CÂY RAU NHÚT - Dự án Sinh Vật Biển

1. Tên gọi khác: Rau rút, rau quyết, quyết thái.

2. Tên khoa học: Neptunia oleracea Lour.

+ Rể: Mọc chùm, rể gốc bám vào đất. Rể đốt mọc thành chùm từ đốt, rể phát triển trong nước.

+ Lá: Lá kép lông chim hai lần. Phiến lá nhỏ 2 x 5 mm.

+ Hoa: Cụm hoa hình đầu, màu vàng. 

Quả: Quả giáp, có 06 hạt dẹt, nhẵn.

3. Phân bố: Ở miền Nam Việt Nam, cây thường có hoa vào mùa mưa. Được trồng ở các ao, hồ làm rau ăn. Đôi khi cây rau nhút sống hoang dại ở các vùng trũng ngập nước ở  ĐBSCL. Rau rút có mùi thơm đặc trưng.

4. Thành phần dinh dưỡng

Người ta đã phân tích thành phần trong rau rút thấy chứa chủ yếu là các vitamin và nhiều amin cần thiết như vitamin B12 hay amin leucin, methionin, threonin...

5. Công dụng

Theo Đông y, rau nhút có vị ngọt, tính lạnh có tác dụng nhuận tràng, giải nhiệt, mát gan, an thần. Được dùng làm thuốc để trị cảm sốt, bướu cổ, chứng tim hồi hộp, làm thông huyết mạch, điều hòa tỳ vị, thông thủy đạo, lợi tiểu tiện, tiêu viêm, nhuận tràng,  chữa lỵ, côn trùng cắn.

Toàn thân cây rau nhút dùng làm thuốc, có thể dùng tươi hay khô.

Các bài thuốc từ cây rau nhút

1 - Bài thuốc trị cảm sốt: Lấy 30g rau nhút tươi giã nát, vắt lấy nước cốt uống. Hoặc dùng các bài thuốc sau: 

-Rau nhút phơi khô 20g, kinh giới 10gr, củ sắn dây 8gr sắc với nước uống 2 lần/ngày lúc còn nóng.

-Rau nhút khô 20g, lá sen 10g, kinh giới 12g sắc với nước uống 2 lần/ngày.(theo Y học cổ truyền Việt Nam).

2-Bài thuốc an thần: Rau nhút phơi khô 30g, khoai sọ 25g, lá sen 10g đem ninh nhừ với nước rồi ăn cả bã lẫn nước. (theo Y học cổ truyền Việt Nam).

3 - Bài thuốc trị phù thũng: Lấy khoảng 2 nắm rau nhút cả thân đem giã nát vắt lấy nước cốt uống. Có thể nấu canh ăn. (theo Y học cổ truyền Việt Nam).

4 -  Bài thuốc trị khó tiêu hoá: Ăn sống hay giã nát lấy nước cốt rau để uống. Ngày dùng 2 lần. (theo Y học cổ truyền Việt Nam).

5 - Nóng người làm nổi mụn, máu cam: Rau rút sắc với nước cho loãng thay nước uống thường xuyên trong ngày hoặc ăn thường xuyên rau rút sống trong bữa ăn. (theo Y học cổ truyền Việt Nam).

6 - Chữa cảm sốt cao: Rau nhút (tươi) 30g rửa sạch, giã vắt lấy nước cho bệnh nhân uống, ngày uống 3 lần, cần uống 2 ngày liền. Uống thuốc trước khi ăn.

Hoặc rau nhút (khô) 20g, kinh giới 10g, sắn dây (củ) 8g. Sắc thuốc xong cho bệnh nhân uống làm 2 lần trong ngày, uống lúc còn nóng. Ngày uống 1 thang, cần uống 3 ngày liền. (theo Y học cổ truyền Việt Nam).

7 - Chữa bệnh sốt, không ngủ được: Rau nhút 20g, lá sen 10g, kinh giới 12g. Sắc thuốc xong, cho bệnh nhân uống làm 2 lần trong ngày, ngày uống 1 thang. Cần uống 3 ngày liền. (theo Y học cổ truyền Việt Nam).

8 - Chữa bệnh mất ngủ sau khi khỏi sốt: Rau nhút 30g, khoai sọ 25g, lá sen 10g. .(theo Y học cổ truyền Việt Nam).

9 - Phù thũng: Lấy 2 nắm rau nhút (cả thân) rửa sạch, giã nát lấy nước cốt để uống. Người yếu bụng (dễ bị đi ngoài lỏng) thì luộc ăn cái, uống nước. Hoặc ăn sống trong bữa cơm kèm thức ăn khác! Trong vài ngày có kết quả. (Bs Phó Đức Thuần).

10 - Khó tiêu: Rau rút ăn sống hoặc giã nát, lấy nước cốt uống. Dùng ngày 2 lần. (theo Y học cổ truyền Việt Nam).

11 - Sốt cao khát nước: Dùng 30 g rau rút giã nhỏ vắt lấy nước cốt để uống .(theo Y học cổ truyền Việt Nam).

12 - Trong người nóng (nội nhiệt) chảy máu cam, sinh mụn nhọt: Lấy một lượng rau rút đủ dùng, sắc hơi loãng để uống thay nước hằng ngày. Nấu ấm nào uống hết trong ngày, không để qua đêm. Đồng thời ăn cơm với các món nấu từ rau rút. (theo Y học cổ truyền Việt Nam).

13 - Nóng khát táo bón, đái đỏ sẻn: Dùng rau nhút ăn sống hoặc ép lấy nước uống sống, hoặc làm chín bằng dạng canh ăn trong vài ngày. (theo Bs Phó Đức Thuần).

14 - Khó ngủ nhức đầu: Rau nhút 300 g, cá rô 200 g, gia vị vừa đủ. Cá làm sạch chỉ lấy phần nạc, ướp gia vị. Xương cá giã nhỏ vắt lọc lấy nước thêm nước cho đủ khoảng 400 ml, đem đun sôi rồi cho rau rút (làm sạch thái đoạn ngắn) và cá nạc vào nước đang sôi, quấy đều, chờ sôi lại, nhắc ra ăn nóng với cơm. Ngày một lần, liền 5 ngày (theo Bs Phó Đức Thuần).

15 - Chữa bướu cổ: Ăn rau rút hằng ngày bằng cách thay đổi cách chế biến như trên, trong một tháng. Hoặc rau rút 30 g, cải trời 20 g, mạch môn 15 g, sinh địa 15 g, sài hồ, kinh giới, xạ can đều 8 g. Sắc uống. (theo Bs Phó Đức Thuần).

16 - Chữa rắn giun cắn (rắn nhỏ giống con giun đất to): Rau nhút 7 ngọn nếu là nam, 9 ngọn nếu là nữ, giã nát lấy nước cốt để uống, bã đắp chỗ bị rắn cắn. (theo Bs Phó Đức Thuần).

17 - Chữa đẻn cắn (rắn biển): Rau nhút 20 g, giã nát với ít muối vắt lấy nước uống. Nếu độc chạy vào trong gây tình trạng buồn ngủ lấy ngay 15 g rau rút, ít bèo cái, một miếng bầu đốt lấy khói xông mũi cho tỉnh. (theo Bs Phó Đức Thuần).

 

 

 

Từ khóa » Tác Dụng Cây Rau Nhút