Cây Ráy: Đặc điểm Sinh Thái, Bài Thuốc Và Một Số Lưu ý

Cây ráy

Cây ráy

Đặt lịch

Cây ráy có vị nhạt, tính hàn, trong cây có chứa nhiều chất gây độc, gây tổn thương vùng vòm họng và miệng. Tại Việt Nam, cây ráy được xem là một dược liệu quý điều trị bệnh chàm, các bệnh lý về viêm, áp xe.

Cây ráy được xem là thảo dược để điều trị bệnh

Tìm hiểu về cây ráy

1. Tên gọi – Chủng loại

  • Tên gọi khác: Cây ráy dại, Dạ vũ
  • Tên khoa học: Alocasia macrorrhizos
  • Họ: Thuộc họ Ráy (Araceae)

2. Đặc điểm sinh thái

+ Mô tả:

Cây ráy là một loại cây mềm, cao khoảng 0,3 – 1,4 mét, có khi cao tới 4 – 5 mét. Phần rễ có hình cầu, phát triển thành củ dài, có hình dạng giống củ khoai môn. Lá ráy có tán rộng, hình tim, dài 10 – 50 cm. Cuống lá dài 15 – 120 cm. Bông mo là những hoa cái ở phía gốc và hoa đực ở phía trên. Các quả hình trứng, màu đỏ bao quanh mo.

Mỗi bộ phận của cây ráy đều có công dụng điều trị bệnh khác nhau

+ Phân bố:

Cây ráy được trồng nhiều tại các vùng nhiệt đới, tại các khu rừng mưa nhiệt đới từ Malaysia đến Queensland. Cây ráy được tìm thấy và bắt đầu trồng ở nước Philippines. Ở nước ta, cây thường mọc ở những nơi ẩm thấp, mọc hoang khắp các địa phương.

3. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến, bảo quản

+ Bộ phận dùng:

Sử dụng toàn bộ cây ráy để làm thuốc: thân, rễ, lá và cuống lá. Mỗi bộ phận của cây đều đem lại công dụng chữa bệnh khác nhau.

+ Thu hái:

Lá và thân được thu hoạch quanh năm. Đối với củ, thường được thu hoạch đối với những cây từ 2 – 3 năm trở lên.

+ Chế biến:

Khi thu hái cây về, cần được rửa sạch phần cát còn dính trên cây, đặc biệt là phần rễ cần cắt bỏ rễ con, cạo bỏ vỏ, có thể đem phơi khô hoặc sử dụng khi còn tươi.

Trong quá trình chế biến cây ráy cần lưu ý, trong cây có các chất độc gây ngứa, người chế biến cần thận trọng.

Sử dụng dược liệu này khi được nấu chín.

+ Bảo quản:

Sử dụng cây ráy còn tươi, nên sử dụng những cây thu hoạch trong ngày.

Sử dụng cây ráy phơi khô, cần được bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, đậy kín bao bì sau mỗi lần sử dụng.

4. Thành phần hóa học

Trong cây ráy có chứa các thành phần sau: Nước, Calo, Protein, chất béo lipid, Carbohydrate, chất xơ cùng với một số các loại khoáng chất khác bao gồm Canxi, Sắt, Magie, kali, Natri, Kẽm và hàm lượng các vitamin B1, B2, vitamin C và vitamin E.

5. Tính vị

Cây ráy có vị nhạt, tính hàn, có nhiều chất độc hại.

6. Quy kinh

Chưa được quy vào kinh nào.

7. Tác dụng dược lý

+ Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:

  • Tinh thể Canxi oxalate gây kích ứng da, viêm khoang miệng và niêm mạc.
  • Sapotoxin và các thành phần độc hại bao gồm viêm dạ dày ruột, tê liệt các trung tâm thần kinh.
  • Thân, rễ và cuống lá của cây ráy chứa ít các chất độc lại, thường được làm thực phẩm.
  • Chất kích thích tế bào lympho là nguyên nhân gây ra ngộ độc ở người.
  • Chất ức chế trpsin và chymotrypsin có tác dụng kháng côn trùng.

+ Theo Y học cổ truyền:

Trong nền Y học cổ truyền không chỉ ở Việt Nam mà còn nhiều nước trên thế giới, cây ráy được sử dụng nhiều trong các bài thuốc hay chuyên điều trị các bệnh lý ở người như:

  • Điều trị ho (chất nhựa có trong cuống lá ráy)
  • Tác dụng giảm đau khớp (rễ và lá)
  • Điều trị đau đầu (nhựa bên ngoài cây)
  • Chữa các vết đốt của các loại côn trùng
  • Tăng cường lưu thông máu, giãn tĩnh mạch (lá tươi)
  • Điều trị tiêu chảy, cảm cúm, nhức đầu, thương hàn, lao phổi, giun đũa, áp xe,… (củ cây ráy)
  • Điều trị tiểu đường
  • Chữa đau dạ dày
  • Điều trị vàng da
  • Điều trị rối loạn khớp, viêm phế quản mãn tính, chảy máu trĩ, viêm ruột thừa (tại Trung Quốc sử dụng cây ráy để điều trị)
  • Tăng cường thị lực
  • Điều trị bệnh chàm
  • Cầm máu vết thương hoặc vết cắt (nước ép thân cây ráy)

8. Bài thuốc

Mặc dù cây ráy có chứa nhiều chất độc hại, nhưng chúng ta không thể phản kháng lại công dụng của chúng. Cây ráy có công dụng ngăn ngừa bệnh scurvy, thiếu hụt Vitamin C, trị mụn, cân bằng nội tiết tố, ngăn ngừa bệnh tim, ngoài ra còn có công dụng điều trị một số bệnh khác.

Củ ráy có hình dạng tương tự như củ khoai môn

Dưới đây là các bài thuốc sử dụng cây ráy để điều trị bệnh lý ở người:

  • Bài thuốc chữa mụn nhọt: Sử dụng 80 -100 gram củ ráy, 60 gram nghệ củ được rửa sạch, đem nấu nhừ chung với dầu vừng, ít dầu thông và sáp ong. Khi hỗn hợp nguội, phết lên giấy xốp rồi đắp lên vị trí bị mụn nhọt.
  • Bài thuốc chữa gút: Sử dụng củ ráy và chuốt hột già mỗi loại 20 gram được tái nhỏ, phơi khô và sao vàng, sắc lấy nước uống. Hoặc có thể sử dụng bài thuốc khác: củ ráy, chuối hột khô, lá lốt khô mỗi loại 20 gram, sắc lấy nước uống. Có thể chia thành các phần nhỏ để sử dụng trong ngày.
  • Bài thuốc chữa sốt rét: Sắc lấy nước 10 – 20 gram củ ráy.
  • Bài thuốc điều trị ho: Sử dụng chất nhựa có trong cuống lá.

9. Lưu ý

Trong quá trình sử dụng cây ráy làm dược liệu để điều trị bệnh, bạn đọc cần lưu ý một số điểm sau:

  • Không sử dụng cho các đối tượng dị ứng hoặc mẫn cảm với các thành phần có trong dược liệu.
  • Không được sử dụng cây ráy khi chưa được nấu chín. Bởi các loại cây ráy còn sống khi sử dụng có thể gây ngứa cổ họng và miệng, nghiệm trọng hơn là gây ra tử vong.
  • Không sử dụng cho các đối tượng bị hư hàn.

Mọi thông tin về cây ráy đã được chúng tôi cập nhật trong bài viết. Tuy nhiên, dược liệu này không thể thay thế các loại thuốc đặc hiệu khác. Vì vậy, bạn đọc không được tự ý sử dụng khi chưa tham khảo ý kiến từ bác sĩ hoặc dược sĩ chuyên môn.

Có thể bạn quan tâm

  • Dây thìa canh: Công dụng dược liệu và cách dùng
  • Cây chè dây có tác dụng gì? Các bài thuốc thường dùng

Từ khóa » Hoa Củ Ráy