Dành Dành - Cây Cảnh, Cây Thuốc - Y Học Cổ Truyền
Có thể bạn quan tâm
Cây dành họ cà phê, được người chơi cây cảnh rất ưa chuộng. Cây cao khoảng 1-2m, có lá xanh tốt quanh năm, ít rụng lá; mùa hè nở hoa và mùa thu cho trái.
TIN LIÊN QUANHoa mọc đơn độc, màu trắng như ngọc, rất thơm. Quả (chi tử) hình chén nhỏ, khi chín có màu vàng đỏ. Nhờ nghệ thuật chăm sóc và cắt tỉa khéo léo, về phương diện thẩm mỹ, những cây dành dành lâu năm có thể đạt tới “thần vận” - “kỳ, đặc, cổ, lão”.
Tất cả các bộ phận của cây dành dành đều dùng làm thuốc, đặc biệt là sơn chi tử (quả dành dành).
Khi quả chín, người ta ngắt bỏ cuống, ngâm quả trong nước sôi hoặc đồ qua, bóc bỏ vỏ lấy nhân, dùng làm thuốc thanh nhiệt lương huyết. Nếu sao qua tả hỏa mạnh, sao đen lại cầm máu. Theo Đông y, sơn chi tử có vị đắng, tính hàn; vào các kinh tâm, phế, can và vị. Có tác dụng tả hỏa trừ phiền, thanh nhiệt lợi thấp, lương huyết, giải độc. Chữa chứng nhiệt, tâm phiền, sốt cao bứt rứt, thấp nhiệt vàng da, tiểu tiện ít đỏ, nhiệt lâm, huyết nhiệt, xuất huyết, ung thũng sang độc. Liều dùng: 8-20g. Sau đây là một số cách dùng chi tử làm thuốc trên lâm sàng:
Tả hỏa, trừ phiền:
Bài 1 - Thang Chi tử thị: Chi tử 12g, đậu thị 8g. Sắc uống. Trị chứng nhiệt uất trong ngực, tim hồi hộp không yên.
Bài 2: Chi tử (sao vàng) 16g, thảo quyết minh (sao đen). Sắc uống. Chữa chứng hỏa bốc (nhức đầu, đau mắt, ù tai, chảy máu mũi).
Lương huyết, cầm máu:
Bài 1 - Thang lương huyết: Chi tử 16g, hoàng cầm 12g, bạch mao căn 20g, tri mẫu 12g, cát cánh 8g, cam thảo 4g, trắc bách diệp 12g, xích thược 12g. Sắc uống. Trị các chứng huyết nhiệt gây nôn ra máu, chảy máu cam, đi lỵ ra máu, tiểu rỉ ra máu, đau rát...
Bài 2 - Thang Chi tử nhân: Chi tử 16g, bạch mao căn 20g, đông quỳ tử 12g, cam thảo 8g. Sắc uống. Trị viêm bàng quang cấp tính, tiểu ra máu, nóng buốt.
Bài 3: Chi tử (sao vàng) 20g, hòe hoa 20g. Sắc uống, khi uống thêm ít muối. Chữa nôn ra máu, ho ra máu.
Lợi thấp, thoái hoàng: Trị chứng hoàng đản do thấp nhiệt, bụng trướng phát sốt, tiểu tiện vàng và ít.
Bài 1 - Thang Chi tử bá bì: Chi tử 16g, hoàng bá 12g, cam thảo 4g. Sắc uống. Trị viêm gan cấp tính, hoàng đản, tim nóng hồi hộp, tiểu tiện đỏ vàng, toàn thân phát vàng.
Bài 2: Chi tử 12g, nhân trần 30g, vỏ đại 10g, chút chít 8g. Sắc uống ngày 1 thang. Chữa viêm gan, vàng da, vàng mắt.
Ngoài quả dành dành, các bộ phận khác của cây dành dành đều được dùng làm thuốc.
Lá dành dành có vị đắng chát, tính hàn; có tác dụng tiêu thũng, tán ác sang. Chữa nhọt độc, đầu đinh và vết thương.
Hoa dành dành vị đắng tính hàn; có tác dụng thanh phế lương huyết. Chữa phế nhiệt, ho có đờm đặc (mỗi lần dùng 3 hoa, thêm mật ong, hấp chín); chữa chảy máu cam (hoa khô tán bột, thổi vào mũi).
Rễ dành dành có vị đắng tính hàn; có tác dụng thanh nhiệt lương huyết, giải độc. Chữa sốt cảm mạo, viêm gan vàng da, nôn ra máu, chảy máu cam, viêm thận phù thũng. Ngày dùng 15-30g, sắc uống.
Chú ý: Người tỳ vị hư, tiêu chảy kiêng dùng.
Quang Tuấn
(Theo Sức khỏe và đời sống)
ad syt ad
Các tin khác- Y học cổ truyền góp phần nâng cao sức khỏe cho nhân dân Thủ đô
- Phát huy thế mạnh trong khám, chữa bệnh bằng y học cổ truyền trên địa bàn quận Long Biên
- Hội Đông y thành phố Hà Nội đồng hành cùng sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân
- Ngày hội Đông y năm 2023 - Vì sức khỏe cộng đồng
- Ngành Đông y quận Hoàng Mai: Nhìn lại chặng đường 15 năm phát triển
- Thanh Trì: phát triển y học cổ truyền trong chăm sóc sức khoẻ nhân dân
- Hướng dẫn về việc bổ sung về việc đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương năm 2024
- Giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
- Tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh tại các cơ sở kinh doanh thuốc trong dịp Tết Nguyên đán 2022
- Đảm bảo cung ứng thuốc phòng chống dịch bệnh và nhu cầu sử dụng thuốc trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022
- 4289/QĐ-SYT Quyết định về việc giao chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán thu, chi ngân sách năm 2022 cho các đơn vị thuộc Sở Y tế Hà Nội
- 10722/BYT-DP Về việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 liều cơ bản và nhắc lại
- Công văn 10696/BYT-MT về việc cách ly y tế cho trường hợp F1 đã tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19
- Công văn 10688/BYT-MT của Bộ Y tế về phòng, chống dịch Covid-19 đối với người nhập cảnh
- Sử dụng kết quả xét nghiệm để phát hiện người mắc Covid-19 và cho người bệnh ra viện
- Quyết định 696/QĐ-SYT của Bộ Y tế ban hành Sổ tay thực hành tại cơ sở bán lẻ thuốc
Dịch vụ công trực tuyến | |
Phần mềm Quản lý văn bản | |
Phần mềm QLHS Một cửa | |
Phần mềm Một cửa (Mới) | |
Tiếp nhận ý kiến công dân | |
Danh mục TTHC công | |
Tra cứu hồ sơ Một cửa | |
Thư điện tử TP Hà Nội | |
Thông tin người phát ngôn |
Từ khóa » Tác Dụng Của Cây Sơn Chi
-
Sơn Chi Ma – Chữa đau đầu, Miệng Khát, Trị Rắn độc Cắn
-
Đặc điểm, ý Nghĩa Và Những Công Dụng Hữu ích Của Hoa Sơn Chi
-
Sơn Chi Tử Giải độc, Lợi Tiểu - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Sơn Chi Tử Chữa Bệnh Tiết Niệu - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Tác Dụng Cây Thường Sơn | Vinmec
-
Cây Chi Tử Và Công Dụng Vàng Trong Điều Trị Bệnh, Giải Độc
-
Chi Tử, Tác Dụng Chữa Bệnh Của Chi Tử
-
Ý Nghĩa đặc Biệt Của Hoa Sơn Chi
-
Sơn Chi Tử - Y Dược Tinh Hoa
-
Tác Dụng Chữa Bệnh Của Cây Sơn
-
Đặc điểm, ý Nghĩa Và Những Công Dụng Hữu ích Của Hoa Sơn Chi
-
Cây Sơn Là Cây Gì? Rễ Cây Sơn Ngâm Rượu Trị Mụn, Nám, Tàn Nhang
-
Chi Tử: Vị Thuốc Thanh Nhiệt - YouMed
-
Vị Thuốc Cây Sơn | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Sơn Thù Du: Vị Thuốc Đông Y Giúp Cải Thiện Sinh Lực Nam Giới
-
Chi Tử - 44 Công Dụng Trị Bệnh Và Lưu Ý Khi Dùng
-
Sơn Tra Và Những Công Dụng Chữa Bệnh Của Sơn Tra - Thuốc Dân Tộc
-
Cây Sơn Có Tác Dụng Gì đối Với Sức Khỏe - Bình Ngâm
-
Cây Sơn Là Thảo Dược Gì? Rễ Cây Sơn Trị Mụn, Nám Da. Mua ở đâu ...