Sinh địa Hoàng, Tác Dụng Chữa Bệnh Của Sinh địa Hoàng

SINH ĐỊA HOÀNG

Tên khác

Tên thường gọi: Còn gọi là sinh địa, địa hoàng, nguyên sinh địa,

Tên khoa học: Rehmannia glutinosa (Gaertn.) Libosch. ex Steud

Tên tiếng trung: 生地黄

Họ khoa học: họ Hoa mõm chó (Scrophulariacae).

Cây địa hoàng

(Mô tả, hình ảnh cây địa hoàng, phân bố, thu hái, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý...)

Mô tả:

Hình ảnh cây địa hoàng, cây sinh địaCây địa hoàng là một cây thuốc quý. Địa hoàng là cây thảo, sống nhiều năm, cao 30 – 40cm. Toàn cây có lông. Rễ phình lên thành củ. Lá có lông. Lá mọc tập trung ở gốc, phiến lá hình trứng ngược, gốc thuôn, đầu tròn, mép khía răng cưa tròn, gân lá hình mạng lưới nổi rõ ở mặt dưới.

Hoa hình ống, màu tên đỏ, mọc thành chùm trên một cuống dài. Quả nang, chứa nhiều hạt nhỏ.

Mùa hoa quả: Tháng 4-7

Phân bố:

Địa hoàng là cây được di thực và trồng nhiều Ở các tỉnh đồng bằng Bắc bộ và Thanh Hóa, Bắc Giang,...

Bộ phận dùng làm thuốc

Bộ phận dùng làm thuốc của cây Địa hoàng là rễ củ (tươi hoặc khô).

– Dùng tươi (Tiên địa hoàng);

– Dùng khô (Sinh địa hoàng).

Thu hái

Thu hái một năm hai vụ: Đông xuân và hạ. Đào lấy củ, dùng tươi hay phơi sấy khô.

Mô tả dược liệu

Hình ảnh sinh địa hoàng

Dược liệu sinh địa hoàng đã được ghi trong Dược điển Việt Nam (2002).

Từ sinh địa hoàng, có thể cho 4 vị dược liệu quý như sau.

Tiên địa hoàng: là rễ sinh địa tươi. Tiên địa hoàng có vỏ ngoài mỏng, màu vàng, đỏ cam, giống như củ cà rốt. Theo YHCT, tiên địa hoàng có vị ngọt, hơi đắng, tính hàn, quy vào các kinh tâm, can, thận. Dùng tốt cho các bệnh mang tính nhiệt như sốt cao, đôi khi phát cuồng, mê sảng... hoặc các chứng bệnh tiêu khát, ban chẩn, táo trệ, xuất huyết... Tiên địa hoàng thái mỏng, nấu cháo ăn, hoặc giã nát lấy dịch tươi, uống, hoặc sắc lấy nước uống, ngày 50 - 100ml, uống 2 lần trước bữa ăn. 4 dược liệu quý từ sinh địa hoàng 1

Can địa hoàng: là tiên địa hoàng sấy nhẹ cho khô. Theo YHCT, can địa hoàng cũng có vị ngọt, tính hàn, quy vào kinh tâm, can, thận. Can địa hoàng có thể dùng cho các chứng bệnh huyết hư gây nóng sốt, các trường hợp xuất huyết: nôn ra máu, chảy máu cam, băng kinh, băng huyết, kinh nguyệt không đều, động thai... Ngày dùng 12 - 24g dạng thuốc sắc, chia 2 - 3 lần, trước bữa ăn. Uống nhiều ngày cho đến khi các triệu chứng thuyên giảm.

Hình ảnh sinh địa thán

Sinh địa: là tiên địa hoàng sấy khô, vỏ màu xám, ruột màu vàng nâu. Theo YHCT, sinh địa có vị đắng, tính hàn - lương, quy kinh tâm, can, thận, tiểu tràng. Với công năng thanh nhiệt, lương huyết, dưỡng âm, sinh tân dịch. Tác dụng để loại các tà nhiệt đã nhập vào phần dinh, phần huyết, gây sốt cao, phát cuồng mê sảng, miệng khát, lưỡi đỏ tâm phiền, các chứng âm hư hỏa vượng, trào nhiệt. Thường được phối hợp với các vị thuốc khác: sinh địa, thục địa, nhân sâm, hoàng kỳ, chích cam thảo, thiên môn, mạch môn, tỳ bà diệp, thạch hộc, trạch tả, chỉ xác, đồng lượng, bào chế dạng bột, ngày uống 2 lần, mỗi lần 9 - 12g với nước sôi để nguội, trước hoặc sau bữa ăn 1 - 2 giờ...

Thục địa: là sinh địa qua chưng hoặc nấu với phụ liệu là gừng tươi, rượu, hoặc gừng tươi, rượu và sa nhân. Theo YHCT, thục địa có vị ngọt, tính ấm, quy kinh tâm, can, thận. Có tác dụng tư âm, dưỡng huyết, dùng trong các trường hợp thiếu máu, da xanh xao, gầy yếu... hoặc khi cơ thể khô háo do âm hư, hoặc chức năng thận âm kém: thục địa 16g, sơn thù du 8g, mẫu đơn bì, trạch tả, phục linh, hoài sơn, mỗi vị 6g sắc uống để trị đau đầu, ù tai, lưng, gối đau mỏi, di mộng tinh, ra nhiều mồ hôi... Hoặc từ phương thuốc này, thêm quế nhục, phụ tử (chế), mỗi vị 3g để trị các chứng dương hư với biểu hiện đau lưng, liệt dương, tảo tiết, tiểu tiện lượng nhiều, hai chân luôn có cảm giác lạnh lẽo.

Thành phần hóa học.

Theo các nhà nghiên cứu Nhật bản và Triều tiên, trong Sanh địa có các chất Manit (C6H8(OH)6), rehmanin là một glucozit, glucoza và ít caroten.

Các tác giả Trung quốc cho rằng trong Sanh địa có ancaloit.

Tác dụng dược lý

Hình ảnh sinh địa

Theo kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại sinh địa hoàng có tác dụng:

Chống viêm: Trên thực nghiệm, nước sắc Sinh địa có tác dụng chống viêm.

Tác dụng hạ đường huyết rõ rệt trên súc vật: thực nghiệm có đường huyết cao, cũng có thể làm cho đường huyết bình thường của thỏ hạ thấp,

Thuốc có tác dụng cường tim, hạ áp, cầm máu, bảo vệ gan, lợi tiểu, chống phóng xạ, chống nấm.

Thuốc có tác dụng ức chế miễn dịch kiểu cocticoit nhưng không làm ức chế hoặc teo tuyến thượng thận. Thực nghiệm đã chứng minh Sinh địa và Thục địa có thể làm giảm tác dụng ức chế chức năng vỏ tuyến thượng thận của cocticoit.

Vị thuốc sinh địa hoàng

(Công dụng, liều dùng, quy kinh, tính vị...)

Tính vị:

Vị ngọt, đắng và tính hàn.

Qui kinh:

Tâm, can và thận.

Công năng:

Thanh nhiệt và làm mát máu. Bổ âm và tăng sinh dịch cơ thể.

Chủ trị:

Dùng chữa các chứng bệnh: thiếu máu, kinh nguyệt không đều, chảy máu cam, người yếu mệt…

Chỉ định và phối hợp:

- Nhiệt ngoại cảnh xâm nhiễm vào hệ máu và bổ dưỡng biểu hiện như khô miệng lưỡi đỏ sâu và màng mỏng: Dùng phối hợp địa hoàng với huyền sâm, tê giác và mạch đông.

- Âm và dịch cơ thể bị tiêu hao ở giai đoạn cuối của bệnh do sốt gây ra biểu hiện như sốt về đêm, hạ về sáng và không ra mồ hôi: Dùng sinh địa hoàng với tri mẫu, thanh hao và biệt giáp.

- Xuất huyết do giãn mạch quá mức do nhiệt biểu hiện như nôn ra máu, chảu máu cam, đái ra máu, đi ngoài ra máu và chảy máu tử xung chức năng: Dùng sinh địa hoàng với trắc bách diệp và hà diệp (lá sen sống)

- Bệnh do sốt kèm nhiệt độc quá mức trong máu, chảy máu cam và dát đốm: Dùng phối hợp sinh địa hoàng với tê giác, mẫu đơn bì và xích thược.

- Bệnh do sốt kèm tiêu hao dịch của cơ thể biểu hiện như lưỡi đỏ miệng khô, khát và uống nhiều nước: Dùng phối hợp sinh địa hoàng với ngọc trúc, mạch đông, sa sâm và thạch hộc. Nếu có táo bón dùng phối hợp sinh địa hoàng với huyền sâm và mạch đông.

Liều dùng:

Dùng 12 – 30g/ngày (Tiên địa hoàng);

9 – 15g/ngày (sinh địa hoàng), dạng thuốc sắc.

Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc sinh địa hoàng

Trị các bệnh cấp tính:Sốt cao, khát nước, mồm khô, lưỡi đỏ thẫm để thanh nhiệt, lương huyết, tư âm, giáng hỏa phối hợp với các thuốc khác như : Huyền sâm, Mạch môn, Tê giác như các bài sau:

Tê giác địa hoàng thang, Thanh dinh thang: Sinh địa hoàng 16g, Huyền sâm, Mạch môn mỗi thứ 12g, Quả trám 2 quả (đập vụn), sắc uống chữa viêm họng, đau,sốt, khát nước.

Tăng dịch thang (Oân bệnh điều biện): Huyền sâm 20g, Mạch môn, Sinh địa mỗi thứ 16g. Trị chứng sốt mất nước táo bón, khát nước, lưỡi khô đỏ, mạch tế sác.

Trị các bệnh sốt phát ban hoặc sốt xuất huyết: (do nhiệt lộng hành sinh ra chảy máu cam, nôn ra máu, tiêu tiểu có máu .) có các bài:

Sinh địa tươi 40g, sắc uống trị máu cam.

Tứ sinh hoàn (Phụ nhân lương phương): Sinh địa tươi 24g, Trắc bá diệp tươi 12g, Ngãi diệp tươi 8g, Lá sen tươi 12g, sắc nước uống. Trị sốt , nôn ra máu, chảy máu cam.

Sinh địa hoàng 16g, Thạch hộc 12g, Mạch môn 12g, sắc uống trị bệnh sốt cấp thời kỳ hồi phục, mồm khô, họng đau, chảy máu răng.

Trong bệnh sốt có hội chứng chảy máu có kinh nghiệm dùng thuốc như: chảy máu cam, thổ huyết dùng thêm Rễ tranh, Lô căn; tiểu có máu dùng MôÏc thông, Xa tiền tử; trĩ ra máu dùng Hoa hòe, Địa du. Nếu chứng chảy máu do dương hư, khí hư thì không dùng Sinh địa.

Trị bệnh ngoài da do huyết nhiệt: như chàm lở, nấm nhiễm trùng, ngứa urticaire dùng Sinh địa phối hợp với Đương qui, Phòng phong, Bạch tật lê, Bạch tiên bì như:

Tiêu phong tán (Tôn kim giám): gồm Kinh giới, Phòng phong, Đương qui, Sinh địa, Khổ sâm, Thương truật (sao), Thuyền thoái, Hồ ma nhân, Ngưu bàng tử, Tri mẫu, Thạch cao, Cam thảo sống, Mộc thông, có tác dụng thanh nhiệt trừ thấp giảm ngứa tiêu sưng.

Trị bệnh nhiễm thời kỳ hồi phục: bệnh mạn tính sốt kéo dài như lao, bệnh chất tạo keo, viêm đa khớp dạng thấp, ung thư có hội chứng âm hư nội nhiệt (sốt âm ỉ, da khô, lòng bàn tay, bàn chân nóng, mạch tế sác . thường phối hợp với các loại tư âm thanh nhiệt như: Tri mẫu, Miết giáp, Địa cốt bì, Thanh hao . như các bài:

Thanh hao miết giáp thang: Thanh hao, Miết giáp, Tri mẫu, Đơn bì, Tế sinh địa.

Tri bá địa hoàng hoàn: Tri mẫu, Hoàng bá, Sinh địa, Sơn thù, Sơn dược, Đơn bì, Bạch linh, Trạch tả.

Trị chứng âm hư trong bệnh viêm họng mạn thường dùng thêm Cam thảo, Bạc hà, hạt Lười ươi, Sơn đậu căn. Trị chứng âm hư có tiêu bón, táo bón kéo dài. Dùng Sinh địa 80g sắc uống hoặc gia thêm thịt nạc heo cùng nấu nhừ để ăn.

Kinh ngọc cao ( Chu đan khê) gồm: Sinh địa 2400g, Bạch linh 480g, Nhân sâm 240g, Mật ong 1200g. Giã Sinh địa vắt nước thêm mật ong nấu sôi, thêm Bạch linh và Nhân sâm đã tán nhỏ cho vào lọ đậy kín đun các thủy 3 ngày 3 đêm để nguội, mỗi lần uống 1 - 2 thìa, ngày 2 - 3 lần.

Trị bệnh tiểu đường: thường phối hợp với các vị thuốc như: Thiên môn, Kỷ tử, Cát căn, Thiên hoa phấn, Sa sâm, Hoàng kỳ. như:

Ích vị thang (ôn bệnh điều biện) gồm: Sa sâm, Mạch môn, Sinh địa, Ngọc trúc có tác dụng ích vị sinh tân, giải khát.

Tăng dịch thang (ôn bệnh điều biện) gồm: Huyền sâm, Mạch môn, Sinh địa có tác dụng sinh tân nhuận táo.

Hoàng liên viên (Thiên kim phương): Sinh địa 800g, Hoàng liên 600g, giả Sinh địa vắt nước tẩm vào Hoàng liên phơi khô rồi tẩm cho đến hết nước Hoàng liên, thêm mật viên bằng hạt ngô. Mỗi lần uống 20 viên, ngày uống 2 - 3 lần.

Sinh địa hoàng 40g, Sơn dược 40g, Hoàng kỳ 20g, Sơn thù 20g, Tụy heo 12g, sắc nước uống trị tiểu đường.

Tham khảo

Kiêng kỵ:

Không dùng sinh địa hoàng cho các trường hợp suy và thấp nặng ở tỳ, đầy bụng hoặc ỉa chảy.

Phân biệt sinh địa hoàng với cây dương địa hoàng tía

Tránh nhầm lẫn cây sinh địa hoàng với cây dương địa hoàng tía (Digitalis purpurea L.) và cây dương địa hoàng lông (Digitalis lanata Ehrh.), đều thuộc họ hoa mõm sói (Scrophulariaceae). Cả hai cây đều mọc hoang và được trồng ở châu Âu và Bắc Mỹ để lấy nguyên liệu chiết xuất glycosid tim, được di thực vào nước ta.

Món ăn bài thuốc chữa bệnh từ sinh địa hoàng

- Cháo địa hoàng: Địa hoàng khô 50g, gạo tẻ 100 - 150g. Đem nấu cháo, khi cháo chín cho thêm dấm và mật, khuấy đều để nguội cho ăn. Dùng cho bệnh nhân có tác dụng bổ huyết sinh tinh.

- Cháo gạo hòa nước sinh địa: Nước ép sinh địa hoàng 300ml hòa vào cháo gạo vừa chín, đun sôi, ăn khi đói. Dùng cho các bệnh nhân khái huyết (ho ra máu) do lao phổi, giãn phế quản, viêm khí phế quản dạng viêm khô, ho khan ít đờm.

- Địa hoàng ẩm: Sinh địa 30g, thục địa 30g. Nấu lấy nước đặc bỏ bã, hòa với 60g mật ong khuấy đều, đun cho cạn nước thành dạng xirô lỏng. Mỗi lần cho uống 1 - 2 thìa, ngày uống 2 lần sáng chiều. Dùng cho các trường hợp sốt nóng âm ỉ dài ngày, đau nhức tay chân, da nóng khô, ho khan, ho gà

- Nước ép địa hoàng: Sinh địa tươi 500g đem ép lấy nước, cho đường phèn liều lượng thích hợp khuấy đều cho uống. Dùng cho các trường hợp lao phổi khái huyết.

- Gà hầm sinh địa - hoàng tinh - kỷ tử: Gà giò mái 1 con, sinh địa 20g, hoàng tinh 20g, kỷ tử 20g, sơn dược 30g. Gà làm sạch, chặt miếng, cho các dược liệu và nước vừa đủ, hầm nhỏ lửa cho chín nhừ, thêm gia vị thích hợp. Chia 2 lần ăn trong ngày, cứ 2 ngày làm 1 lần. Dùng 1 đợt 3 - 5 thực đơn (trong 6 - 10 ngày). Dùng cho phụ nữ ở tuổi trước và sau mãn kinh, có kinh nguyệt thất thường “cơn bốc hỏa”, vã mồ hôi, tay chân nóng, trạng thái tâm lý tình cảm thất thường.

- Thịt lợn hầm sinh địa hạ khô thảo: Thịt lợn 80g, sinh địa hoàng 30g, hạ khô thảo 30g. Thịt thái miếng, cho dược liệu vào nước, nấu nhừ, thêm 1 củ tỏi bóc vỏ đập giập, muối ăn gia vị. Cho ăn ngày 1 lần, dùng liên tục 3 - 4 tuần. Dùng cho bệnh nhân viêm sưng hạch, lao hạch.

Thaythuoccuaban.com Tổng hợp

*************************

Từ khóa » Cao Sinh địa Có Tác Dụng Gì