Công Dụng Bất Ngờ Của Rau Rút, Bạn đã Biết Chưa
Có thể bạn quan tâm
Rau rút là loại thực phẩm quen thuộc
Rau rút, họ đậu Fabaceae, là cây thảo nổi trên mặt nước, quanh thân có phao trắng. Lá kép lông chim, rau ăn rất thông dụng với mùi thơm đặc trưng như mùi nấm hương, thân ăn giòn như ngó sen…
Sách viết: "Dạ dày đã khỏe dùng rau rút càng khỏe hơn, dạ dày yếu gây lạnh bụng trướng đầy thì rau rút lại có tác dụng tiêu thực…"
Trong Nam dược thần hiệu, Tuệ Tĩnh còn viết: Rau rút vị ngọt, tính hàn không độc, nhuận tràng, tiêu thũng "Ăn nhiều thì không đói…"
Chữa chứng mất ngủ với rau rút
Rau rút an thần, mát gan, giải nhiệt độc
Theo đông y, rau rút tính hàn, vị ngọt, không độc có tác dụng dưỡng vị âm, sinh tân dịch làm mát gan phổi, an thần chữa chứng tim hồi hộp, làm thông huyết mạch, điều hòa tỳ vị, thông thủy đạo, lợi tiểu tiện, tiêu viêm, nhuận tràng, hạ sốt, chữa lỵ, bướu cổ, côn trùng cắn.
Rau rút bổ trung ích khí, thanh nhiệt ngủ ngon.
Cách dùng rau rút chữa bệnh
Sốt cao, môi khô, miệng khát: Rau rút 30g, giã nhỏ lọc lấy nước cốt bỏ bã, uống liền.
Trong người nóng (nội nhiệt) chảy máu cam, mụn nhọt: Rau rút đủ dùng, sắc hơi loãng để uống trong ngày. Nấu ngày nào, uống hết ngày ấy, không để qua đêm. Có thể chế biến các món từ rau rút trong bữa ăn hàng ngày để trị liệu.
Nóng khát táo bón, tiểu tiện đỏ xẻn: Rau rút ép lấy nước uống hoặc làm canh, ăn trong vài ngày.
Ứ bế tràng vị, viêm đại tràng, ăn không tiêu: Nước cốt rau rút, uống ngày 2 lần, liền trong 3 ngày.
Canh cua khoai sọ rau rút đậm đà hương vị mùa hè
Khó ngủ nhức đầu có nhiều nguyên nhân cần được xác định: Dùng rau rút là chữa triệu trứng.
Rau rút (làm sạch, cắt ngắn) 300g, cá rô 300g, gia vị vừa đủ. Cá làm sạch, lọc bỏ xương. Thịt cá, ướp gia vị, xương cá giã nhỏ, lọc lấy nước vừa đủ. Đun sôi nước rồi cho rau rút và thịt cá vào. Ăn nóng với cơm. Ngày 1 lần, liền 5 ngày.
Chữa phù thũng: Rau rút (cả thân) rửa sạch, giã nát, lọc lấy nước cốt để uống. Người yếu bụng ( tiểu tiện lỏng) thì luộc ăn rau rút, ăn cái, uống nước.
Chữa bướu cổ: Ăn rau rút hàng ngày, trong một tháng. Hoặc theo công thức. Rau rút 30g, cải trời 20, mạch môn 15g, sinh địa 15g, sài hồ, kinh giới, xạ can đều 8g. Sắc uống.
Lưu ý: Rau rút tính hàn (lạnh) cho nên người yếu bụng thận trọng nên ăn dạng nấu chín, không ăn sống.
Có tài liệu nói "Những người chân tay yếu, đi lại khó khăn, không nên ăn rau rút vì tính nó tiêu hao dinh dưỡng". Cũng có tài liệu hướng dẫn dùng rau rút chữa chứng hồi hộp, nhịp tim nhanh.
- Tham khảo thêm
Nhận biết bướu cổ
- Tham khảo thêm
Đông y bàn về cách chữa bướu cổ đơn thuần
- Tham khảo thêm
Để bướu cổ không còn là nỗi lo
- Tham khảo thêm
Dinh dưỡng phòng bệnh bướu cổ
Từ khóa » Tác Dụng Cây Rau Nhút
-
Rau Rút An Thần, Mát Gan, Giải Nhiệt độc | Vinmec
-
Một Số Tác Hại Bạn Nên Biết Về Rau Nhút (rau Rút) để Sử Dụng Một ...
-
Công Dụng Tuyệt Vời Của Rau Rút - Báo Lao Động
-
7 Tác Dụng Của Rau Rút Và Một Số Lưu ý Cần Biết Về Sức Khỏe
-
Rau Rút Chữa Nhiều Bệnh Cực Tốt Nhưng "đại Kỵ" Với Những Người Này
-
Rau Nhút Có Tác Dụng Gì Cho Sức Khỏe? Những Lưu ý Khi ăn Rau Nhút
-
Ăn Rau Nhút Có Tác Dụng Gì? Cách Chế Biến Và Sử Dụng An Toàn - VOH
-
Rau Rút, Tác Dụng Chữa Bệnh Của Rau Rút
-
Cây Rau Rút Và Hiệu Quả điều Trị Bướu Cổ, An Thần, Mát Gan
-
Bất Ngờ Với Công Dụng Chữa Bệnh Của Rau Rút Bạn Có Biết - YouTube
-
Top Những Tác Dụng Của Cây Rau Nhút
-
Rau Nhút - Giá Trị Dinh Dưỡng Và Công Dụng Của Cây Rau Rút
-
Rau Rút: Loại Rau Dân Dã Vùng Sông Nước - YouMed
-
CÂY RAU NHÚT - Dự án Sinh Vật Biển