ra hoa đẹp nhưng thân và cành rất yếu. Cây phượng lại được trồng rất phổ biến trong các trường học. Các chuyên gia về thực vật và chăm sóc cây xanh cần lên tiếng về vấn đề này, đưa ra các tư vấn về xử lý cây phượng nhiều năm tuổi cho các trường gấp rút triển khai.
Nguyễn Vũ
Hoa phượng gắn liền với tuổi học trò, vì vậy được trồng khá nhiều ở sân trường. Tuy nhiên, phượng là cây có rễ cọc ngắn, không ăn sâu vào đất nên dễ ngã đỗ vào mùa mưa. Tai nạn hoàn toàn có thể tránh được nếu nhà trưường hiểu đặc tính của cây và tỉa cành, hạ thấp chiều cao cây khi mùa mưa đến. Hy vọng trong thời gian tới, Bộ hoặc Sở Giáo dục sẽ ban hành quy định các cây được trồng ở sân trường, quy định chiều cao tối đa của cây, quy định cắt tỉa cành vào mùa mưa như các công ty quản lý cây xanh vẫn làm. Mong rằng không có tai nạn tương tự nào xảy ra.
Le Hoang Minh
>> Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.
Thành Lê tổng hợp
Ứng xử linh hoạt để học sinh không phải đứng nắng 'Trường học phòng Covid-19 cồng kềnh'- Xây dựng 'quy trình an toàn trường học' sau vụ cây đè 13 học sinh
- Cột bê tông trường học sao có thể tự rơi trúng học sinh?
- Vì sao trường học phải khử trùng liên tục dù không có học sinh?
- Trường học nước ngoài kiểm soát việc đưa đón học sinh thế nào?
Từ khóa » Hoa Phượng Rễ Gì
-
Để Có Cây Phượng Vĩ Vừa An Toàn Vừa đẹp Trong Sân Trường
-
Rễ Cây Phượng Có Cắm Sâu Không Và Là Rễ Cọc Hay Rễ Chùm?
-
Cây Hoa Phượng Vĩ Cùng đặc điểm ý Nghĩa Và Công Dụng
-
Cây Phượng Và Những điều Cần Biết
-
Phượng Vĩ – Wikipedia Tiếng Việt
-
Cây Phượng Vĩ - Nguồn Gốc ý Nghĩa, Cách Trồng & Chăm Sóc
-
Cây Phượng Vĩ Dùng Làm Gì?
-
Hoa Phượng đỏ - Loài Hoa Của Tuổi Học Trò đầy Mộng Mơ Và ...
-
Vì Sao Cây Phượng Vĩ để Bị Bật Gốc?
-
Những Bài Văn Tả Cây Phượng, Hoa Phượng Hay Nhất
-
Thuyết Minh Về Loài Cây được Mệnh Danh Là “Hoa Học Trò” Phượng Vĩ
-
TOP 31 Bài Tả Cây Phượng Hay Nhất - Tập Làm Văn Lớp 4