Cây Rau Gai Chữa Ho

Cây rau gai còn có tên gọi cuồng, cẩm giàng (Lạng Sơn)… là loại cây nhỏ, cao 1-2m, có thân mảnh, mang nhiều gai cong quắp. Lá lớn, kép lông chim 2-3 lần, có 9-11 lá chét. Hoa nhỏ, màu lục, vàng nhạt. Quả hạch hình tròn, màu đen.

Cây mọc hoang trên các nương rẫy hay ven rừng chủ yếu ở các tỉnh Hòa Bình, Cao Bằng, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Hà Giang, Thái Nguyên... Ngoài được dùng làm rau ăn (người dân ở vùng núi thường lấy lá non, chồi non về luộc hay xào ăn như các loại rau khác), cây rau gai còn được sử dụng làm thuốc chữa bệnh. Bộ phận dùng làm thuốc rễ đơn châu chấu, phơi hay sấy khô dùng dần.

Theo Đông y rễ cây rau gai có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu thũng, tán ứ, khư phong trừ thấp. Dùng để chữa viêm amiđan, viêm khớp, vú sưng đau…

Một số bài thuốc theo kinh nghiệm:

Chữa ho do cảm lạnh: Rễ rau gai, vỏ cây khế chua, mỗi vị 20g, sắc với 500ml nước còn 150ml. Uống khi thuốc còn ấm, nên uống trước bữa ăn sáng. Dùng trong 5 ngày.

Chữa đau họng, viêm amiđan: Rễ rau gai 20g, đem sắc với ba bát nước còn một bát, uống và ngậm 2-3 lần/ngày. Dùng trong 5 ngày.

Trị chứng viêm khớp: Rễ rau gai 15g, vỏ cây xà cừ, mặt quỷ mỗi vị 10g, sắc với 600ml nước còn 200ml, chia uống hai lần trong ngày, nên uống sau bữa ăn trưa và tối. Mỗi liệu trình dùng trong 7 ngày.

BS Nguyễn Huyền

Các bài tập để bệnh không tái phát Các bài tập để bệnh không tái phátChữa mẩn ngứa ngoài da  với cây cỏ sữa lá nhỏ Chữa mẩn ngứa ngoài da với cây cỏ sữa lá nhỏCây ba chạc thanh nhiệt Cây ba chạc thanh nhiệt

Từ khóa » Cây Rau Gai Rừng