Cây Thiên Lý: đặc điểm, Công Dụng, Sơ Chế Và Các Bài Thuốc
Có thể bạn quan tâm
Thiên lý là nguyên liệu được sử dụng nhiều trong các món ăn thường ngày. Bên cạnh đó, loại cây này này còn là một dược liệu có rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Ở bài viết này, hãy cùng Apharma tìm hiểu chi tiết hơn về công dụng và các bài thuốc từ cây Thiên lý.
Cây Thiên Lý
Cây thiên lý còn được gọi với các tên gọi khác là Thiên lý, Hoa lý hay Dạ lai hương. Là loại thực vật thuộc họ Asclepiadaceae, có tên khoa học là Telosma cordata.
Với cây thiên lý, người ta thường sử dụng hoa thiên lý và lá thiên lý để sơ chế thành các vị thuốc điều trị bệnh.
Mô tả đặc điểm cây thiên lý
Đặc điểm nhận biết cây thiên lý
Thiên lý là loại cây dây leo, thân thảo, mảnh thường cao khoảng 1 đến 10m. Thân dây leo thường có màu xanh hoặc màu lục vàng, hơi có lông, đặc biệt ở các bộ phận còn non.
Lá thiên lý có hình tim, đầu lá nhọn, dáng thuôn dài, phần cuống lá dài khoảng 2 đến 5 cm. Phiến lá thiên lý rộng 4 – 7cm, chiều rộng 6 – 11cm, thường có khoảng 3 đến 6 gân chính – phụ.
Hoa thiên lý màu vàng pha lẫn xanh lục nhạt, mọc thành từng chùm ở ngay dưới nách lá. Cuống hoa to, hơi có lông, dài khoảng 0.5 – 1.5cm. Khi kết quả thì quả có hình đại dài khoảng 6.5 – 9.5cm, rộng từ 12 – 14mm.
Khu vực sinh trưởng và phân bố
Thuộc loài dây leo nên cây thiên lý thường mọc nhiều ở các khu rừng thưa có nhiều cây bụi, được trồng ở rất nhiều quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam, thiên lý cũng là một loài cây phổ biến, nhất là khu vực miền Bắc. Người ta trồng loại cây này để lấy bóng mát, làm cảnh hoặc làm nguyên liệu chế biến cho các bữa ăn.
Các bộ phận được dùng để làm dược liệu
Các bộ phận có thể sử dụng để làm dược liệu trị bệnh gồm có lá và hoa thiên lý.
Phương pháp thu hái, sơ chế và bảo quản
Người ta thường tiến hành thu hái lá thiên lý vào tầm độ tháng 6 đến tháng 11 và thu hoạch hoa vào khoảng tháng 8 đến tháng 9 hàng năm.
Khi sử dụng như một loại dược liệu, thiên lý thường được sơ chế và dùng ở dạng tươi chứ ít khi chế biến thành dạng cây khô. Hơn nữa, lá và hoa của loài cây này chỉ nên sử dụng trong ngày ngay sau khi thu hoạch và bảo quản ở nơi thoáng mát, tránh tiếp xúc với ánh nắng.
Để một cây thiên lý phát triển đến độ có thể cho ra hoa thường mất tầm 3 – 5 tháng, sau đó cây tiếp tục duy trì mức độ sinh trưởng như vậy trong khoảng 7 -10 tháng rồi dần héo và chết.
Thành phần hóa học
Thành phần hóa học có trong cây thiên lý chính là ancaloit, được tìm thấy chủ yếu trong thân và lá, một ít trong hoa. Với ancaloit, khi sử dụng quá nhiều sẽ gây ngộ độc tuy nhiên nếu dùng một lượng vừa đủ thì sẽ không gây nguy hiểm mà thậm chí còn có tác dụng chữa bệnh.
Ngoài ra, trong thiên lý còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể với hàm lượng khá cao như vitamin A, B1, B2 hay sắt, calcium, photpho, kẽm, v.v.
Phương pháp bào chế và sử dụng
Với các bộ phận nụ hoa và lá của cây thiên lý, người ta thường đem giã nát với muối rồi sau đó cho thêm nước để vắt lấy nước.
Vị thuốc của cây thiên lý
Tính chất và mùi vị
Hoa thiên lý có vị ngọt, tính bình, tác động vào 2 kinh tâm và can.
Liều lượng sử dụng hợp lý
Với từng bài thuốc và từng loại bệnh, cây thiên lý sẽ được sử dụng và chế biến theo các cách khác nhau. Liều lượng sử dụng an toàn thường là 5 đến 10g với thành phẩm hoa khô và 15 – 30g với hoa thiên lý tươi.
Độc tính nếu sử dụng quá liều
Như đã nói ở trên, trong cây thiên lý có hoạt chất ancaloit, một loại amin có chứa độc tố, gây nguy hiểm đến tính mạng nếu sử dụng quá liều.
Công dụng của cây thiên lý đối với sức khỏe
Trong Đông y, có nhiều bài thuốc chữa bệnh thường xuất hiện nguyên liệu là hoa và lá thiên lý với các công dụng cụ thể như sau:
- Hoa thiên lý có tác dụng giải độc và thanh nhiệt cho cơ thể, ngăn ngừa tình trạng rôm sảy ở trẻ em, điều trị chứng mất ngủ đồng thời nâng cao sức đề kháng ở những người cao tuổi.
- Lá thiên lý có khả năng tiêu viêm, kháng khuẩn, điều trị lở loét và thúc đẩy quá trình tái tạo da non; hỗ trợ giảm cân; giảm đau nhức ở xương khớp; điều trị bệnh trĩ, sa dạ con, v.v.
Bên cạnh 2 bộ phận là hoa và lá có tác dụng dược lý thì rễ loài thảo dược này cũng thường được sử dụng để chữa tiểu buốt, tiểu rắt hay ra máu khi đi tiểu, v.v.
Một số lưu ý khi sử dụng cây Thiên lý
Khi chế biến hoa và lá thiên lý để làm thức ăn hay làm thuốc nên lưu ý một số điều sau đây:
- Không sử dụng kết hợp hoa thiên lý với các thực phẩm chứa sắt như gan, thịt lợn hay rau muống, v.v. vì sẽ đẩy kẽm ra khỏi cơ thể.
- Không chế biến hoa thiên lý và nấu quá kỹ sẽ mất tác dụng và giảm hiệu quả trong việc trị bệnh.
Ngoài ra, vì thành phần có chứa độc tố nên khi dùng không nên quá lạm dụng, người bình thường tốt nhất là chỉ nên ăn 2 lần trong một tuần.
Các bài thuốc dân gian quý từ cây Thiên lý
Bài thuốc chữa bệnh trĩ bằng cây thiên lý
Nguyên liệu chuẩn bị: 100g lá thiên lý, muối ăn, 50ml nước lọc.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch và sơ chế loại bỏ các lá sâu, héo, sau đó đêm giã nát với muối ăn rồi cho nước lọc vào để lọc lấy nước.
- Tẩm dung dịch vào bông gòn rồi đắp trực tiếp lên búi trĩ. Lưu ý trước khi thực hiện, người bệnh cần vệ sinh sạch sẽ hậu môn bằng nước muối pha loãng.
- Sử dụng băng gạc giữ cố định và để qua đêm. Thực hiện phương pháp này liên tục trong vòng 4 đến 6 ngày.
Bài thuốc an thần, chữa suy nhược cơ thể, mất ngủ
Nguyên liệu cần chuẩn bị: 30 đến 50g hoa thiên lý và lá vông nem (có thể chuẩn bị thịt lợn hoặc lá diếc).
Cách thực hiện: Rửa sạch các nguyên liệu và nấu chung với nhau. Sử dụng liên tục trong vòng 1 tuần để thấy tác dụng.
Bài thuốc cho người bị vô sinh
Đây là phương pháp phù hợp với đối tượng nam giới bị vô sinh do nguyên nhân là thường xuyên tiếp xúc với chì. Trong hoa thiên lý có chứa kẽm, nên khi dùng các món ăn được chế biến từ hoa thiên lý sẽ góp phần loại bỏ chì ra khỏi tinh dịch, hỗ trợ điều trị vô sinh ở nam giới.
Sử dụng để hỗ trợ giảm cân
Với thành phần chứa nhiều chất xơ, diệp lục, hoa thiên lý rất hiệu quả trong việc hỗ trợ giảm cân. Khi ăn các món ăn được chế biến từ hoa thiên lý sẽ mang lại cảm giác no, ít calo đồng thời hạn chế khả năng hấp thụ các chất béo.
Bí quyết sử dụng cây Thiên lý hiệu quả nhất kèm chế độ vận động phù hợp
Bên cạnh việc điều trị bằng thảo dược Thiên lý, người bệnh nên kết hợp với một chế độ vận động hợp lý, đặc biệt là đối với các trường hợp điều trị bệnh trĩ. Một chế độ vận động phù hợp sẽ thúc đẩy hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn, tăng cường sức khỏe của cơ xương khớp, v.v.
Khi nào nên dùng thảo dược cây Thiên lý và sử dụng trong bao lâu?
Người bình thường hoàn toàn có thể sử dụng hoa thiên lý như một loại thực phẩm để chế biến thức ăn trong các bữa cơm hàng ngày. Tuy nhiên, chỉ nên hấp thụ một lượng vừa phải, không nên ăn quá nhiều vì có thể gây ra những độc tính ảnh hưởng đến sức khỏe.
Với bà bầu có thể sử dụng hoa thiên lý trong thực đơn ăn hàng ngày để bổ sung thêm các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
Thiên lý chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh chứ không có khả năng điều trị bệnh khỏi hẳn. Đối với những bệnh nhân mắc bệnh nặng, nên đi đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ tư vấn và hỗ trợ điều trị.
Bạn có thể dễ dàng tìm thấy hoa Thiên lý ở các chợ dân sinh, tuy nhiên khi chọn mua nên lưu ý lựa chọn các sản phẩm tươi, đạt tiêu chuẩn, an toàn, không ngâm quá nhiều hóa chất bảo vệ thực vật.
Cây thiên lý là một loại cây phổ biến và có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Việc tận dụng những loại dược liệu từ thiên nhiên để chữa bệnh không chỉ mang lại hiệu quả cao mà còn cực kỳ an toàn, lành tính. Mong rằng bài viết trên đây của nhà thuốc Apharma đã giúp bạn có được những kiến thức bổ ích về Thiên lý.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo thêm một số loại dược liệu khác trên website của nhà thuốc trực tuyến của công ty cổ phần dược phẩm Apharma.
Rate this postTừ khóa » đặc điểm Hoa Thiên Lý
-
Đặc Sản Hoa Thiên Lý & Các Tác Dụng đặc Biết Cho Sức Khỏe
-
Công Dụng, Đặc điểm Cách Trồng Và Chăm Sóc Thiên Lý
-
Hoa Thiên Lý – Hoa Leo đẹp Cho Hương Thơm Mát - Chợ Hoa Việt
-
Cây Hoa Thiên Lý: 10 Điểm Cần Lưu ý Khi Trồng Và Tác Dụng Hoa Thiên Lý
-
Hoa Thiên Lý đỏ Và Những đặc điểm Tuyệt Vời
-
Cây Hoa Thiên Lý
-
Hoa Thiên Lý – Hoa Leo Giàn đẹp, Hương Thơm Ngát
-
Kỹ Thuật Trồng Cây Hoa Thiên Lý
-
Trồng Và Chăm Sóc Cây Hoa Thiên Lý
-
Hoa Thiên Lý - Công Dụng, Cách Trồng Và Chăm Sóc - IuHoa
-
Thiên Lý – Wikipedia Tiếng Việt
-
Cây Thiên Lý | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Kỹ Thuật Trồng Hoa Thiên Lý Cho Hoa Sai Quanh Năm
-
HOA THIÊN LÝ - CÂY ĂN TRÁI