Cây Si Xanh Tiểu Cảnh - Cây Của Nghệ Thuật Cắt Tỉa Cây Cảnh
Có thể bạn quan tâm
Cây si xanh có tên khoa học là ficus thuộc họ cây dâu tằm (Moraceae). Là loài cây cảnh trong nhà phổ biến nhất, và là lựa chọn hàng đầu cho những người mới bắt đầu chơi cây bonsai. Có nhiều thông tin khác nhau về số lượng loài Ficus hiện có, có thể có từ 800 đến 2000 loài . Chúng sống trên tất cả các châu lục trong khu vực nhiệt đới và rất thích hợp để trồng làm cây cảnh trong nhà.
- Đặc điểm của cây si xanh tiểu cảnh
- Hướng dẫn chăm sóc cây si xanh tiểu cảnh
- Vị trí :
- Tưới nước :
- Bón phân:
- Cắt tỉa:
- Các kỹ thuật cắt tỉa đặc biệt :
- Thay chậu :
- Nhân giống :
Đặc điểm của cây si xanh tiểu cảnh
Có hàng trăm giống cây si , nhưng loại phổ biến nhất dạng tiểu cảnh là cây si xanh. Thường có hình dạng trong một thân cây cong và có lá hình bầu dục, màu xanh đậm. Các giống Microcarpa, Tigerbark, Liễu, Golden Gate, Religiosa, Stewamina và Đài Loan khá giống với loại cây này .
Hầu hết các cây si tiểu cảnh có thể tạo ra rễ trên không trong môi trường sống tự nhiên của chúng. Chúng ta cũng đã từng thấy những bộ rể cây si xanh tiểu cảnh đẹp đến chừng nào phải không nào? Chúng có thể ra rễ trong đất hoặc len trên những mẩu đá. Để giúp rễ cây si xanh tiểu cảnh có thể phát triển thuận lợi khi trồng trong nhà cần phải lưu ý nhiều yếu tố: độ ẩm, nhiệt độ, ánh sáng, nước,…
Lá của hầu hết các loại cây si tiểu cảnh có đầu nhọn. Vì vậy, khi tưới nước trên lá nó cũng sẽ không bị đọng lại gây hư lá hoặc úng lá. Các lá có thể có kích thước rất khác nhau, dài từ 2 đến 50 cm (1 – 20 inch). Các thân cây có vỏ màu xám mịn trong hầu hết các trường hợp. Tuy nhiên, có một vài loài hoặc giống với các mẫu vỏ cây đặc biệt như cây sâm. Cây si rất nguy hiểm nếu như bạn nuôi thú cưng, nó đặc biệt nguy hiểm khi thú cưng ăn phải lá của chúng.
Hướng dẫn chăm sóc cây si xanh tiểu cảnh
Vị trí :
Cây si tiểu cảnh là một cây bonsai được trồng trong nhà vì không chịu được sương giá. Nó có thể được giữ bên ngoài vào mùa hè, nếu nhiệt độ trên 15 độ C (59F) và cần nhiều ánh sáng – ánh nắng mặt trời đầy đủ là môi trường sống lý tưởng. Trong nhà cũng như bên ngoài nếu cây tiếp xúc với bức xạ cực tím quá nhiều. Nó rất dễ bị rụng lá. Nên hãy đặt nó ở những nơi khô thoáng mát nhé..
Tưới nước :
Cây si xanh tiểu cảnh nên được tưới nước 2-3 ngày một lần. Vì nó thường được trồng trong nhà nên lượng nước cũng không thoát ra nhiều. Thường đát luôn duy trì trạng thái ẩm ướt. Không nên tưới nước cho cây quá thường xuyên hoặc tưới theo thói quen nhé. Điều gì sẽ khiến cây yếu dần đó. Hãy dùng ngón tay cái ấn vào đất, nếu bạn thấy nó hơi khô hãy bắt đầu tưới cho nó nhé.
Xem thêm: cây bonsai – nghệ thuật cây tiểu cảnh
Bón phân:
Bón phân hàng tuần hoặc hai tuần một lần vào mùa hè. Hoặc hai đến 4 tuần vào mùa đông nhé. Bạn có thể hòa phân với nước hoặc dùng bón trực tiếp đều được nhé. Tuy nhiên, nên bón vừa phải. Không nên lạm dụng phân bón quá nhiều.
Cắt tỉa:
Cây si xanh tiểu cảnh nên thường xuyên cắt tỉa để duy trì hình dạng của cây luôn đẹp mắt. Tỉa lại 2 lá sau 6-8 lá đã mọc. Cắt tỉa lá có thể được sử dụng để giảm kích thước lá, vì một số loài cây cảnh thường phát triển lá lớn. Nếu muốn có một sự dày lên đáng kể của thân cây, thì có thể để cây ba lá phát triển tự do trong một hoặc hai năm.
Sau một vài năm, cây sẽ to lớn. Bạn có thể cắt tỉa phần thân ( điều này thường không ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của cây) những chồi non sẽ bắt đầu mọc lên từ những chỗ cắt tỉa đó.
Các kỹ thuật cắt tỉa đặc biệt :
Các nhánh, rễ hoặc thân cây có thể hợp nhất với nhau và tạo thành các cấu trúc hấp dẫn. Bạn có thể sử dụng điều đặc biệt này để hợp nhất nhiều cây non lại với nhau. Và chúng có thể tạo thành một thân cây cứng cáp hơn là những cây non yếu ớt. Nếu điều kiện sinh trưởng lý tưởng, có thể cắt một bộ phận của cây ghép vào một thân cây khác. Phần cắt đi sẽ nhanh lành vết thương và ra nhiều chồi non mới. Điều này có thể giúp những người chơi cây cảnh thỏa sức sáng tạo của mình. Tạo ra những cây tiểu cảnh nghệ thuật nhất.
Thay chậu :
Trồng lại cây hoặc thay chạy vào mùa xuân nhé. Sử dụng những loại đất cơ bản. Vào mùa xuân, đây là thời điểm lý tưởng để cắt tỉa rễ đấy.
Nhân giống :
Giâm cành có thể được trồng bất cứ lúc nào trong năm, nhưng thành công cao nhất là vào mùa hè. Lúc này, cành sinh trưởng và phát triển một cách tốt nhất.
Sâu bệnh hại : Tùy vào từng mùa, cây sẽ mất một số loại sâu bệnh khác nhau. Tuy nhiên, cây rất dễ mắc bệnh vào mùa đông. Lúc này, không khí khô và thiếu ánh sáng làm cây si xanh tiểu cảnh dễ bị suy yếu và thường dẫn đến rụng lá. Trong một điều kiện tồi tệ như thế này, cây si xanh đôi khi bị nhiễm vảy hoặc nhện. Nếu bạn trồng cây si xanh tiểu cảnh với số lượng lớn hãy đầu tư một số đèn thực vật (chiếu sáng 12 – 14 giờ một ngày) và thường xuyên phun sương . Nó sẽ giúp ích cho quá trình khôi phục lại sự phát triển của cây đó.
Nếu bạn có nhu cầu mua một số cây tiểu cảnh mini. Hãy liên hệ hotline: 0915 885 588
Hoặc Fanpage : Cây cảnh Hà Nội để không bỏ lỡ những mẫu cây cảnh đẹp nhất, mới nhất.
Từ khóa » Tiêu Bản Rễ Cây Si
-
Hình Thái Của Rễ - Dược Liệu Việt Nam
-
Tiêu Bản Tế Bào Thực Vật (20 Tiêu Bản/hộp) - Thế Giới Kính Hiển Vi
-
Thực Tập Thực Vật Và Nhận Biết Cây Thuốc - Tài Liệu Text - 123doc
-
RỄ CÂY SINH HOC TE BAO - Tài Liệu Text - 123doc
-
Tiêu Bản Tế Bào Thực Vật - VN COMFORT CO. LTD
-
Hướng Dẫn Làm Tiêu Bản Giải Phẫu Rễ, Thân, Lá - YouTube
-
Cây Si: Vị Thuốc Dân Gian Chứa Nhiều Công Dụng Tuyệt Vời
-
[PDF] Xây Dựng Và Sử Dụng Bộ Tiêu Bản Hiển Vi Cố định Trong Giảng Dạy ...
-
Thực Tập Hình Thái Giải Phẫu Thực Vật: Cấu Tạo Giải Phẫu Của Rễ - VOER
-
Bộ Tiêu Bản Tế Bào Thực Vật (20 Tiêu Bản) - MyKiot
-
Lớp Ngọc Lan (Magnoliopsida)
-
Cây Si | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Cấu Tạo Cấp 1 Của Rễ Cây Lớp Hành | Thực Vật Dược Liệu