Thân Cây Dâu Tằm Có Tác Dụng Gì? [Tác Dụng Phụ Của Cây ... - NgonAZ

Cây dâu tằm là một loài cây gắn bó sâu sắc với đời sống của người dân Việt Nam. Từ xa xưa, ông bà ta đã sử dụng loài cây này để nuôi tơ, dệt lụa và chế biến các bài thuốc dân gian từ lá, thân, quả, rễ của nó. Tất cả các bộ phận của cây dâu tằm đều là những vị thuốc quý được ứng dụng nhiều trong Y học cổ truyền ngày nay. Vậy, thân cây dâu tằm có tác dụng gì trong y học điều trị bệnh, cũng như tác dụng phụ của cây dâu tằm. Chúng ta hãy cùng NgonAZ tìm hiểu hiểu kỹ hơn qua nội dung bài viết này nhé.

Cây dâu tằm là cây gì?

Cây dâu tằm còn có tên gọi khác là tầm tang, mạy môn… và tên khoa học của nó là Morus alba L. Morus acidosa, là một loài cây thuộc họ dâu tằm Moraceae.

Cây dâu tằm và thân cây dâu tằm có tác dụng gì? Những lưu ý khi sử dụng 1

Vì sự dân dã và phổ biến của cây dâu tằm từ ngàn đời nay mà bạn có thể bắt gặp loài cây này ở bất cứ địa phương nào, đặc biệt là những vùng phát triển nghề dệt tơ, dệt lụa. Tuy nghề này hiện nay đã dần mai một và không còn được như xưa nhưng hình ảnh cây dâu tằm vẫn còn đó. Nhiều gia đình vẫn hay trồng loài cây này, trước là để ăn quả, sau là để làm thuốc, thậm chí cây còn được trồng quanh nhà để làm bờ rào nữa.

Quan sát cây dâu tằm, chúng ta có thể nhận thấy 5 bộ phận là lá, quả, vỏ (thân, rễ), các loại cây mọc ký sinh và tổ bọ ngựa. Tất cả các bộ phận này đều được dùng làm thuốc quý, tuy mỗi vị thuốc có dược tính khác nhau nhưng đều có hiệu quả trong điều trị và hỗ trợ điều trị nhiều thể bệnh thường gặp. Riêng thân cây dâu tằm có tác dụng gì thì chúng ta sẽ tìm hiểu những nội dung sau của bài viết này nhé.

Công dụng của cây dâu tằm trong điều trị bệnh

Cây dâu tằm theo Đông y có vị đắng ngọt, tính mát vào kinh can, phế, thận nên có rất nhiều công dụng như điều trị thấp khớp, đau nhức xương khớp, điều trị mất ngủ hay bồi bổ can thận… Ngày nay, khi y học hiện đại phát triển, các nhà khoa học cũng đã bắt tay vào nghiên cứu thực tế, chuyên sâu về cây dâu tằm và những tác dụng của nó. Điều đặc biệt là tất cả các nghiên cứu ấy đều cho thấy rằng kinh nghiệm dân gian của ông cha ta từ xưa đến nay đều rất chính xác.

Cây dâu tằm và thân cây dâu tằm có tác dụng gì? Những lưu ý khi sử dụng 2

Như có nhắc đến ở trên, mỗi một bộ phận của cây dâu tằm mang đến một tác dụng dược lý khác nhau:

– Lá dâu tằm (gọi là Tang diệp) giúp điều trị sốt, cao huyết áp, cảm mạo, tiêu đờm và làm sáng mắt.

– Quả dâu tằm (gọi là Tang thầm) giúp làm sáng mắt, bổ thận, điều trị bệnh mất ngủ và tăng cường hệ tiêu hóa.

– Vỏ cây ở thân và rễ (gọi là Tang bạch) giúp điều trị phù thũng, ho đờm và còn có tác dụng lợi tiểu. Nếu bạn vẫn đang thắc mắc thân cây dâu tằm có tác dụng gì thì đây chính là câu trả lời cho điều đó.

– Các loại cây ký sinh trên cây dâu tằm (gọi là Tang ký sinh) giúp điều trị thấp khớp, đau nhức xương, thoát vị địa đệm, đồng thời là vị thuốc bổ gan thận rất tốt.

– Tổ bộ ngựa trên cây dâu tằm (gọi là Tang tiêu phiêu) giúp điều trị thể bạch đới, liệt dương, di tinh ở nam giới và cải thiện chứng tiểu nhiều lần do chức năng thận yếu.

Tác dụng của thân cây dâu tằm

Như đã nói, trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu thân cây dâu tằm có tác dụng gì?. Dưới đây là một số tác dụng điều trị bệnh rõ ràng nhất của thân cây dâu tằm:

Bài thuốc điều trị chứng ho ra máu

Bạn sử dụng 1kg vỏ cây dâu tằm ở dạng tươi, sau đó rửa sạch và nhâm nước vo gạo trong khoảng 2 ngày liên tiếp. Sau 2 ngày, bạn vớt vỏ cây ra rồi đem ra nắng phơi khô, sau đó cho lên chảo sao vàng rồi bảo quản trong lọ dùng dần.

Mỗi ngày, bạn chỉ cần lấy khoảng 10g thuốc và sắc nước uống, cứ đều đặn như thế sẽ giúp cải thiện được tình trạng ho ra máu rất hiệu quả.

Cây dâu tằm và thân cây dâu tằm có tác dụng gì? Những lưu ý khi sử dụng 3

Bài thuốc điều trị chứng ho lâu năm

Thân cây dâu tằm có tác dụng gì đã có câu trả lời ngày càng rõ ràng hơn. Phần vỏ cây không chỉ giúp điều trị chứng ho ra máu mà còn cực kỳ hiệu quả đối với những người bệnh bị ho kinh niên, ho lâu năm.

Bạn chỉ cần sử dụng khoảng 10g vỏ cây dâu tằm dạng khô, trộn cùng 10g vỏ rễ cây tranh khô rồi sắc thuốc cùng 700ml nước để uống trong một ngày.

Mỗi đợt, bạn cứ uống như thế khoảng 5 ngày liên tục là sẽ thấy tình trạng ho kinh niên đỡ hẳn luôn đấy nhé.

Những lưu ý cần biết khi sử dụng

Mặc dù là một vị thuốc dân gian lành tính, hầu như không gây ra tác dụng phụ cho sức khỏe con người nhưng để nâng cao hiệu quả điều trị bệnh và hạn chế những tác dụng phụ không mong muốn, bạn tuyệt đối không sử dụng các bài thuốc chế biến từ cây dâu tằm trong những trường hợp sau:

– Để trả lời cho câu hỏi thân cây dâu có tác dụng gì thì NGON đã mách bạn bài thuốc dân gian chế biến từ vỏ thân cây dâu tằm (Tang bạch) nhưng bài thuốc này chỉ tốt và hiệu quả khi bạn bị ho đờm, ho ra máu, ho kinh niên. Trong trường hợp bạn ho vì lạnh, ho không có đờm hay cơ thể đang yếu ớt thì tuyệt đối không được sử dụng Tang bạch nhé.

Ngoài ra, đối với các vị thuốc chế biến từ các bộ phận khác của cây dâu tằm cũng đều có những chống chỉ định nhất định.

– Không sử dụng Tang thầm trong trường hợp bạn bị tiêu chảy lâu ngày, đi đại tiện lỏng mà không rõ nguyên nhân.

– Không sử dụng bài thuốc từ Tang phiêu tiêu khi bạn bị các chứng bệnh liên quan đến gan, thận, bàng quang, đặc biệt là trường hợp bị viêm đường tiết niệu và mộng tinh.

– Phụ nữ đang mang thai và cho con bú thì không nên sử dụng các bài thuốc dân gian từ cây dâu tằm.

Cây dâu tằm và thân cây dâu tằm có tác dụng gì? Những lưu ý khi sử dụng 4

Tác dụng phụ khi sử dụng cây dâu tằm không đúng cách

Sử dụng cây dâu tằm đúng cách giúp mang lại hiệu quả cao trong điều trị bệnh và không để lại tác dụng phụ gì, nhưng nếu bạn sử dụng thuốc sai cách thì sẽ phải đối diện với những hệ quả khôn lường cho sức khỏe. Vậy nên, hãy cẩn trọng và tìm hiểu kỹ thân cây dâu tằm có tác dụng gì; lá, quả… cây dâu tằm có tác dụng gì và cách sử dụng đúng trước khi dùng nhé.

Dưới đây là một số hệ quả phản tác dụng khi sử dụng thuốc dân gian từ cây dâu tằm sai cách:

– Tạo ra các thể bệnh liên quan đến đường huyết và khiến tình trạng các bệnh nhân tiểu đường ngày càng trầm trọng hơn do thành phần trong cây dâu tằm nếu dùng sai cách sẽ làm cho lượng đường trong máu suy giảm đáng kể.

– Gây ra ung thư da bởi hợp chất hydroquinone có trong cây dâu tằm nếu dùng sai cách sẽ kích thích sự hình thành thể ung thư lớp biểu bì.

– Làm suy giảm chức năng tiêu thụ tinh bột của dạ dày.

– Ảnh hưởng nghiêm trọng đến thận bởi trong cây dâu tằm có chứa nhiều hoạt chất kali, nếu dùng không đúng cách sẽ ảnh hưởng lớn đến bàng quang và thận, cực kỳ không tốt cho những bệnh nhân có tiền sử mắc các chứng bệnh liên quan đến thận và bàng quang.

Tạm kết

Cây dâu tằm hay thân cây dâu tằm có tác dụng gì đều đã được làm rõ trong bài viết này. Giờ đây, ngoài tác dụng cung cấp nguồn thực thẩm bổ dưỡng, bạn còn có thể sử dụng cây dâu tằm như một vị thuốc chữa bệnh hiệu quả. Tuy nhiên, hãy nhớ những lưu ý và thận trọng sử dụng các bài thuốc đúng cách để tránh những tác dụng phụ của cây dâu tằm khôn lường nhé.

5/5 - (2 votes)

Từ khóa » Tác Dụng Chữa Bệnh Của Rễ Cây Dâu Tằm