Cây Si | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương

✴️ Cây si Mục lục

Cây si (cây xi) thường được trồng để làm cảnh và cho bóng mát. Tuy nhiên nhựa và rễ phụ của loài cây này còn được tận dụng để chữa ứ huyết do chấn thương, té ngã, đau nhức xương khớp và cắt cơn hen suyễn cấp tính.

Cây Si

Cây si không chỉ được trồng để làm cảnh mà còn được tận dụng để làm dược liệu chữa bệnh

  • Tên gọi khác: Cây xi

  • Tên khoa học: Ficus benjamina L

  • Họ: Dâu tằm (danh pháp khoa học: Moraceae)

Mô tả dược liệu

1. Đặc điểm thực vật

Cây si là loại thực vật thân gỗ, to cao và có thể phát triển đến 30m. Tuy nhiên nếu được trồng ở chậu cảnh, cây thường có kích thước nhỏ và thấp. Thân cây có nhựa mủ, phiến lá hình bầu dục, rộng từ 3 – 5 cm, dài khoảng 4 – 9 cm và mặt nhẵn bóng. Cuống lá gầy, dài khoảng 12 – 20mm.

Cây Si

Quả giả của cây có hình trứng/ hình cầu, đường kính khoảng 10 – 12mm và khi chín có màu đỏ

Quả “giả” có hình cầu/ hình trứng, mọc trên cành non, đường kính khoảng 10 – 12mm, thường không có cuống và khi chín chuyển sang màu đỏ máu. Quả thật có hình thận, chiều dài khoảng 1.5mm.

2. Bộ phận dùng

Rễ phụ và nhựa của cây được thu hái làm dược liệu.

3. Phân bố

Cây si mọc hoang và được trồng để làm cảnh và cho bóng mát. Cây phân bố chủ yếu ở các tỉnh miền Bắc và được trồng nhiều ở các đình làng, chùa chiền,… Ngoài ra cây cũng được trồng trong chậu để làm cảnh và trang trí nhà cửa.

4. Thu hái – sơ chế

Có thể thu hái rễ và nhựa của cây vào quanh năm. Thu hái nhựa bằng cách chích vào toàn thân cây và được sử dụng trực tiếp bằng cách hòa vào rượu.

Đối với rễ phụ, sau khi hái về, cần rửa sạch và sao cho vàng, thơm. Tuy vào nhu cầu sử dụng, có thể đem ngâm rượu hoặc sắc uống.

5. Bảo quản

Nơi khô ráo, tránh ẩm và nhiệt độ cao.

6. Thành phần hóa học

Chưa có nghiên cứu.

Vị thuốc cây si

1. Tính vị

Rễ phụ có vị se, hơi đắng và tính mát.

2. Qui kinh

Chưa có nghiên cứu.

3. Tác dụng dược lý

– Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:

Chưa có nghiên cứu.

– Theo Đông Y:

  • Rễ phụ có tác dụng lợi tiểu, phát biểu, tiêu viêm và thanh nhiệt.

  • Thường được dân gian sử dụng để chữa đau nhức xương khớp, ứ huyết do té ngã và chấn thương.

  • Ngoài ra dược liệu còn được dùng để cắt cơn hen suyễn và chữa ho mãn tính.

4. Cách dùng – liều lượng

Cây si thường được dùng bằng cách sắc uống, ngâm rượu hoặc hòa với rượu và uống trực tiếp. Liều dùng thông thường: 25 – 40g/ ngày.

Các bài thuốc chữa bệnh từ cây si

Cây Si

Nhựa và rễ phụ của cây được dùng để giảm huyết ứ, chữa đau nhức xương khớp và cắt cơn hen suyễn

1. Bài thuốc xoa bóp giúp giảm đau nhức xương khớp

  • Chuẩn bị: 10 – 20ml nhựa cây si.

  • Thực hiện: Hòa với rượu theo tỷ lệ 1:1 và uống trực tiếp, hoặc có thể pha thêm rượu và xoa bóp trực tiếp lên vùng khớp đau nhức.

2. Bài thuốc giảm tê bì chân tay và đau lưng mỏi gối

  • Chuẩn bị: Dùng 20 – 25g rễ phụ cây si.

  • Thực hiện: Đem rửa sạch, thái nhỏ, sao cho dược liệu vàng và đem sắc uống liên tục trong vài ngày.

3. Bài thuốc giúp cắt cơn hen suyễn cấp tính

  • Chuẩn bị: 10ml nhựa si và 10ml rượu.

  • Thực hiện: Trộn đều và uống mỗi ngày.

4. Bài thuốc chữa ứ huyết do chấn thương và té ngã

  • Chuẩn bị: 100g rễ phụ cây si.

  • Thực hiện: Giã nát, sau đó thêm nước và đảo lên cho nóng rồi đắp lên vùng bị thương. Hoặc có thể chắt lấy nước uống và đắp bã lên chỗ sưng đau.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng cây si chữa bệnh

Hiện tại các nghiên cứu về tác dụng dược lý của cây si còn hạn chế. Do đó trước khi sử dụng, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để giảm nguy cơ phát sinh các tác dụng không mong muốn.

Cây si không chỉ được trồng để làm cảnh mà còn có tác dụng chữa trị các vấn đề sức khỏe thường gặp. Tuy nhiên một số bài thuốc từ dược liệu này chưa được chứng minh trên cơ sở khoa học, vì vậy bạn nên tham vấn người có chuyên môn trước khi thực hiện để tránh các tình huống không mong muốn xảy ra.

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

facebook.com/BVNTP

youtube.com/bvntp

BÀI VIẾT KHÁC

Cây củ liền là cây gì? Nghiên cứu: cây đỉnh tùng có hoạt tính sinh học mạnh, tác động lên các tế bào có hại cho con người. Công dụng bạch sâm Trái lý Những loại cao nào thường gặp trong Đông y ? XEM NHIỀU NHẤT Thông báo chiêu sinh Chương trình thực hành đối với chức danh Bác sĩ y khoa và Điều dưỡng năm 2024 ✴️ Mở thêm dịch vụ dành cho khách hàng: gói khám định kỳ được quản lý, tư vấn ✅ Thẩm mỹ nội khoa là gì? Dùng những kỹ thuật gì? ✡️ Thẩm mỹ ngoại khoa là gì? ✴️ GlobeDr và Payoo đồng hành cùng BV Nguyễn Tri Phương để chăm sóc khách hàng tốt hơn Năng lực Bệnh viện Nguyễn Tri Phương Đặt hẹn khám Khám tại nhà

✴️ Ethinylestradiol

✴️ Esomeprazol

Uống nước đậu đen và gừng có giảm cân không?

✴️ Bạch cầu cấp dòng lympho

Điều trị viêm màng ngoài tim cấp như thế nào?

✴️ Vắc xin ngừa phế cầu khuẩn - PNEUMO 23 (PHÁP)

✴️ Rong mơ

✴️ Phục hồi chức năng sau nhồi máu cơ tim

return to top

Từ khóa » Tiêu Bản Rễ Cây Si