Cây Sắn Dây: Vị Thuốc Giải độc Rượu Cảm Nắng, Nóng Sốt - YouMed
Có thể bạn quan tâm
Nội dung bài viết
- Cây Sắn dây là gì?
- Tác dụng cây Sắn dây
- Bài thuốc từ cây Sắn dây
Cát căn (củ sắn dây) là vị thuốc Nam quý, có vị ngọt, tính mát. Dân gian dùng vị thuốc này để giải ngộ độc rượu, cảm nắng, nóng sốt kéo dài, đau lưng, cổ gáy, huyết áp cao và ngộ độc thức ăn. Chúng ta cùng tham khảo dưới đây.
Cây Sắn dây là gì?
Còn gọi củ sắn dây, cam cát căn, phấn cát. Tên khoa học: Pueraria thomsoni Benth, Họ Cánh Bướm (Fabaceae).
Mô tả
- Cây sắn dây là dạng cây thảo quấn, có rễ nạc, bột, có thân hơi có lông lá có 3 lá chét.
- Lá chét hình trái xoan, mắt chim, có mũi nhọn ngắn. Nhọn sắc, nguyên hoặc chia 2-3 thùy, có lông áp sát cả hai mặt.
- Hoa màu xanh lơ, thơm, xếp thành chùm ở nách, lá bắc có lông.
- Quả đậu màu xanh có lông dựng đứng màu ngả vàng.
- Rễ củ phình ra, thon dài, viền không đều. Vỏ rễ ngoài màu tím nâu hoặc đỏ nâu có vết nhăn dọc thành.
- Dược liệu thường phiến dầy hay mỏng hình khối vuông, màu xám trắng, hoặc màu vàng trắng. Có nhiều chất xơ rất dễ tước ra thành dạng sợi, phần nhiều là màu trắng. Sắc màu trắng phấn mịn là loại sắn dây tốt.
- Sắn dây mọc dại khắp nơi trên lãnh thổ nước ta, ra hoa vào tháng 9, 10.
Phân bố
Mọc hoang, trồng khắp nơi.
Bộ phận dùng
Dùng rễ (thường gọi là củ), hình trụ đường kính không đều. Vỏ màu vàng nhạt đục, thường cắt theo chiều dọc và có nhiều xơ.
Tác dụng cây Sắn dây
Thành phần hoá học
Cây sắn dây chứa:
- Puerarin, Puerarin – Xyloside. Daidzein, Daidzin, b-Sitosterol, Arachidic acid (Trung Dược Học).
- Ngoài ra Daidzein, Daidzin, Puerarin. 4’-Methoxypuerarin, Daidzein-4’, 7-Diglucoside (Chương Dục Trung, Dược Vật Phân Tích Tạp Chí 1984, 4 (2): 67).
- Daidzein-7-(6-O-Malonyl)-Glucoside (Hirakura K và cộng sự, C A 1990, 112: 42557y).
- Genistein, Formononetin, Daidzein-8-C-Apiosyl (1®6)-Glucoside). Genistein-8-C-Apiosyl (1®6)-Glucoside), Puerarinxyloside, PG 2, 3’-Hydroxypuerarin PG-1. 3’-Methyoxypuerarin, PG-3 (Kinjio J và cộng sự, Chem Pharm Bull, 1987, 35 (12): 4846)
Tính chất dược lý
Điều trị rối loạn ở động mạch vành
Nghiên cứu dùng nước sắc Cát căn cho thấy thuốc có một số tác dụng đối với chứng đau thắt ngực. Kết quả cho thấy 38%có cải thiện, 42% có điện tâm đồ được cải thiện. Trong vòng 1 tháng, các dấu hiệu triệu chứng được cải thiện.
Hoạt tính chống ung thư
Chiết xuất cây chứa Puerarin, thuộc nhóm isoflavone glycoside có tác dụng chống lại ung thư. Thông qua cơ chế kích hoạt chết theo chương trình, thay đổi chu kì tế bào.
Hoạt tính bảo vệ tế bào thần kinh
Hoạt tính sinh học của sắn dây chứa daidzein và genistein. Chúng tác động tế bào PC12 biệt hóa 6-hydroxydopamine (6-OHDA), yếu tố tăng trưởng thần kinh (NGF). Có tác dụng hỗ trợ thoái hoá thần kinh mạn tính như bệnh Parkinson.
Công dụng
Theo y học cổ truyền, sắn dây có vị ngọt, tính bình, không độc, nước cốt rễ dùng sống rất hàn (Biệt Lục). Hoa có vị ngọt, tính bình, không độc (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Quy kinh Bàng quang, Tỳ, Vị, Phế.
Cây sắn dây có tác dụng Thanh nhiệt khí, sinh tân, vị mát bảo vệ tỳ. Sắc trắng, bảo vệ phế hình, sinh tân và trị nhiệt toàn bộ phế hình. Ngoài ra còn giải cơ, thoái nhiệt, thăng đề Vị khí (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Chủ trị:
- Trị nhiệt lỵ, cảm nhiễm viêm hô hấp, tiêu hóa ban trái (đậu chẩn), ho khan, ho đờm, sốt.
- Trị các chứng nóng, đau cứng gáy, tiêu chảy. Chữa các chứng say nắng, giải khát, hỗ trợ tiêu hoá.
- Ngoài ra sắn dây còn làm đẹp da, mờ nếp tàn nhang.
Liều dùng
Từ 4 – 40 gram.
Bài thuốc từ cây Sắn dây
Say nắng, nóng bứt rứt, khô cổ khát nước
Chuẩn bị: Cát căn 8g, mạch môn 12g, mơ trắng 1 quả, nước gừng sống 1 muỗng, mật ong 1 muỗi
Thực hiện: sắc lấy nước uống.
Ho khan, ho đờm vàng, nóng sốt
Cát căn, lá quế, bạc hà, tràm gió, hoắc hương, lá lứt cây, lá ngũ trão.
Sắc lấy nước uống.
Thúc đậu chẩn mọc đều mà vẫn mát
Chuẩn bị: cát căn 30-40 g, đậu săng 10g, đinh lăng lá 20g.
Thực hiện: sắc uống cho đến lúc bệnh khỏi.
Nhiệt lỵ xuất huyết
Chuẩn bị: cát căn, hoàng đằng, tô mộc, lá ổi, hậu phác, trần bì.
Thực hiện: sắc lấy nước uống.
Đau lưng, đau cổ gáy, đau cơ do nhiệt
Chuẩn bị: cát căn, cù đèn, cành dâu.
Thực hiện: sắc lấy nước uống.
Say rượu không tỉnh
Chuẩn bị: Cát căn sống.
Thực hiện: Sắc uống 2 thăng, khi nào tiểu ra là khỏi.
Trẻ ốm, bón, nóng nhiệt
Chuẩn bị: Cát căn, lá dâu, mè đen, đậu xanh.
Thực hiện: sắc lấy nước uống.
Cảm mạo gây đau cứng cổ gáy, sốt, phiền khát
Chuẩn bị: Thạch cao 16g, sài hồ 4g, khương hoạt, bạch thược, hoàng cầm và bạch chỉ mỗi vị 4 – 8g, cát căn 8 – 12g, gừng tươi 3 lát, đại táo 2 quả.
Thực hiện: Đem sắc lấy nước uống.
Cây sắn dây hay còn gọi là cát căn, là vị thuốc phổ biến của người dân lâu nay. Sắn dây có tác dụng hạ nhiệt, trị các chứng ho khan, ho đờm nhiệt. Đặc biệt là chữa chứng say nắng, khát nhiều, phát sốt. Ngoài ra còn làm đẹp da, giảm tàn nhang. Trên đây là những thông tin cơ bản, hi vọng mang đến độc giả những điều thú vị. Tuy nhiên nếu dùng dạng thuốc chữa bệnh, quý độc giả cần tham vấn ý kiến bác sĩ điều trị.
>> Xem thêm: Bột sắn dây: Tác dụng, cách dùng và những lưu ý khi sử dụng
Từ khóa » Công Dụng Lá Sắn Dây
-
Sắn Dây: Công Dụng, Cách Sử Dụng, Một Số Bài Thuốc & Những điều ...
-
15 Công Dụng Của Sắn Dây Và Cách Sử Dụng - Kiêng Kỵ
-
Sắn Dây Có Tác Dụng Gì? | Vinmec
-
Sắn Dây Loại Cây Dại Với 19 Tác Dụng Chữa Bệnh Hay
-
Sắn Dây: Huyền Thoại Và Công Dụng Thực Tế
-
Củ Sắn Dây - Thức Uống Giải Khát Và Làm Thuốc
-
Cây Sắn Dây Là Gì ? Thống Kê Những Tác Dụng Của Cây Và Bột Sắn Dây
-
Tác Dụng Của Bột Sắn Dây Và Cách Dùng Tốt Cho Sức Khỏe
-
Lá Sắn Và Những Lợi ích Cho Sức Khoẻ Không Nên Bỏ Lỡ - Báo Lao động
-
Tác Dụng Của Bột Sắn Dây
-
Bột Sắn – Vừa Là Món ăn Vừa Là Bài Thuốc Chữa Bệnh
-
Cây Sắn Dây Và Công Dụng - Trồng Rau Làm Vườn
-
Bột Sắn Dây Và Các Tác Dụng Tích Cực Với Sức Khỏe - Hello Bacsi
-
Cây Sắn Dây (Cát Căn) Mát Bổ, điều Trị Nóng Trong, Giải Rượu Cực Hay