Cây Sả - Cây Trồng Thu Nhập Cao ở Xã Hùng Tiến

(HBĐT) - Hùng Tiến là xã vùng 135 của huyện Kim Bôi, thu nhập của người dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông, lâm nghiệp và chăn nuôi. Những năm qua, được sự hỗ trợ đầu tư của Nhà nước thông qua các chương trình, dự án, sản xuất nông nghiệp của xã có bước chuyển biến rõ rệt. Người dân không chỉ đảm bảo an ninh lương thực mà còn tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đẩy mạnh phong trào cải tạo vườn tạp. Từ phát triển manh mún, tự phát, những năm gần đây, cây sả được cấp ủy, chính quyền và nhân dân trong xã xác định là cây nông sản thu nhập cao trên địa bàn.

Lãnh đạo HTX dịch vụ tổng hợp Huy Chỉ, xã Hùng Tiến (Kim Bôi) gặp gỡ, trao đổi nâng cao hiệu quả kinh tế từ trồng, chế biến sả với người dân.

Bí thư Đảng ủy xã Hùng Tiến Bùi Thế Vượng cho biết: Cây sả được đưa về xã từ năm 2003 với vài ba hộ ở xóm Ba Bị trồng và bán củ mang tính nhỏ lẻ, manh mún. Đến năm 2015, khi có tư thương về đặt máy ép tinh dầu từ lá sả, người dân trong xã đã thấy rõ hơn hiệu quả từ trồng sả và diện tích từng bước được mở rộng. Đến nay, các hộ dân ở 4/5 xóm trong xã đã trồng được 80 ha sả. Thực tế cho thấy, sả thương phẩm cung không đủ cầu, hiệu quả kinh tế cao gấp 5 lần so với trồng lúa trên cùng diện tích canh tác. Theo đó, đầu năm 2018, Đảng ủy, UBND xã xác định cây sả là nông sản mũi nhọn trên địa bàn và hỗ trợ 34 hộ dân trên 40 triệu đồng để xây dựng, nhân rộng mô hình trồng sả. Trước đó, năm 2015, HTX dịch vụ tổng hợp Huy Chỉ được thành lập, năm 2018 được giao thêm chức năng liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm là củ sả, tinh dầu sả cho xã viên và các hộ dân trên địa bàn. Đến nay, nhiều hộ trong xã đã thoát nghèo và vươn lên làm giàu từ trồng sả. Từ kết quả đó, cấp ủy, chính quyền xã và HTX đã có định hướng xây dựng sả thương phẩm và tinh dầu sả thành sản phẩm của Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2018 - 2020.

Đánh giá về hiệu quả của cây sả trong phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, ông Bùi Văn Thông, xóm Ba Bị cho biết: Sả là cây trồng dễ thích nghi với đất đồi thấp và chân ruộng 1 vụ, có khả năng chịu hạn cao và không bị sâu bệnh. Trồng lứa đầu tiên sau 6 tháng là được thu hoạch và duy trì gốc thu hoạch 2 vụ/năm, 3 năm sau mới phải trồng lại. Bình quân 1 ha cho thu hoạch 20 tấn củ, 10 tấn lá/vụ, trừ chi phí mang lại thu nhập từ 75 - 80 triệu đồng. Từ đó, gia đình tôi cùng các hộ khác trong xóm thực hiện dồn điền, đổi thửa để trồng sả theo 2 phương thức chuyên canh trên diện tích lớn và xen canh dưới vườn cây ăn quả có múi. Nhờ cây sả, gia đình tôi đã thoát nghèo và cuộc sống ngày càng khá giả hơn.

HTX dịch vụ tổng hợp Huy Chỉ hiện có 40 thành viên, sinh hoạt tại 3 tổ hợp tác. Hơn 3 năm qua, HTX và các tổ hợp tác giữ vai trò nòng cốt trong xây dựng mô hình thâm canh cây sả tại 4/5 xóm. Nhờ ứng dụng công nghệ mới trong việc ép tinh dầu từ lá sả, các hộ trong xã không chỉ bán củ như trước đây mà còn có thêm thu nhập đáng kể từ bán lá và tinh dầu sả. Giám đốc HTX dịch vụ tổng hợp Huy Chỉ Bùi Văn Hiệp cho biết: HTX đã tham mưu cho cấp ủy, chính quyền xã đề xuất các cấp có thẩm quyền hỗ trợ, giúp đỡ để hoàn thiện hồ sơ, thủ tục đăng ký thương hiệu cây sả thương phẩm và tinh dầu sả Hùng Tiến nhằm tiếp tục mở rộng diện tích sản xuất, quy mô chế biến và thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Phát triển diện tích, nâng cao năng suất và giá trị thu nhập từ trồng sả thực sự là hướng đi mới trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng giúp người dân ở Hùng Tiến giảm nghèo bền vững và vươn lên làm giàu chính đáng. Đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của xã giảm còn 18,5%, trong đó, các hộ trồng sả đều đã thoát nghèo. Tuy nhiên, để cây sả thương phẩm và tinh dầu sả đảm bảo chất lượng, tiêu chuẩn, đáp ứng được nhu cầu về dược liệu, gia vị của người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh, cấp ủy, chính quyền và người dân xã Hùng Tiến cần được sự quan tâm, hỗ trợ của các cấp, ngành trong xây dựng thương hiệu, tiếp cận vốn vay, thiết bị máy móc phục vụ sản xuất và chế biến sả.

Đức Phượng

Trồng rừng tập trung đạt 78,5% kế hoạch Hiệu quả từ việc thực hiện các chính sách dân tộc ở huyện Lương Sơn Kỷ niệm 26 năm thành lập Tắc xi Mai Linh Hướng dẫn kỹ thuật phục vụ công tác phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi

Xã Cư Yên chuyển dịch cơ cấu cây trồng hiệu quả, bền vững

(HBĐT) - Những năm qua, xã Cư Yên (Lương Sơn) tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng hiệu quả, bền vững. Qua đó, góp phần nâng cao thu nhập, xóa đói, giảm nghèo, đóng góp quan trọng trong công cuộc phát triển KT-XH, xây dựng nông thôn mới của địa phương.

Huy động nguồn lực thực hiện cứng hóa đường giao thông nông thôn

(HBĐT) - Đề án cứng hóa đường giao thông (GTNT) tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2017 - 2020 được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1615/QĐ-UBND ngày 28/8/2017. Theo kế hoạch đề ra, toàn tỉnh sẽ có khoảng 1.500 km đường GTNT được cứng hóa với tổng mức đầu tư 1.549,784 tỷ đồng. Trong khi nhu cầu cứng hóa đường GTNT trên địa bàn là rất cao, việc triển khai một đề án có khối lượng đầu tư lớn như vậy đã tạo ra nhiều kỳ vọng, nhất là đối với các địa bàn nhiều năm nay vẫn còn loay hoay chưa giải được bài toán đầu tư nâng cấp đường GTNT.

34 lao động xã Ngòi Hoa được đào tạo nghề nuôi cá lồng

(HBĐT) - Ngày 11/7, tại xã Ngòi Hoa (Tân Lạc), Trung tâm Giống cây trồng, vật nuôi và thủy sản tỉnh tổ chức khai giảng lớp nghề "Nuôi cá lồng bè nước ngọt”. Tham gia lớp học nghề có 34 học viên là lao động nông thôn tại 4 xóm của xã.

Xã Thanh Hối phát huy hiệu quả vốn ưu đãi

(HBĐT) - Những năm qua, trên địa bàn xã Thanh Hối (Tân Lạc), tín dụng ưu đãi do Ngân hàng CSXH triển khai là nguồn lực quan trọng trong xóa đói, giảm nghèo. Qua đó làm thay đổi nhận thức của người dân, giúp họ dám nghĩ, dám làm, mạnh dạn vay vốn để tập trung đầu tư xây dựng các mô hình phát triển kinh tế, góp phần xây dựng nông thôn mới.

Cho vay sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn hướng tới giảm nghèo bền vững

(HBĐT) - Chương trình cho vay vốn hộ sản xuất, kinh doanh (SXKD) được thực hiện trên địa bàn tỉnh từ năm 2007 theo Quyết định số 31/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, nhằm giúp vốn cho các hộ tại những vùng khó khăn phát triển kinh tế. Đối tượng vay vốn của chương trình là các hộ không thuộc hộ nghèo thực hiện các hoạt động SXKD ở vùng khó khăn. Chương trình do Ngân hàng CSXH thực hiện, sau hơn 10 năm triển khai đã góp phần quan trọng đưa nguồn vốn ưu đãi đến gần với người dân, kịp thời giúp đối tượng thụ hưởng có vốn đầu tư phát triển sản xuất, cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập và giảm nghèo bền vững.

Dư nợ tín dụng chính sách đạt trên 350 tỷ đồng

(HBĐT) - Theo Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Đà Bắc, từ đầu năm đến nay, doanh số cho vay toàn huyện đạt trên 80 tỷ đồng với 2.174 lượt khách hàng vay vốn. Doanh số thu nợ đạt trên 50 tỷ đồng. Thực hiện xóa nợ 60 triệu đồng cho các trường hợp rủi ro.

Từ khóa » Trồng Sả Kinh Tế