Củ Ráy Là Gì? Củ Ráy Có Tác Dụng Gì đối Với Sức Khỏe
Có thể bạn quan tâm
Củ ráy là loại cây quen thuộc với người dân Việt Nam và chúng mọc hoang ở nhiều nơi. Củ ráy nếu ăn vào sẽ gây ngứa miệng và cổ họng nhưng lại thường được sử dụng làm thuốc chữa ghẻ, nhọt, sưng bàn chân, bàn tay. Vậy củ ráy là gì? Củ ráy có tác dụng gì? Công dụng của củ ráy đối với sức khỏe? Để tìm hiểu chi tiết hơn về củ ráy, ta hãy cùng gia công thực phẩm chức năng Life Gift tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Củ ráy là gì?
Trước khi tìm hiểu củ ráy có tác dụng gì thì ta hãy cùng tìm hiểu về mô tả đặc điểm của củ ráy nhé!
Hình ảnh củ ráy:
Cây ráy thuộc họ ráy, có tên khoa học là Alocasia odora, cây có tên gọi khác như ráy dại, dã vu hay khoai sáp.
Cây ráy là loại cây thân thảo và có độ cao khá đa dạng khoảng 0,3m – 1,4m thậm chí có cây cao đến 5m. Phần dưới sát gốc bò trên mặt đất, dưới góc tới thân rễ hình cầu dần phát triển thành củ, có nhiều đốt, to, dài, có vảy màu nâu. Phần trên cây mọc thẳng đứng, lá ráy to, có hình trái tim, cuống lá to dài.
Hoa ráy chia làm hoa đực và hoa cái, hoa cái thường ở góc, hoa đực tụ lại ở phía trên. Hoa ráy thường trổ vào tháng 1 – 5 hàng năm. Quả ráy thường có màu đỏ, trông giống như các quả mọng hoặc quả trứng mọc thành bông.
Khu vực phân bố
Cây rái thường mọc hoang ở nhiều nơi, cay sinh trưởng và phát triển tốt ở những khu vực ẩm thấp, phân bố nhiều nơi ở nước ta. Bên cạnh đó, cây còn mọc nhiều ở những nơi dọc theo bờ ao, gần mương nước, hồ cũng như song suối. Cây cũng được xuất hiện nhiều ở các nước khác như Lào, Trung Quốc, Thái Lan và Châu Úc. Ngoài ra, cây ráy còn được trồng và sinh trưởng tốt ở các vùng nhiệt đới, tại các rừng mưa nhiệt đới của Malaysia cho đến Queensland. Theo y học dân tộc cây ráy có thẻ tự sinh sôi phát triển mà không mất công trồng trọt, chăm sóc.
Thu hái, chế biến
Người ta thường dùng củ ráy là thuốc chữa bệnh. Dược liệu sẽ được thu hoạch đối với cây đã được trồng khoảng 2 – 3 năm tuổi, khi củ ráy đã đạt được kích thước thích hợp sẽ được tiến hành thu hoạch. Khi thu hoạch người ta sẽ cắt lấy phần củ, cắt bỏ rễ con, loại bỏ đất cát, cạo vỏ rồi đem rửa sạch sau đó đem phơi hoặc sấy khô. Khi đó cho dược liệu vào lọ kín hoặc túi kín để dùng dần.
Tất cả bộ phận của cây đều có chứa tinh thể canxi oxalat mà đặc biệt là chúng còn có độc tố sapotoxin. Do đó, khi sử dụng củ này nên cẩn thận khi ăn củ ráy, vì chất này rất độc nếu ăn phải sẽ khiến lưỡi, miệng và cổ họng có cảm giác ngứa như hàng trăm mũi kim tiêm vào. Vì vậy, khi chế biến củ ráy nên đeo bao tay vào để trành nước củ ráy bắn vào da vì tinh chất của loại củ này gây ngứa rất mạnh.
Thành phần hóa học
Ngoài thành phần dược tính thì củ ráy có rất rất nhiều dược tính quan trọng và chúng hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý khác nhau.
Theo nghiên cứu, củ ráy không chỉ chứa chất gây ngứa, tinh bột mà củ ráy cũng chứa nhiều vitamin, đường, sắt, kẽm, saponin, flavonoid, coumarin, alkaloid…
Tác dụng dược lý
Trong đông y củ ráy có tác dụng gì?
Dược liệu có vị cay, nhạt, có tính hàn, có độc nhiều những dược liệu có tác dụng điều trị ho, thanh nhiệt giải độc, điều trị mụn nhọt, ghẻ, mỏi gối, sưng bàn tay, bàn chân, tê buốt tay chân, chữa chàm (eczema), cảm hàn, sốt cao, viêm da cơ địa, đau nhức gân xương,…
ở Trung Quốc, người ta thường dùng vị thuốc này chữa sốt rét, ngứa lở rụng lông, thũng độc.
Trong đông y Ấn Độ, người ta lấy dịch ép từ thân cây để chữa bò cạp cắn.
Trong y học cổ truyền củ ráy có tác dụng gì?
Với tinh thể canxi oxalat trong cây ráy có khả năng gây viêm khoang miệng, niêm mạc và kích ức da.
Với cuống lá, thân, rễ của cây ráy có chứa rất ít chất độc nên chúng thường được làm thực phẩm.
Thành phần sapotoxin là thành phần độc hại sẽ gây tê liệt các trung tâm thần kinh và bệnh niêm mạc dạ dày.
Đồng thời, trong cây ráy còn có chứa chất kích thích tế bào lympo và đây cũng chính là nguyên nhân gây ngộ độc ở người.
Chất trypsin và chymotryspon có khả năng kháng côn trùng.
Củ ráy có tác dụng gì?
Công dụng của củ ráy trong việc chữa bệnh:
- Điều trị bệnh tiểu đường
- Đau dạ dày
- Giảm đau khớp
- Tăng cường thị lực
- Bệnh chàm
- Cầm máu vết thương
- Vàng da
- Đau dạ dày
- Rối loạn khớp
- Chảy máu trĩ
- Viêm ruột thừa
- Viêm phế quản mãn tính
- Tăng cường lưu thông máu
- Giãn mạch máu
- Chữa các vết đốt do côn trùng cắn
- Lao phổi
- Chữa tiêu chảy, nhức đầu, cảm cúm, thương hàn
- Điều trị ho
- Bệnh gout
- …
Những bài thuốc chữa bệnh từ củ ráy
Củ ráy chữa mụn nhọt
Lấy 60 – 80g củ ráy và 60g củ nghệ đem 2 dược liệu rửa sạch để ráo nước. Sau đó cho dầu vừng vào rồi nấu nhừ nguyên liệu, khi chín thì cho thêm dầu thông và sáp ong vào khuấy đều đến khi tan hết thành cao. Khi dùng lấy một lượng vừa đủ bôi lên giấy bổi rồi dán lên nốt nhọt sẽ giúp giảm sưng và hút mủ hiệu quả.
Chữa cao huyết áp
Lấy củ ráy tươi và chuối hột gần chín đem rửa sạch, cạo sạch vỏ rồi ngâm trong nước vo gạo trong vòng 3 tiếng. Sau đó đem rửa sạch, phơi khô và sao vàng, cuối cùng lấy 2 vị dược liệu này sắc với 1 lít nước đến khi nước cô cạn còn 1 chén thì ngưng, chia làm 2 lần uống trong ngày.
Chữa viêm da cơ địa
Láy 50g củ ráy, 30g hồng đơn đã rang khô và 250ml dầu trẩu. Đem củ ráy rửa sạch, thái mỏng rồi đun với dầu trẩu đến khi cháy đen thì vớt bỏ bã cho hồng đơn vào khuấy đều đun trong lửa nhỏ cho đến khi hồ đơn chảy ra và tan hoàn toàn. Khi cao đang nóng thì phun nước vào vừa phun vừa khuấy để khử độc tố. Cuối cùng để nguội dược liệu, khi dùng cần rửa sạch vùng da cần điều trị rồi bôi cao lên, thực hiện 1 lần/ngày.
Chữa bệnh gout
Lấy 4g củ ráy, 3g chuối hột rừng, 2g tỳ giải và 1g khổ qua. Đem tất cả dược liệu sao vàng hạ thổ, chia ra mỗi gói 10g thuốc, mỗi ngày lấy 2 – 3 gói thuốc hãm với nước uống và sử dụng liên tục đến khi bệnh thuyên giảm hẳn.
Chữa đau nhức xương khớp
Chuẩn bị củ ráy, đương quy mỗi loại dược liệu 8g, 10g ráng bay, 20g thổ phục linh và 6g bạch chỉ. Lấy tất cả dược liệu đun sôi với nước chia ra 2 – 3 lần uống trong ngày. Kiên trì dùng đến khi các triệu chứng giảm dần.
Củ ráy ngâm rượu có tác dụng gì?
Củ ráy ngâm rượu có tác dụng chữa bệnh gout và bệnh đau nhức xương khớp hiệu quả mà cách thực hiện vô cùng đơn giản, ta thực hiện bằng cách sau:
Lấy củ ráy tươi hoặc củ ráy đã được phơi khô đem ngâm rượu theo tỷ lệ 7:3 (rượu 7, củ ráy 3).
Dược liệu được ngâm trong 3 – 4 tháng là có thể dùng được. Mỗi ngày uống 1 chén rượu nhỏ để giúp bổ gân cốt cũng như tăng cường sự co giãn của xương khớp mà dễ dàng vận động thoải mái do cơn đau gout gây ra.
Những lưu ý khi sử dụng củ ráy
Củ ráy tuy có nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe nhưng chúng ta cần phải hết sức lưu ý các vấn đề sau:
- Do củ ráy có chất gây ngứa và kích thích da nên trong quá trình chế biến phải thận trọng, đeo bao tay bảo vệ để tránh tình trạng gây kích ứng.
- Những người bị hư hàn tuyệt đối không sử dụng củ ráy
- Củ ráy chỉ nên dùng khi củ đã được nấu chín, tuyệt đối không dùng củ tươi vì có thể gây ngứa miệng, họng thậm chí nguy hiểm hơn có thể gây tử vong.
- Cần theo dõi cẩn thận khi sử dụng thuốc từ củ ráy vì tùy vào cơ địa của mỗi người
- Nếu trong quá trình sử dụng củ ráy xảy ra tình trạng kích ứng hoặc điều trị bệnh không khỏi nên đến bệnh viện để được điều trị tốt nhất
Từ khóa » Hoa Củ Ráy
-
Củ Ráy Có Tác Dụng Chữa Bệnh Gì? | Vinmec
-
Cây Ráy: Thực Hư Loại Cây Dân Dã Có Tác Dụng Trị Bệnh - YouMed
-
Cây Ráy - Đặc Điểm, Công Dụng Và Cách Dùng Trị Bệnh
-
Cây Ráy: Đặc điểm Sinh Thái, Bài Thuốc Và Một Số Lưu ý
-
Ráy - Hello Bacsi
-
Củ Ráy Có Tác Dụng Chữa Bệnh Gì? Cách Dùng, Ngâm Rượu Củ Ráy
-
Cây Ráy Gây Ngứa - Tuổi Trẻ Online
-
Củ Ráy Có Tác Dụng Chữa Bệnh Gì? Hình ảnh, Cách Dùng, Ngâm Rượu.
-
Củ Ráy Kết Hợp Chuối Hột Chữa Bệnh Gout Và Xương Khớp Rất Tốt - Eva
-
Thật Bất Ngờ - Củ Ráy Cũng Có Tác Dụng điều Trị Bệnh Khá Hay
-
Vì Sao Củ Ráy Dại được Xem Là 'thần Dược'? - VnExpress
-
Tự Chữa Bệnh Gút Bằng Củ Ráy, Chuối Hột - Bạn đã Biết Chưa?
-
Cây Ráy: Thuốc Quý Chữa Bệnh Từ Thiên Nhiên Không Phải Ai Cũng Biết