Cây Sơn Là Cây Gì? Rễ Cây Sơn Ngâm Rượu Trị Mụn, Nám, Tàn Nhang
Có thể bạn quan tâm
Cây sơn là loại cây thường được lấy rễ ngâm rượu làm thuốc bôi lên mặt có tác dụng trị mụn, nám, tàn nhang. Cùng tìm hiểu cây sơn là cây gì? Công dụng và cách dùng hiệu quả.
Rễ cây sơn là thảo dược quý, đã xuất hiện từ thời xa xưa trong các bài thuốc chữa bệnh dân gian và giúp cho phái nữ làm đẹp, trị mụn,… Mời bạn đọc bài viết của chúng tôi để biết thêm nhiều thông tin về loại cây làm đẹp tuyệt vời này.
- Cây sơn là thảo dược gì?
- Tác dụng của cây sơn trong làm đẹp
- Cây sơn chữa bệnh gì?
- Cách ngâm rượu cây sơn
- Cách phân biệt cây sơn với cây khác
- Đối tượng sử dụng cây sơn là ai?
- Mua cây sơn ở đâu TP HCM uy tín chất lượng?
Cây sơn là thảo dược gì?
Cây sơn có tên tiếng anh là Rhizoma Dioscoreae và một một số tên gọi khác như Chính Hoài, Củ Mài, Củ lỗ, Sơn Dược,… Thuộc họ Củ Nâu.
Trong dân gian, ông cha ta đã xem thảo dược như là một thực phẩm giàu các chất dinh dưỡng, cần thiết cho sức khỏe. Do đó, nó chính là thực phẩm được sử dụng hằng ngày trong cuộc sống. Trong thời thực dân đô hộ nước ta, nhờ có nhựa cây sơn mà bộ đội ta đã ngăn ngừa được nhiều bệnh viêm nhiễm trong thời kì chiến đấu khốc liệt.
Xem thêm: Trị mụn bằng thuốc Đông y có hiệu quả không?
Đặc điểm của cây sơn
Cây sơn là thực vật thân nhỡ có kích thước thân nhỏ, dài và mọc leo trên những thân cây to lớn khác khoảng từ 3-5m. Củ sơn mọc ở gốc cây có đường kính nhỏ khoảng 15-25cm, rễ cây to, cứng cáp, nhiều nhánh và toàn cây có màu xanh sẫm.
Lá của cây sơn có hình lá kép hoặc chân vịt có màu lục, có thể thay đổi hình dạng khác, cuống lá cong. Bề mặt lá không có lông tơ, nhẵn, bản lá to và dài khoảng 4-5cm.
Hoa có màu vàng nhạt, mọc ở nách lá thành từng cụm. Hoa có từ 5-6 cánh, dài và nhuỵ nhỏ. Mùa hoa nở thông thường vào khoảng mùa hè từ tháng 5-7 và mùa quả vào 6-9.
Bộ phận sử dụng: Người ta dùng toàn bộ cây để làm thuốc chữa bệnh.
Phân bố, thu hái của cây sơn
Là loài cây mọc hoang dại trải rải rác khắp mọi nơi trên thế giới. Một nghiên cứu gần đây từ các nhà thám hiểm của Mỹ cho biết loài thảo dược này tìm thấy ở khu vực biên giới Campuchia và Việt Nam. Nó sinh sống và phát triển ở một số nơi có ít ánh sáng, ven suối, rừng thưa, độ ẩm thấp.
Vào mùa hè, người dân sẽ thu hái toàn bộ thân cây đem về rửa sạch phơi khô làm thuốc. Để bảo quản thảo dược sử dụng được lâu hơn để ở nơi khô ráo, tránh độ ẩm thấp, ánh sáng trực tiếp, mối mọt,…
Mụn nhọt sưng đau? Xem ngay: 10 Cách trị mụn nhọt nhanh nhất tại nhà.
Tính vị của cây sơn
Tính vị của cây sơn vị the, chua tính mát có nhiều tác dụng đến sức khoẻ của con người như lợi tiểu, sát trùng, tiêu độc. Ngoài ra, trong rễ cây có dược tính tác dụng tiêu đờm, giảm sưng, đau, tiêu nhọt, sát khuẩn rất hiệu quả. Bởi những điều thế mà trong Đông y người ta thường sử dụng dược liệu vào các bài thuốc chữa bệnh cho con người.
Thành phần hoá học của cây sơn
Với nhiều công nghệ tiên tiến hiện đại mà các nhà nghiên cứu đã tìm thấy các hoạt chất hoá học của cây sơn như: Nước 81,3%, protid 1,4%, glucose 5,5%, chất xơ 1,1%, tro 0,8%.
Ngoài ra, còn các chất dinh dưỡng như: Vitamin C 42,6 mg%, caffeine 12.7%, axit beta hydroxy (BHA) 30mg%, salicylate 15mg%,… Những thành phần được nghiên cứu này có công dụng kháng viêm, diệt khuẩn và tái tạo da hiệu quả.
Nhờ hoạt chất dồi dồi trong rễ, nó thường dùng để ngâm rượu thuốc trị mụn gia truyền cùng với các vị thuốc Bắc khác.
Tác dụng của cây sơn trong làm đẹp
Từ thời xa xưa ông cha ta đã dùng lá cây của sơn để tắm trị các bệnh về da liễu như mề đay, da mẩn ngứa. Khi bị thương ngoài ra hay bị côn trùng, rắn cắn thì dùng lá sơn tươi giã nhuyễn rồi đắp lên chỗ vết thương.
Rễ và thân của cây sơn người ta thường sẽ thái nhỏ rồi hãm cùng với nước. Để uống chữa các triệu chứng bệnh đau bụng, cảm lạnh, đau nhức xương khớp, sốt cao, ho có đờm. Ngoài ra rễ của sơn còn có thể tán thành bột mịn hoặc để ngâm rượu dùng để làm đẹp và cải thiện làn da trở nên mịn màng.
Ngoài ra, một số nước ở Châu Á, cây sơn được sử dụng làm thuốc để chữa bệnh gãy xương, hen suyễn, viêm gan mãn tính, đau dạ dày,… Tại Ấn Độ thì người dân sử dụng quả sơn để điều trị bệnh lao phổi, kinh nguyệt không đều, báng máu đau nhức.
Tìm hiểu: Cách trị mụn đầu trắng dưới da hiệu quả nhất.
Tác dụng của rễ cây sơn trị mụn, nám da
Đối với phụ nữ thì việc chăm sóc làn da rất quan trọng bởi nó quyết định sắc đẹp của các chị em. Ông cha ta có câu “Nhất dáng nhì da” điều này chứng tỏ rằng làn da rất quan trọng đặc biệt là phái đẹp.
Một số triệu chứng khiến làn da trở nên xấu đi do mụn, nám da,… Nguyên nhân là vi khuẩn từ bụi bặm, nội tiết tố. Vì thế mà bạn cần có kế hoạch cải thiện làn da hợp lý, tốt cho sức khỏe. Đồng thời cần có phương pháp chuẩn và an toàn với da.
Các hoạt chất trong rễ cây có chứa nhiều vitamin E giúp bảo vệ làn da trước sự xâm hại của vi khuẩn. Làm cho làn da của bạn có độ đàn hồi, căng mịn và hồng hào. Bên cạnh đó, nó sẽ cải thiện làn da bị hư tổn trước đó. Ngoài ra, một số công dụng làm đầy lại vết sẹo, chữa đau nhức răng và sâu răng hiệu quả.
Tham khảo: Hạt gấc ngâm rượu trị nám, làm đẹp da hiệu quả khó tin.
Tác dụng của thân và lá cây sơn
Thân và lá của cây đã được sử dụng từ nhiều năm về trước với công dụng là làm lành lành vết thương. Khi bị thương hay gặp phải các triệu chứng như dị ứng thì hãy dùng lá giã nhuyễn rồi đắp lên vết thương. Các hoạt chất trong cây có công dụng chữa bệnh sốt cao, tiêu đờm ở trẻ em.
Ngoài ra, trong Đông Y người ta sử dụng rể của dược liệu đem ngâm ngâm vào bình rượu hoặc dùng tán thành bột mịn để trị triệu chứng ngoài da như trị nám, mụn,…
Cây sơn chữa bệnh gì?
Với tính lành, the mát có nhiều tác dụng sát khuẩn, tiêu đờm mà trong Đông Y sử dụng làm thuốc để chữa bệnh phụ nữ bế kinh đau, đau chân răng, đau cả tâm vị, áng máu đau nhức. Vậy bài thuốc và liệu trình chữa bệnh như thế nào? Đây là câu hỏi mà được rất nhiều người quan tâm đến. Mời bạn tham khảo một số bài thuốc chữa bệnh từ thảo dược này.
Cây sơn có tác dụng chữa phụ nữ kinh bế đau bụng
Đây là căn bệnh chỉ xảy ra với căn bệnh phụ nữ, kinh bế đau bụng khiến cho chị em cảm thấy khó chịu, đau nhức, tấm trạng thay đổi. Đối với căn bệnh này bạn áp dụng bài thuốc như sau: Bạn dùng thân sơn khô 20g đốt thành tro.
Tiếp theo tán dược liệu thành những hạt nhỏ nó, mỗi ngày dùng khoảng 7-12g uống cùng với rượu trắng 40 độ. Chỉ sau hai tuần bạn sẽ cảm thấy sức khỏe được cải thiện không còn đau bụng, khó chịu.
Cây sơn điều trị đau cả tâm vị, tích tụ u hòn
Các nguyên liệu cần chuẩn bị sau đây bao gồm: Nghệ vàng, nghệ đen, hương phụ, lá sen và sơn khô mỗi vị 20g. Tiếp theo bạn tán nhỏ tất cả các nguyên liệu và vo thành viên tròn như hạt trân châu.
Mỗi ngày bạn uống khoảng 35-50 viên cùng với rượu trắng. Uống liên tục mỗi ngày các triệu chứng đau nhức không còn nữa. Lưu ý nên uống thuốc sau mỗi bữa ăn tầm 30 phút.
Cây sơn chữa bụng đau nhói, miệng chảy nước dãi trong
Đối với căn bệnh bụng đau nhói, miệng chảy nước dãi trong. Bạn dùng bài thuốc sau đây: Rễ cây khô 30g rồi đốt cháy thành tro. Sau đó, tán thành những viên nhỏ bằng trân châu. Mỗi ngày bạn uống khoảng 12-15 viên,uống 3 lần/ngày và sau bữa ăn.
Một số lưu ý nhỏ: Khi tiếp xúc trực tiếp với cây sơn bạn phải đề phòng lở ngứa. Vì thế mà người ta thường dùng một mảnh giấy nhỏ đốt cho vào nước uống với cây sơn. Còn nếu trường hợp bị nhựa cây ăn ngứa thì bạn dùng lá khế, rau dền, hay quả khế giã nát và đắp lên đắp lên chỗ bị ăn ngứa.
Cây sơn chữa đau nhức chân răng
Đau chân răng là tình trạng bệnh rất phổ biến, gây khó chịu cho người bệnh ăn không yên, đau nhức, mất ngủ.
Bài thuốc chữa đau răng dùng thảo dược chữa bệnh như sau: Bạn dùng rễ cây sơn khô đốt cháy thành tro. Khi còn nóng hãy lập tức cho vào rượu trắng 40 độ, dùng thuốc rượu không quá 5 phút thì nhả ra. Lưu ý không được nuốt vào vì nhựa cây có chất độc tính nhẹ, không tốt cho dạ dày.
Cách ngâm rượu cây sơn
Đối với người hay dùng rượu thuốc thì phương pháp ngâm rượu thảo rượu rất phổ biến. Để thực hiện ngâm rượu dược liệu đơn giản bạn thực hiện như sau: Chuẩn bị rễ cây sơn khô 300g cùng với 800ml rượu nếp.
Tiếp theo cho vào bình thuỷ tinh, cho rượu vào tràn ngập thảo dược, đậy nắp kín và bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát. Ngâm rượu khoảng một tháng là có thể dùng được.
Rễ cây sơn ngâm rượu làm đẹp da, trị mụn
Các bước thực hiện ngâm rượu cây sơn làm đẹp và điều trị mụn như sau:
Bạn thái nhỏ thảo dược thành từng khúc ngắn. Tiếp theo rửa sạch nguyên liệu và cho ngâm cùng với rượu 40 độ cứ khoảng 50g rễ cây sơn thì 250ml rượu trắng. Để trong khoảng 30 ngày hoặc hơn.
Mỗi ngày, trước khi khi thoa rượu, nên tẩy tế bào chết trên da bằng cách rửa mặt bột ý dĩ, cam thảo hoặc lá neem Ấn Độ. Sau đó, lấy bông thấm rượu rồi chấm lên chỗ mụn. Có thể sử dụng cho cả nam và nữ, làm đều đặn thường xuyên da sẽ sạch mụn.
Ngoài ra, bạn có thể dùng lá của dược liệu đun lên để rửa mặt sạch bụi bẩn hay tẩy tế bào chết thay cho các hàng mỹ phẩm. Sau khi tẩy sạch tế bào chết thì bạn để da mặt khô tự nhiên, rồi cho bông gòn y tế hoặc rượu vào lòng bàn tay thấm nhẹ lên mặt. Tránh các vùng nhạy cảm như mắt và môi.
Xem thêm: Hạt đình lịch trị mụn ẩn hiệu quả ngỡ ngàng.
Chú ý khi sử dụng cây sơn ngâm rượu
Khi sử dụng thảo dược ngâm rượu cần chú ý một số điều sau đây bạn dễ gặp phải như duy trì một thời gian thì da bị dị ứng, ngứa, mẩn đỏ. Bạn không cần lo lắng vì đây chỉ là tác dụng phụ của dược liệu trong giai đoạn đầu sử dụng.
không nên bôi rượu thuốc lên làn da khi gần đến giờ ngủ. Bởi vì, nó sẽ làm tổn thương đến làn da của bạn.
Nếu thuốc dùng trong giai đoạn đầu có dấu hiệu hơi sưng thì bạn nên dừng lại. Sau một thời gian thì bạn sẽ thấy các tế bào chết trên da mặt bắt đầu bong dần ra làm cho da của bạn trắng và hồng căng mịn.
Khi bôi rượu cây sơn thì nên hạn chế sử dụng các loại mỹ phẩm khác trên lan da. Tránh trường hợp da của bạn bị dị ứng, mẩn ngứa, viêm nhiễm.
Xem ngay: Trị nám có khó không? Nếu biết Top 15 Kem trị nám này, bạn sẽ hết tự ti ngay.
Cách phân biệt cây sơn với cây khác
Hiện nay, rất nhiều người tiêu dùng sử dụng nhầm rễ cây này với rễ cây mật nhân, mật gấu hoặc cây sơn độc khác. Vậy làm sao để phân biệt chúng?
- Rễ của cây sơn: Có hình dạng như thân dây, có màu vàng, xốp, mềm, khi uống có vị chua, the, đắng.
- Rễ của cây mật nhân: Là loại rễ rất cứng, to, nhiều nhánh. Khi uống có vị the và đắng.
- Rễ cây mật gấu: Là rễ có màu vàng đậm hơn so với các rễ khác, có vị đắng nhưng không chua.
Đối tượng sử dụng cây sơn là ai?
Một số đối tượng sau đây được các chuyên gia khuyến cáo nên sử dụng thảo dược để chữa mụn, nám, cũng như hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả:
- Người bị có làn da mụn bọc, mụn nhọt, tàn nhang nám da, mụn cám.
- Phụ nữ bị kinh nguyệt thất thường, bế kinh thất thường.
- Các chị em muốn cải thiện làn da của chính mình.
Mua cây sơn ở đâu TP HCM uy tín chất lượng?
Hiện nay có rất nhiều nơi vì lợi nhuận phân phối sản phẩm các thảo dược không rõ nguồn gốc và kém chất lượng, ảnh hưởng đến sức khoẻ của người tiêu dùng. Vì thế bạn cần lựa chọn một nơi uy tín để mua sản phẩm.
Omega Việt Nam – Vì sức khỏe cộng đồng là nơi bán cây sơn có nguồn gốc từ thiên nhiên, không phụ gia, chất bảo quản. Đặt niềm tin của khách hàng lên hàng đầu là phương châm làm việc của chúng tôi.
Bạn đọc có thể liên hệ thông tin dưới đây để đặt mua cây sơn:
Địa chỉ mua hàng: 62/1/28 Trương Công Định, phường 14, quận Tân Bình, TP HCM.
Liên hệ đặt hàng qua hotline: 0926456456.
Giá bán cây sơn: 250.000 đồng/kg.
Cảm ơn đã xem bài viết: “Cây sơn là cây gì? Rễ cây sơn ngâm rượu trị mụn, nám, tàn nhang“ của chúng tôi, hẹn gặp lại độc giả trên https://omega3.vn/ trong những bài viết tiếp theo.
Thông tin mua hàng
Omega Việt Nam – Vì sức khỏe cộng đồng
Địa chỉ: 62/1/28 Trương Công Định, P. 14, Tân Bình, TP HCM SĐT đặt hàng: 0902743250 Giá bán: 250.000 đồng/kgTừ khóa » Tác Dụng Của Cây Sơn Chi
-
Sơn Chi Ma – Chữa đau đầu, Miệng Khát, Trị Rắn độc Cắn
-
Đặc điểm, ý Nghĩa Và Những Công Dụng Hữu ích Của Hoa Sơn Chi
-
Sơn Chi Tử Giải độc, Lợi Tiểu - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Sơn Chi Tử Chữa Bệnh Tiết Niệu - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Tác Dụng Cây Thường Sơn | Vinmec
-
Cây Chi Tử Và Công Dụng Vàng Trong Điều Trị Bệnh, Giải Độc
-
Chi Tử, Tác Dụng Chữa Bệnh Của Chi Tử
-
Ý Nghĩa đặc Biệt Của Hoa Sơn Chi
-
Sơn Chi Tử - Y Dược Tinh Hoa
-
Tác Dụng Chữa Bệnh Của Cây Sơn
-
Đặc điểm, ý Nghĩa Và Những Công Dụng Hữu ích Của Hoa Sơn Chi
-
Chi Tử: Vị Thuốc Thanh Nhiệt - YouMed
-
Vị Thuốc Cây Sơn | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Dành Dành - Cây Cảnh, Cây Thuốc - Y Học Cổ Truyền
-
Sơn Thù Du: Vị Thuốc Đông Y Giúp Cải Thiện Sinh Lực Nam Giới
-
Chi Tử - 44 Công Dụng Trị Bệnh Và Lưu Ý Khi Dùng
-
Sơn Tra Và Những Công Dụng Chữa Bệnh Của Sơn Tra - Thuốc Dân Tộc
-
Cây Sơn Có Tác Dụng Gì đối Với Sức Khỏe - Bình Ngâm
-
Cây Sơn Là Thảo Dược Gì? Rễ Cây Sơn Trị Mụn, Nám Da. Mua ở đâu ...