Cây Ráy Phong Thủy: Những Công Dụng ít Ai Ngờ

Cây ráy phong thủy, ngoài ý nghĩa về mặt năng lượng, giá trị thẩm mỹ còn là loại cây cảnh sở hữu nhiều công dụng thiết thực đối với đời sống con người.

Rất nhiều loại cây cảnh phong thủy được các gia chủ ưa thích, phần vì chúng đẹp, mang ý nghĩa tích cực, phần vì những công dụng mà chúng mang lại, điển hình là khả năng chữa một số bệnh thường gặp với công thức khá đơn giản, ví dụ như: cây mù u trong phong thủy, phong thủy cây xoài, cây đào tiên phong thủy, cây vạn tuế phong thủy,...

Cây ráy phong thủy cũng là một trong số này. Vốn là một loài thực vật mọc hoang dại nhưng nay được biến tấu vào không gian sống, mang lại cảnh quan gần gũi, thân thuộc, rất thích hợp cho những ai muốn cuộc sống yên ả, mang hơi thở thôn quê bình dị.

Đặc điểm của cây ráy phong thủy

Cây ráy là loài thực vật mọc hoang nhiều ở những vùng đất ẩm thấp, chúng có các tên gọi khác như: Dã vu, Ráy dại. Tên khoa học là Alocasia odora, thuộc họ Ráy (danh pháp khoa học: Araceae).

Đặc điểm cây ráy

  • Ráy thuộc cây thân mềm, có chiều cao khoảng 0.3 - 1.4m, phần dưới mọc bò và phần trên mọc thẳng đứng. Thân có đốt ngắn do bẹ lá già rụng để lại.
  • Lá cây ráy to, mọc vươn ra, rộng 8 – 45cm và dài 10 – 50cm. Phiến lá có hình tim, mép nguyên hoặc hơi lượn, cuống dài 15 – 120cm. Lá thường xòe ngửa ra, không thấm nước.
  • Hoa cái mọc ở phần gốc, hoa đực mọc ở phía trên cao.
  • Quả mọng, hình trứng và khi chín có màu đỏ.
  • Rễ phát triển thành hình củ dài, củ được chia thành nhiều đốt ngắn và có vảy màu nâu.Ưu điểm của cây ráy là sống được nhiều môi trường khác nhau, từ râm mát ẩm thấp đến nơi có ánh nắng trực tiếp.

Công dụng của cây ráy phong thủy

Ngoài yếu tố làm cảnh, điểm tô sắc xanh tươi mát cho không gian thì các bộ phận của cây ráy hầu hết đều có thể tận dụng làm thuốc chữa bệnh. Mỗi bộ phận mang một công dụng khác nhau.

Trong cây Ráy có chứa các thành phần hóa học như sau: nước, calo, protein, chất béo lipid, carbohydrate, chất xơ cùng với một số các loại khoáng chất khác bao gồm canxi, sắt, magie, kali, natri, kẽm và hàm lượng các vitamin B1, B2, vitamin C và vitamin E. Ngoài ra, theo tài liệu nghiên cứu từ Trung Quốc, loài cây này còn có trygochin, isotrygochin, các men beta glucosidase, vitamin A, D2, campestrol, redtinol…

Cây Ráy dễ gây kích ứng là do có oxalate canxi, gây ngứa, vì vậy trong quá trình chế biến cần lưu ý, mang bao tay để bảo vệ.

Theo y học hiện đại:

  • Thân, rễ và cuống lá của cây chứa ít các chất độc lại, thường được làm thực phẩm.
  • Tác dụng kháng côn trùng.
  • Hỗ trợ hiệu quả cho việc điều trị bỏng và vết thương phần mềm.
  • Chữa mụn nhọt, ghẻ, sưng tay chân, giải ngứa lá Han…

Theo y học cổ truyền:

  • Củ Ráy có vị nhạt, cay, tính hàn, có độc nhiều nên nếu ăn vào sẽ gây ngứa cổ họng và miệng.
  • Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, trừ đàm, bình suyễn, giảm đau.
  • Thân rễ chữa bệnh ngoài da như mề đay, ghẻ, trượt ngã bị thương, rắn cắn.

Một số bài thuốc từ cây ráy

  • Chữa mụn nhọt: Củ nghệ 60g, củ ráy 80 – 100g, rửa sạch và để ráo nước, sau đó cho dầu vừng vào và nấu nhừ, thêm ít sáp ong và dầu thông, khuấy cho tan và để nguội. Cách dùng, phết lên giấy bổi rồi dán lên mụn nhọt để hút mủ và giảm sưng tấy.
  • Chữa bệnh gút: Chuối hột già (phơi khô) và củ ráy (xắt nhỏ, phơi khô và sấy vàng) mỗi vị 20g; sao vàng và sắc uống trong ngày.
  • Chữa viêm đau nhức do viêm khớp dạng thấp: lá lốt khô, chuối hột khô và củ ráy mỗi vị 20g. Sắc uống, dùng mỗi ngày 1 thang.
  • Trị ngứa do lá han: cắt đôi củ ráy rồi xát trực tiếp vào vùng da bị ngứa.
  • Trị cảm hàn, người sốt cao: dùng 1 nửa củ ráy tươi chà vào mu bàn tay và khắp lưng để hạ thân nhiệt. Phần còn lại đem thái mỏng và sắc lấy 1 chén nước thuốc.
  • Hỗ trợ điều trị chứng cao huyết áp do bệnh thận hoặc do béo phì: Chuối hột sắp chín và củ ráy. Đem củ ráy gọt vỏ, thái lát mỏng và ngâm với nước gạo trong 3 giờ đồng hồ, sau đó rửa sạch, phơi khô và sao với lửa nhỏ. Chuối hột đem cắt lát mỏng, phơi khô và đem sao qua. Lấy 1/3 nắm củ ráy và 1 nắm chuối hột sắc với 1 lít nước đến khi còn 1 chén nước và chia thành 2 lần uống trong ngày.

Ý nghĩa cây ráy phong thủy

Cây ráy phong thủy làm tốt nhiệm vụ của một cây xanh, thanh lọc không khí, hấp thụ bụi bẩn, mang lại bầu không khí trong lành, tươi mát, tốt cho sức khỏe con người.

Ý nghĩa phong thủy cây ráy

Cây ráy trong góc nhìn phong thủy còn là loài cây mang đến may mắn, nhiều tài lộc, biểu tượng cho sự làm ăn thuận buồm xuôi gió, cuộc sống thịnh vượng, an khang của gia chủ. Ngoài ra, chúng còn giúp giữ sự tĩnh tâm trong tâm hồn, hướng đến cuộc sống an lạc, bình yên.

Bên cạnh cây ráy ta thường thấy thì cây ráy Mỹ lá xẻ Monstera là lựa chọn khá phổ biến hiện nay, chúng được trồng nhiều ở các công trình kiến trúc hiện đại, mang lại giá trị thẩm mỹ cao.

Với những công dụng và ý nghĩa của cây ráy phong thủy, các gia chủ quan tâm đến trồng cây phong thủy có lẽ sẽ thêm cái tên này vào danh sách cân nhắc. Muốn thay đổi cảnh quan, năng lượng cho khuôn viên sống, làm việc thì đây là gợi ý khá thú vị.

Nguồn: Trần Anh Group

Xem thêm:

  • Cây cau cảnh phong thủy: ý nghĩa & cách chăm sóc
  • Trồng cây nha đam phong thủy đơn giản cho mọi người
  • Bật mí thú vị về phong thủy cây cẩm thị
Nguyễn Hằng

Nguyễn Hằng được biết đến là tác giả của nhiều bài viết giá trị nghiên cứu, tổng hợp về dự án bất động sản, thị trường bất động sản cũng như phân tích các vấn đề quy định trong Luật bất động sản hiện hành. Nguyễn Hằng tên thật là Nguyễn Thị Thúy Hằng (Nick name: Nae Hang Nguyen) tốt nghiệp cử nhân ngành Luật trường Đại học Luật Quốc Gia TP. HCM. Hiện cây bút Hang Nguyen đang công tác tại Trần Anh Group với vai trò là biên tập nội dung (senior editor) & video editor đa năng.

Đánh giá của bạn

Gửi đánh giá

Từ khóa » Cây Khoai Ráy