Cây Quả Nổ | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
Có thể bạn quan tâm
Cây quả nổ (sâm tanh tách) có tác dụng lợi tiểu, thanh nhiệt, giải độc và bồi bổ. Dân gian thường sử dụng dược liệu này để giảm nóng sốt và điều trị các chứng bệnh về đường tiết niệu như sỏi bàng quang, sỏi thận, viêm nhiễm niệu đạo,…
Cây quả nổ (sâm tanh tách) là loại cây mọc hoang nhiều ở nước ta, có tác dụng hạ sốt và lợi tiểu
-
Tên gọi khác: Sâm tanh tách, Cây nổ.
-
Tên khoa học: Ruellia tuberosa
-
Tên dược: Herba Ruellia Tuberosa
-
Họ: Ô rô (danh pháp khoa học: Acanthaceae)
Mô tả dược liệu
1. Đặc điểm thực vật
Sâm tanh tách là loài thực vật nhỏ, chiều cao trung bình khoảng 20 – 50cm, chỉ một số cây cao đến 80cm. Thân cây nhỏ, vuông, có màu lục pha tím đỏ và được phủ lông nhỏ. Lá có hình bầu dục, mọc đối xứng, mép lá có rìa lông cứng và mặt trên được bao phủ một lớp lông thưa. Rễ mọc thành củ, màu vàng nâu và có hình dạng tròn dài.
Hoa mọc ở ngọn hoặc ở nách lá, hoa lớn, có khoảng 5 cánh, màu xanh tím. Quả nang, có màu nâu đen khi chín. Quả thường “nổ” bắn ra hạt đen, dẹt khi tiếp xúc với nước. Chính vì vậy mà còn được gọi là cây quả nổ hoặc cây nổ.
Cây ra hoa vào tháng 6 – 7 và sai quả vào tháng 8 – 10 hằng năm.
2. Bộ phận dùng
Toàn bộ cây.
3. Phân bố
Cây nổ là thực vật có nguồn gốc từ các nước châu Mỹ có khí hậu nhiệt đới. Hiện tại cây đã được di thực vào nước ta. Sâm tanh tách thường mọc hoang ở bìa rừng, ven đường hoặc có thể được trồng để làm cảnh.
4. Thu hái – sơ chế
Cây được thu hái quanh năm, sau khi hái về thường được dùng tươi hoặc phơi khô. Rễ của cây là bộ phận được dùng nhiều nhất.
5. Bảo quản
Nơi khô ráo.
6. Thành phần hóa học
Chưa có nghiên cứu.
Hình ảnh nhận biết cây quả nổ
Sâm tanh tách là loài thực vật nhỏ, chiều cao trung bình từ 30 – 50cm
Hoa của sâm tanh tách mọc ở đầu cành, thường có 5 cánh, màu xanh tím và kích thước khá lớn
Cây tanh tách ra quả từ tháng 8 – 10 hằng năm, quả thường nổ ra các hạt nhỏ sau khi tiếp xúc với nước
Vị thuốc quả nổ
1. Tính vị
-
Rễ có vị ngọt, cay, tính mát.
-
Lá có vị cay, hơi đắng, tính lạnh và có ít độc. Dùng lá với liều cao có thể gây nôn.
2. Quy kinh
Chưa có nghiên cứu.
3. Tác dụng dược lý
– Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:
-
Tác dụng kháng khuẩn và chống viêm.
-
Nghiên cứu của các nhà khoa học Indonesia cho thấy, chất ức chế alpha amylase trong dược liệu có tác dụng hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu.
-
Hỗ trợ điều trị sỏi bàng quang và sỏi thận.
– Theo Đông Y:
-
Công dụng: Lợi niệu, giải độc, thanh nhiệt, bồi bổ và giải biểu.
-
Chủ trị: Hạt được dùng ngoài để trị vết nứt và mụn nhọt. Rễ tán bột được dùng để làm thuốc bổ, trị viêm loét dạ dày tá tràng, sỏi thận và sỏi bàng quang. Ngoài ra rễ còn được dùng để trị tiểu đường, đau nhức răng, cảm mạo và huyết áp cao.
4. Cách dùng – liều lượng
Cây quả nổ thường được dùng ở ngoài da và dùng ở dạng thuốc sắc. Liều dùng trung bình từ 10 – 25g dược liệu khô/ ngày.
Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây sâm tanh tách
1. Bài thuốc hỗ trợ điều trị thận hư suy
-
Chuẩn bị: Cây muối, cây mực, sâm tanh tách và cây quýt gai, mỗi thứ 20g.
-
Thực hiện: Đem các dược liệu phơi khô, sau đó sắc với 1.5l nước còn lại 700ml. Chia nước sắc thành nhiều lần uống và dùng hết trong ngày. Dùng bài thuốc liên tục trong vòng 30 ngày để nhận thấy cải thiện.
2. Bài thuốc điều trị cảm sốt
-
Chuẩn bị: 12g cây quả nổ.
-
Thực hiện: Đem thái nhỏ và hãm lấy nước uống hằng ngày. Dùng bài thuốc khoảng 1 – 3 ngày sẽ thấy tình trạng sốt được cải thiện đáng kể.
3. Bài thuốc chữa chứng run chân tay, mệt mỏi, choáng váng và chóng mặt
-
Chuẩn bị: Dây đau xương và rễ cây quả nổ, mỗi thứ 8g.
-
Thực hiện: Đem sắc uống, ngày dùng một thang.
4. Bài thuốc chữa tiểu đường type 2
-
Chuẩn bị: Toàn cây khô 25g hoặc dược liệu tươi 75g.
-
Thực hiện: Sắc uống và chia thành nhiều lần uống trong ngày.
5. Bài thuốc chữa viêm nhiễm đường tiết niệu
-
Chuẩn bị: Dược liệu khô 25 – 35g.
-
Thực hiện: Sắc lấy nước để riêng, dùng thêm 20g dược liệu khô đem tán bột mịn. Uống thuốc bột cùng với nước sắc vào sáng sớm ngay sau khi ngủ dậy.
6. Bài thuốc trị bệnh sỏi thận
-
Chuẩn bị: Cây dứa dại và rễ cỏ tranh mỗi thứ 15g, kim tiền thảo và cây nổ mỗi vị 20g.
-
Thực hiện: Đem sắc với 1.5l nước, còn lại khoảng 1l, đem chia thành nhiều lần uống trong ngày.
7. Bài thuốc chữa chứng nóng sốt gây khát nước
-
Chuẩn bị: Vỏ rễ 6g.
-
Thực hiện: Sắc với 200ml nước còn lại khoảng 50ml, dùng nước uống hết trong ngày.
8. Bài thuốc chữa ghẻ lở bị nhiễm trùng tụ cầu gây mủ
-
Chuẩn bị: Thân của cây quả nổ.
-
Thực hiện: Đem đốt thành than, sau đó tán thành bột và rắc lên vết thương.
9. Bài thuốc chữa chứng cao huyết áp
-
Chuẩn bị: 12 hoa tươi hoặc khô đều được.
-
Thực hiện: Thêm nước vào và sắc uống hằng ngày.
10. Bài thuốc chữa chứng viêm lợi gây đau nhức răng
-
Chuẩn bị: Rễ cây nổ.
-
Thực hiện: Sắc lấy nước đặc, đem ngậm súc miệng và nhổ đi.
Những điều cần lưu ý khi dùng bài thuốc từ cây quả nổ
-
Cây quả nổ có tính hàn và mát vì vậy không nên dùng cho người không có thực nhiệt và người hư hàn.
-
Phụ nữ mang thai, người có huyết áp và đường huyết thấp nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng dược liệu sâm tanh tách.
Bài viết đã khái quát thông tin về tác dụng dược lý và một số bài thuốc từ cây quả nổ. Nếu có ý định áp dụng bài thuốc từ dược liệu này, bạn nên tham vấn y khoa để xác định mức độ an toàn và tính hiệu quả của bài thuốc.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh
facebook.com/BVNTP
youtube.com/bvntp
BÀI VIẾT KHÁC
Cây củ liền là cây gì? Nghiên cứu: cây đỉnh tùng có hoạt tính sinh học mạnh, tác động lên các tế bào có hại cho con người. Công dụng bạch sâm Trái lý Những loại cao nào thường gặp trong Đông y ? XEM NHIỀU NHẤT Thông báo chiêu sinh Chương trình thực hành đối với chức danh Bác sĩ y khoa và Điều dưỡng năm 2024 ✴️ Mở thêm dịch vụ dành cho khách hàng: gói khám định kỳ được quản lý, tư vấn ✅ Thẩm mỹ nội khoa là gì? Dùng những kỹ thuật gì? ✡️ Thẩm mỹ ngoại khoa là gì? ✴️ GlobeDr và Payoo đồng hành cùng BV Nguyễn Tri Phương để chăm sóc khách hàng tốt hơn Năng lực Bệnh viện Nguyễn Tri Phương✴️ 3 nỗi sợ lớn không của riêng ai khi nội soi dạ dày – đại tràng
✴️ Viêm khớp thái dương hàm: Nguyên nhân và dấu hiệu bệnh
✴️ Xốp xơ tai
22 câu hỏi và trả lời về đột quỵ não
✴️Điều trị ung thư vòm mũi họng (nasophanryngeal carcinoma)
Ai có nguy cơ bị tiêu cơ vân?
Nguyên nhân, dấu hiệu cho thấy người trẻ có ý định tự tử
✴️ Tán sỏi qua da bằng đường hầm nhỏ – Sạch sỏi an toàn, không đau
Từ khóa » Hoa Hạt Nổ
-
Cây Nổ (quả Nổ) Dược Liệu Quý Hiếm Với Cái Tên Dộc đáo - YouMed
-
Hạt Giống Cây Nổ - Sâm Tanh Tách (10 Quả)
-
Hạt Giống Cây Nổ (combo 20 Quả) | Shopee Việt Nam
-
Cây Nổ ( Cây Trái, Quả Nổ ) điều Trị Bệnh Thận Hư, Suy Thận Cực Hay.
-
Hạt Giống Cây Nổ - Sâm Tanh Tách (10 Quả)
-
CÂY NỔ THUỐC QUÝ CHỮA BỆNH SUY THẬN,THẬN HƯ
-
Quả Nổ, Tác Dụng Chữa Bệnh Của Quả Nổ
-
Hạt Giống Cây Nổ (sâm Tanh Tách) 12 Quả
-
Hoa Cỏ Nổ (Trái Nổ) - Facebook
-
Cây Quả Nổ Dược Liệu Quý Từ 6 Bài Thuốc Trị Bệnh Từ Dân Gian | Blog
-
Cây Nổ: Nguồn Gốc, Đặc Điểm, Tác Dụng, Cách Sử ...
-
Nổ Và Bài Thuốc Lợi Tiểu, Lọc Máu, điều Trị Sỏi Bàng Quang Từ Rễ Cây Nổ
-
Cây Quả Nổ (Trái Nổ Tuổi Thơ): Loài Cây Quý Dùng Làm Thuốc