Cây Sinh địa Có Tác Dụng Gì? 10 Tác Dụng Của Sinh địa Hoàng

Sinh địa hoàng là vị thuốc quý được sử dụng rất nhiều trong các bài thuốc Đông y. Dược liệu này có tác dụng hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý như thiếu máu, chảy máu cam, kinh nguyệt không đều, đái tháo đường và các chứng bệnh đau đầu, chóng mặt, ù tai… Bài viết này của Hoạt huyết bổ máu Đại Bắc sẽ giúp bạn hiểu rõ và sâu hơn về cây sinh địa.

Hình ảnh cây sinh địa

Nội dung chính

  • I – Cây sinh địa là cây gì?
  • II – Cây sinh địa có tác dụng gì? Công dụng của sinh địa hoàng
    • 1. Tác dụng của sinh địa theo y học cổ truyền
    • 2. Tác dụng của sinh địa theo y học hiện đại
  • III – So sánh sinh địa và thục địa
    • 1. Giống nhau
    • 2. Khác nhau
  • IV – Cách sử dụng sinh địa điều trị bệnh hiệu quả và an toàn
    • 1. Sắc sinh địa lấy nước uống
    • 2. Tán sinh địa hoàng thành bột

I – Cây sinh địa là cây gì?

Cây sinh địa có tên gọi khác là cây địa hoàng, nguyên sinh địa; tên khoa học là Rehmanma glutinosa (Gaertn). Libosch, thuộc họ hoa mõm chó/Scrophulariaceae.

Sinh địa hoàng là gì? Sinh địa hoàng là loại cây thân thảo, có chiều cao sau khi trưởng thành khoảng 10 – 30cm, sống lâu năm . Toàn cây có lông tơ mềm với màu tro trắng. Thân rễ phình lên thành củ và có đường kính từ 0,4 – 3cm.

Lá của cây sinh địa hoàng mọc vòng xung quanh gốc, phiến lá có hình trứng ngược, phần đầu lá hơi tròn, càng về phía cuống sẽ hẹp lại. Mép lá có răng cưa không đều. Hoa màu tím đỏ mọc thành từng chùm ở đầu cành.

Sinh địa dược liệu có nguồn gốc từ Trung Quốc. Tại Việt Nam, sinh địa hoàng được trồng nhiều ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Người ta thường trồng cây sinh địa để lấy rễ và củ bào chế thành các vị thuốc chữa bệnh.

Cây sinh địa có nguồn gốc từ Trung Quốc, tên khoa học là Rehmanma glutinosa

II – Cây sinh địa có tác dụng gì? Công dụng của sinh địa hoàng

1. Tác dụng của sinh địa theo y học cổ truyền

Hầu hết các tài liệu y học cổ ghi nhận, dược liệu sinh địa có vị ngọt đắng và tính hàn. Được quy vào các kinh Can, Thận và Tâm.

Công dụng: Bổ huyết, làm mát máu, thanh nhiệt, tăng sinh dịch cơ thể, bổ âm.

Chủ trị: Dùng để chữa các bệnh thiếu máu, chảy máu cam, người yếu mệt, kinh nguyệt không đều, động thai, ho ra máu …

2. Tác dụng của sinh địa theo y học hiện đại

Các thành phần có trong sinh địa được y học hiện đại ghi nhận gồm có: Rehmanin, Glucozit, Glucoza, Caroten, Manit, Ancaloit, Daucosterol, Acid sucinic, Acid palmitic và Campesterol.

Công dụng của sinh địa hoàng theo y học hiện đại gồm:

– Vị thuốc sinh địa hoàng sử dụng ở dạng nước sắc sẽ cho công dụng chống viêm rất tốt.

Ức chế miễn dịch kiểu cocticoit nhưng không gây ức chế và làm teo tuyến thượng thận.

Tác dụng cây sinh địa là cường tim, hạ áp, cầm máu, hạ đường huyết.

Bảo vệ gan cũng là tác dụng của sinh địa hoàng.

Lợi tiểu, chống nấm, chống phóng xạ.

Chữa bệnh lao, ho khan.

Hỗ trợ trị tiểu đường và hen suyễn.

Sinh địa có công dụng gì? Trị viêm họng, miệng khô khát, sốt nóng.

Hỗ trợ điều trị các chứng bệnh đau đầu ù tai chóng mặt, đau lưng mỏi gối.

Sinh địa tác dụng trị bệnh đái tháo đường.

III – So sánh sinh địa và thục địa

Bộ phận sử dụng để làm thuốc của cây sinh địa là rễ củ với 2 dạng chính là sinh địa và thục địa. Dưới đây là điểm giống và khác nhau giữa sinh địa thục địa

1. Giống nhau

Nguyên sinh địa và thục địa đều là vị thuốc được làm từ bộ phận rễ củ của cây sinh địa hoàng.

Thục địa là rễ củ của cây sinh địa đã được nấu chín, có vị ngọt

2. Khác nhau

– Sinh địa: Là rễ củ của cây sinh địa tươi sau khi thu hoạch được phơi và sấy khô, có vị ngọt đắng.

– Thục địa: Là rễ củ của cây sinh địa  đã được nấu chín, có vị ngọt. Ở Trung Quốc chế biến thục địa theo phương thức “cửu chưng, cửu sái”, tức là chín lần nấu và chín lần phơi.  

Trong khi đó ở Việt Nam, cách chế biến thục địa như sau:

Sinh địa tươi rửa sạch cho vào thùng, sắp xếp rễ củ to ở dưới và củ nhỏ ở trên. Cứ 90kg sinh địa hoàng thì đổ vào 10 lít rượu 40 độ. Đun trong thời gian 6 đến 8 tiếng cho đến khi cạn nước.

Khi nước cạn thì vớt nguyên sinh địa ra phơi rồi lại cho vào nấu. Thực hiện khoảng từ 5 đến 7 lần cho tới khi sinh địa có màu đen nhánh thì được gọi là thục địa.

IV – Cách sử dụng sinh địa điều trị bệnh hiệu quả và an toàn

Hiện nay có rất nhiều cách sử dụng dược liệu sinh địa hoàng như sức lấy nước uống, tán thành bột, đắp ngoài da, làm hoàn hoặc kết hợp với các thành phần dược liệu khác. Tùy theo mục đích trị liệu mà bác sĩ sẽ chỉ định cách dùng phù hợp.

1. Sắc sinh địa lấy nước uống

Dưới đây là tổng hợp một số bài thuốc chữa bệnh từ cây sinh địa:

Bài thuốc chữa bệnh lao và ho khan: Nguyên liệu cần có: 2400g sinh địa, 240g nhân sâm, 480g bạch phục linh và 1200g mật ong trắng.

Cách thực hiện: Giã nát nguyên sinh địa rồi vắt lấy nước, sau đó cho mật ong và đun sôi lên. Tiếp đó, cho nhân sâm và bạch phục linh đã tán nhỏ vào. Cuối cùng cho tất cả các nguyên liệu vào lọ đậy kín rồi đun cách thủy trong 3 ngày 3 đêm. Mỗi lần chỉ uống từ 1-2 thì, mỗi ngày dùng 2 đến 3 lần.

Bài thuốc bổ cho phụ nữ sau sinh: Cho 16g sinh địa hoàng, 20g hà thủ ô đỏ, 16g ích mẫu, 12g sâm nam vào ấm sắc với 600ml nước. Sắc còn 200ml thì chia làm 2 lần uống hết trong ngày, mỗi ngày uống 1 thang.

Bài thuốc trị sốt nóng, viêm họng, miệng khô khát: Cho 12g nguyên sinh địa, 10g huyền sâm, 10g mạch môn, 8g cam thảo đã thái nhỏ và phơi khô vào ấm sắc cùng 200ml nước. Sắc cho đến khi còn 50ml là được. Uống liên tục trong 3-5 ngày.

Dược liệu sinh địa được sử dụng trong các bài thuốc Đông y

Bài thuốc bổ huyết, điều kinh: Chuẩn bị 16g sinh địa, 10g bạch thược, 10g đương quy, 5g xuyên khung rồi cho vào ấm sắc cùng 400ml. Sắc cho tới khi còn 200ml thì uống khi còn ấm. Chia làm 2 lần uống/ngày, mỗi ngày 1 thang.

Bài thuốc trị bệnh đái tháo đường: Cho các vị thuốc gồm 40g nguyên sinh địa, 20g hoàng kỳ, 20g sơn thù, 40g sơn dược và 12g tụy heo vào sắc lấy nước uống trong ngày. Liều lượng là 1 thang/ngày.

Bài thuốc chữa ho gà, ho khan, sốt âm ỉ, đau nhức tay chân: Cho 30g sinh địa hoàng và  30g thục địa vào ấm sắc với 500ml nước lọc. Khi còn 300ml thì chắt lấy nước bỏ bã đi. Tiếp đó bạn cho 60ml mật ong vào hỗn hợp nước thu được và khuấy đều tay cho tới khi đặc lại thành siro. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần uống từ 1 đến 2 thìa.

2. Tán sinh địa hoàng thành bột

Thay vì sắc thành nước uống, bạn có thể tán nguyên sinh địa thành bột:

Bài thuốc trị đau lưng mỏi gối: Các vị thuốc cần chuẩn bị gồm có 20g nguyên sinh địa, 12g câu kỷ tử, 16g sơn dược, 12g sơn thù, 12g ngưu tất, 12g thỏ ty tử, và 12g cao ban long. Đem tán tất cả các dược liệu đã chuẩn bị thành bột mịn rồi thêm mật để làm hoàn thành viên. Mỗi ngày sử dụng 2 lần, mỗi lần dùng 12g, tốt nhất là uống vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ.

Bài thuốc trị thận âm, mồ hôi trộm: Chuẩn bị các dược liệu gồm: 20g sinh địa hoàng, 12g tri mẫu, 20g quy bản và 12g hoàng bá. Đem tán các dược liệu thành bột mịn sau đó trộn với xương sống lợn rồi hoàn thành viên. Mỗi ngày dùng 2 lần, mỗi lần chỉ dùng tối đa 12g. Tốt nhất uống khi còn đói.

– Bài thuốc lục vị địa hoàng hoàn: Đem tán bột mịn 320g nguyên sinh địa, 160g hoài sơn, 120g trạch tả, 160g sơn thù du,  120g mẫu đơn bì và 120g bạch phục linh. Trộn thêm mật ong rồi làm thành từng viên nhỏ bằng hạt ngô. Mỗi ngày uống từ 20 đến 30 viên, tương đương với 8 đến 12g. Nên chia làm 2 lần uống và uống trước khi ăn cơm 15 phút.

– Bài thuốc hỗ trợ trị tiểu đường, chữa gầy yếu: Tiến hành tán 800g sinh địa và 600g hoàng liên thành bột mịn. Cho thêm mật vào hỗn hợp bột rồi làm thành các viên nhỏ bằng hạt ngô. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 20 viên.

Sinh địa được tán thành bột mịn

Lưu ý: Trước khi sử dụng các bài thuốc chữa bệnh từ nguyên sinh địa, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để được chỉ định liều lượng và thời gian dùng phù hợp.

>> Xem VIDEO giới thiệu HHBM Đại Bắc <<

video cây sinh địa có công dụng gì

Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về dược liệu sinh địa bạn vui lòng gọi tới Tổng đài tư vấn (miễn cước) 1800.1125 để được dược sĩ tư vấn.

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh!

5/5 - (1 bình chọn)

Từ khóa » Cao Sinh địa Có Tác Dụng Gì