Cây Rễ Dâu Tằm Và Công Dụng Chữa Bệnh Gan Hiệu Quả
Có thể bạn quan tâm
Rễ dâu tằm là vị thuốc khá quen thuộc đối với người dân Việt, bởi không chỉ có 1 bộ phận rễ mà tất cả các bộ phận còn lại như lá, trái dâu hay thân đều có thể sử dụng làm thuốc điều trị bệnh. Để biết về công dụng hữu ích của rễ dâu tằm, hãy cùng các chuyên gia của Đức Thịnh khám phá qua bài viết này nhé.
Mô tả đặc điểm của cây dâu tằm
Đặc điểm
Theo các chuyên gia thảo dược của Đức Thịnh thì những các đặc điểm sau đây được dùng để nhận dạng cây dâu tằm
- Cây dâu tằm là cây thân gỗ cao tới 15m, thân cây nhẵn, có nhiều nhựa.
- Lá cây dây nhọn ở đầu và mép có hình răng cưa.
- Rễ cây dâu mọc với mật độ cao ở độ sâu 10-30, rễ cây rất to rộng 2-3m.
- Quả nhỏ, vị chua, ngọt, khi sống có màu xanh, dần chuyển sang đỏ và tím đen khi đã chín hoàn toàn.
Tên gọi
- Cây dâu tằm có tên khoa học là Morus alba L., họ Dâu tằm (Moraceae).
- Theo các chuyên gia của Đức Thịnh thì cây dâu tằm còn có tên gọi khác, như: Dâu cang, Tầm tang, mạy môn…
Phân bố, thu hái cây dâu tằm
Phân bố: Cây ưa ẩm và sáng, thường được trồng trên diện tích lớn ở bãi sông, cao nguyên, đất bằng. Cây thường phân bố ở bãi sông Hồng, sông Thái Bình, sông Đáy; Lâm Đồng và mọc rải rác ở Đồng Bằng Sông Cửa Long).
Thu hái: Mùa hoa nở vào tháng 4-5, mùa quả vào tháng 5-7, ở nước ta và Trung Quốc cây được trồng ở khắp nơi để lấy lá nuôi tằm, làm thuốc.
Phân loại cây dâu tằm
Hiện nay thì có 2 loại dâu tằm rất phổ biến. Bạn có thể nhìn vào đây để chọn cho mình loại dâu trị bệnh hay trồng hiệu quả nhất.
Dâu tằm cảnh
Là một loại cây được rất nhiều người mê cây cảnh lựa chọn. Vì theo họ loại cây có thế đẹp, thân và cành dễ uốn tạo dáng. Đặc biệt thế cây rất đẹp mắt mà không phải loại cây kiểng nào cũng có.
Dâu tằm bonsai
Nhu cầu của người dân đang dần thay đổi ví dụ như thích dâu tằm cảnh chẳng hạn. Chính vì thế mà hiện nay có rất nhiều nơi bán với nhiều mức giá khác nhau. Mức giá còn tùy thuộc vào dáng và thế của cây. Cây nào đẹp thì giá có thể lên tới 100 triệu là bình thường.
Thành phần hóa học
Lá dầu tằm có chứa acid amin tự do (phenlylalanin, alanin, leucin, sarcosin, acid pipercholic,…) protid, vitamin B1, C, D; acid hữu cơ: propionic, succinic, isobutyric, tanin,… Quả thì chứa đường, protid, vitamin C, tanin.
Cành dâu có chứa mulberrin, cyclomulberrin, mulberrochromene, morin, dihydrokaempferol, dihydromorin, maclurin.
Tác dụng dược lý
Rễ dâu có tác dụng gây hạ huyết áp, gây trấn tĩnh. Cao chiết với nước và methanol từ rễ dâu giúp làm giảm đường huyết.
Lá dâu giúp hạ huyết áp yếu . Chế phẩm an thần được làm từ lá dâu, vong neem, lạc tiên, lá sen, thảo quyết minh, hạt keo giậu, hạt tơ hồng, củ sâm đại hành lại gây ngủ dễ dàng và giúp ngon giấc.
Cao nước từ thân cây dâu có tác dụng ức chế các loại vi khuẩn gram dương và các men.
Bộ phận cây dâu tằm dùng làm thuốc chữa bệnh
Tất cả các bộ phận của cây dâu tằm đều được dùng để làm thuốc. Điều đặc biệt nhất là trong cây này có 5 bộ phận, từ các bộ phận này cho ta 5 vị thuốc quý, mỗi vị thuốc đều có một tên gọi khác nhau.
Lá dâu được gọi với tên Tang diệp
Vỏ cây dâu gọi là Tang bạch
Quả dâu được gọi là Tang thầm
Cây tầm gửi ký sinh trên cây dâu gọi là Tang ký sinh
Tổ bộ ngựa trên cây dâu tằm gọi là Tang tiêu phiêu.
Tác dụng của rễ dâu tằm
Rễ cây dâu tằm được xem là vị thuốc chống ho, trừ đờm, được sử dụng nhiều trong các bài thuốc đông y, ngày nay, rễ cây dâu còn được biết đến với tác dụng như:
- Hỗ trợ trị ho ra máu, ho có đờm, ho gà ở trẻ em
- Tiểu tiện không thông, viêm phế quản, hen nhiệt, khản giọng.
- Giúp ổn định huyết áp, nhuận tràng, tim mạch.
- Hỗ trợ trị đau nhức xương khớp, đau cơ, thấp khớp.
- Trị hoa mắt, rụng tóc.
- Hỗ trợ điều trị viêm gan, thận, giảm cholesterol.
Những ai nên dùng cây dâu tằm
Cây dâu tằm có thể phù hợp cho nhiều đối tượng sử dụng khác nhau. Từ những người bình thường, mong muốn được nâng cao sức khỏe, làm đen tóc, đẹp da. Cho đến những người có thể trạng yếu, thường xuyên bị mất ngủ, hoặc mắc các bệnh liên quan đến xương khớp, yếu sinh lý, thận hư, phù thũng, cao huyết áp, táo bón, tiểu đường, bị ho,…
Cách sử dụng rễ cây dâu tằm
Trong tất cả những bộ phận của cây dâu tằm đều được dùng làm thuốc điều trị bệnh. Trong đó rễ cây dâu tằm là một trong những bộ phận được dùng làm thuốc nhiều nhất. Cách sử dụng rễ cây dâu tằm rất đơn giản.
Sắc nước uống
Rễ cây dâu tằm được sử dụng sắc thuốc uống, với bệnh nhẹ thì chỉ dùng từ 4-12g, bệnh nặng hơn thì tăng liều lượng 20-40g.
Ngâm rượu
Dùng 1 kg ngâm với 5 lít rượu nguyên chất. khoảng 1 tháng là có thể dùng được, mổi ngày dùng từ 2 đến 3 ly.
Ngâm mật
Cắt từng đoạn tang bạch bì khoảng 3-4 cm, tẩm với mật ong tỉ lệ 150g mật và 1kg vỏ rễ, trộn đều cho mật ngấm hết vào rễ, để trong vòng 4 giờ rồi mang đun nhỏ lửa, đến khi vị thuốc có màu vàng là dùng được.
Một số bài thuốc hỗ trợ trị bệnh
Ngoài dùng độc vị rễ cây dâu tằm thì bạn có thể kết hợp với một số thảo dược khác để tăng thêm phần hiệu quả điều trị bệnh. Và đây là một số bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh, bạn có thể tham khảo.
Dùng để hỗ trợ trị ho ra máu
Rễ dâu tằm tán bột, dùng 10-20g uống với nước cơm, liên tục từ 1-2 tuần.
Chữa ho có đờm
Dùng 10g rễ dâu tằm, 40g đậu đỏ, sắc uống mỗi ngày, trong khoảng 2-3 tuần.
Chữa ho do viêm phế quản, khó thở
Rễ dâu tằm, địa cốt bì mỗi thứ 20g, 8g cam thảo, mỗi ngày 1 thang uống liên tục trong 2-3 tuần.
Điều trị các bệnh về tim mạch, giảm cholesterol, ngăn ngừa xơ vữa mạch máu
Dùng khoảng 50-100g rễ cây dâu sắc với 2 lít nước còn 1 lít thì chia làm 2 lần uống trong ngày. Nên uống khi thuốc còn ấm.
Chú ý khi sử dụng cây dâu tằm chữa bệnh
- Cơ thể bị suy yếu, ho không đờm, ho do lạnh không có nóng sốt không nên dùng tang bạch bì.
- Những đối tượng đại tiện lỏng không được dùng tang thầm.
- Những người bị viêm tiết niệu, mộng tinh không nên dùng tang phiêu tiêu.
- Phụ nữ đang cho bé bú không nên sử dụng các bị thuốc từ cây dâu.
Địa chỉ bán rễ cây dâu tằm chất lượng ở đâu?
Hiện nay, công ty thảo dược Đức Thịnh đang cung cấp loại rễ cây dâu tằm chất lượng, bạn có thể đến trực tiếp cửa hàng để mua rễ cây và hướng dẫn cách sắc thuốc cũng như kết hợp với một số loại thuốc khác sao cho hiệu quả.
Khách hàng trên toàn quốc có thể liên hệ qua SĐT: 0937.301.801 hoặc 0985.324.028 để đặt hàng nhanh nhất.Đối với các tỉnh ở xa, chúng tôi sẽ gửi hàng tại nhà qua dịch vụ chuyển phát nhanh (COD) của viettel, bạn có thể xem hàng trước khi thanh toán cho nhân viên giao nhận.
(Kết quả sử dụng rễ dâu tằm có thể khác nhau, tùy thuộc vào cơ địa từng người)
Từ khóa » Tác Dụng Chữa Bệnh Của Rễ Cây Dâu Tằm
-
Rễ Cây Dâu - Vị Thuốc Chống Ho, Trừ đờm
-
12 Bài Thuốc Từ Cây Dâu Tằm
-
Cây Dâu Tằm Và Những Tác Dụng Bất Ngờ
-
Rễ Dâu Tằm Có Tác Dụng Chữa Bệnh Gì? Mua ở đâu Tốt Nhất?
-
Bài Thuốc Hay Từ Cây Dâu Tằm
-
Một Số Bài Thuốc Từ Cây Dâu Tằm
-
Dâu Tằm: Loài Cây Cho Nhiều Vị Thuốc Chữa Bệnh Hiệu Quả - YouMed
-
(VTC14)_ Những Tác Dụng Của Cây Dâu Tằm đối Với Sức Khỏe
-
Cây Dâu Tằm: Tiên Dược Trời Ban Không Phải Ai Cũng Biết
-
Dâu Tằm (cành, Lá, Quả, Vỏ Rễ): Vị Thuốc Có Nhiều Tác Dụng Chữa Bệnh
-
Bài Thuốc Chữa Ho Có đờm Bằng Rễ Cây Dâu Cực Hay
-
Xem Ngay 6 Công Dụng Của Rễ Dâu Tằm Kẻo Bỏ Sót Dược Liệu 'nức Tiếng'
-
Thân Cây Dâu Tằm Có Tác Dụng Gì? [Tác Dụng Phụ Của Cây ... - NgonAZ
-
Rễ Cây Dâu Chữa Bệnh Gì? - Dược Phẩm An Bình