Kỹ Thuật Trồng Hoa Thiên Lý Cho Hoa Sai Quanh Năm
Có thể bạn quan tâm
Hoa thiên lý không chỉ được chế biến thành nhiều món ăn ngon và lạ miệng và chúng còn rất bổ dưỡng. Nhưng để trồng hoa thiên lý thì không phải ai cũng biết. Hãy cùng Niên Giám Nông Nghiệp tìm hiểu cách trồng cho nhiều hoa nhé.
Mục lục nội dung
- 1 Đặc điểm hoa thiên lý
- 2 Thời điểm trồng hoa thiên lý
- 3 Điều kiện trồng hoa thiên lý
- 3.1 Ánh sáng
- 3.2 Nhiệt độ
- 3.3 Đất trồng
- 4 Cách trồng hoa thiên lý
- 4.1 Nhân giống
- 4.1.1 Chọn giống
- 4.1.2 Ươm dây
- 4.2 Chăm sóc hoa thiên lý
- 4.2.1 Tưới nước
- 4.2.2 Bón phân
- 4.2.3 Tỉa cây
- 4.3 Tạo giàn
- 4.1 Nhân giống
- 5 Cách thu hoạch hoa thiên lý
- 6 Giá trị dinh dưỡng
Đặc điểm hoa thiên lý
Hoa thiên lý có danh pháp khoa học là Telosma cordata nhiều vùng ở Việt Nam còn gọi chúng là dạ lý hương, dạ lài hương. Chúng có nguồn gốc từ Trung Quốc và thuộc họ Trúc đào.
Hiện nay hoa thiên lý được trồng khá phổ biến tại Việt Nam để lấy hoa như một loại thực phẩm tốt cho sức khỏe. Giá hoa thiên lý hiện nay dao động trong khoảng trên dưới 50k cho mỗi kg hoa.
Về mặt thực vật, hoa thiên lý là loại cây leo có thể leo từ 2 mét tới 5 mét. Thân cây nhỏ, tròn và rất dai. Tuy nhiên thân chúng được coi là chứa chất độc đối với lợn. Khi cây già hơn, thân cây sẽ chuyển từ màu xanh lá cây sang màu nâu.
Hoa thiên lý có lá đơn hình trái tim mọc thành từng cặp. Lá rộng khoảng 4-7,5 cm và dài khoảng 6–11 cm với mặt dưới nhẵn. Lá rất mỏng, có thể nhìn thấy rõ các gân lá. Hoa nở thành một bó gồm khoảng 10-20 bông.
Hoa màu vàng lục có mùi thơm đặc biệt vào buổi tối. Bông hoa có đường kính khoảng 1,5 cm với 5 cánh hoa và 5 nhị hoa được phối hợp rất đều đặn. Mùa hoa nở thường là tháng 3 – tháng 5, tuy nhiên nếu chăm sóc tốt bạn có thể cây ra hoa quanh năm.
Hoa thiên lý có quả nhẵn, màu xanh lục, tròn với đầu nhọn. Bên trong chứa một lượng lớn hạt dẹt có lông tơ màu trắng. Mùa quả và hạt chín thường vào khoảng tháng 6-8.
Thời điểm trồng hoa thiên lý
Hiện nay hoa thiên lý được trồng ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam của nước ta. Nhưng do miền Bắc thường có mùa đông tương đối lạnh nên trồng ít phổ biến hơn. Thời điểm tốt nhất để trồng hoa thiên lý là vào mùa xuân khi nhiệt độ ấm áp vào khoảng 25 đến 30 oC.
Đây là thời điểm có khí hậu thuận lợi, cây đang trong giai đoạn phát triển nên tỉ lệ mọc cao. Tránh trồng cây vào mùa đông khí hậu lạnh, đặc biệt là miền Bắc có thể có sương giá khiến cây kém phát triển.
Điều kiện trồng hoa thiên lý
Ánh sáng
Hoa thiên lý cũng như hầu hết các loại dây leo như bầu, bí, mướp,.. nói riêng và các loại cây trồng nói chung đều cần ánh sáng để phát triển. Do đó vị trí thích hợp để trồng hoa thiên lý là trước sân, ban công, sau vườn hoặc có thể tận dụng đất và cho chúng leo tại hàng rào.
Nên xem: Lợi ích từ cây đót rừng bạn đã biết chưa?Nhiệt độ
Hoa thiên lý là loài hoa ưa thích khí hậu ấm áp. Nhiệt độ thích hợp cho thiên lý phát triển là từ 25 tới 30 oC. Chúng chịu rét khá kém do đó khi mùa đông tới đặc biệt là ở miền Bắc bạn nên có những biện pháp chống rét cho cây.
Đất trồng
Đất trồng hoa thiên lý nên là loại đất pha cát giàu dinh dưỡng có độ phì nhiêu cao. Đất nên có khả năng giữ ẩm nhưng cũng cần thoát nước tốt. Đất có độ pH từ 6,0 đến 7,5 sẽ phù hợp cho thiên lý phát triển.
Thiên lý vẫn có thể phát triển trên đất khô hạn và đất bạc màu. Tuy nhiên chúng sẽ kém ra hoa. Do đó trước khi trồng hoa thiên lý hãy cải tạo cho đất để hoa có thể phát triển. Làm sạch cỏ và cuốc tơi đất.
Nếu có điều kiện hãy phơi ải đất dưới ánh sáng mặt trời trong vòng một vài ngày. Ánh nắng mặt trời sẽ tiêu diệt các mầm bệnh có trong đất. Đồng thời hãy kiểm tra độ tơi xốp của đất, bổ sung dinh dưỡng, phân hữu cơ, trùn quế khi cần thiết.
Cách trồng hoa thiên lý
Nhân giống
Hoa thiên lý có thể trồng từ hạt giống hoặc giâm cành cây. Tuy nhiên cách trồng từ hạt thường tốn nhiều thời gian và khó chăm sóc. Do đó hiện tại phổ biến cách nhân giống bằng cách giâm dây hoa thiên lý.
Chọn giống
Cách chọn dây trồng tương đối đơn giản. Bạn nên chọn các cây hoa thiên lý xanh tốt, sinh trưởng phát triển mạnh để tiến hành nhân giống. Các cành nhân giống nên là các cành bánh tẻ, không quá non hoặc quá già. Đồng thời các cành không được có dấu hiệu sâu bệnh.
Dây hoa thiên lý đem trồng nên có độ dài từ 20 cm đến 25 cm và có từ 4 tới 5 mắt. Bạn có thể mua giống hoa thiên lý tại các cửa hàng bán cây giống hoặc nhân giống từ các cây hoa thiên lý khỏe mạnh.
Dùng dao sắc hoặc kéo sắc cắt dây hoa thiên lý thành các đoạn. Nên cắt một cách dứt khoát, tránh cắt nhiều lần gây bầm dập cây. Hoa thiên lý có nhiều nhựa, để tránh nhựa chảy thì sau khi cắt cành bạn có thể chấm cành vào tro hoặc tàn hương.
Ươm dây
Tiến hành ươm dây bằng cách đào một hố nhỏ sâu từ 5 tới 7 cm. Đặt dây hơi chếch sao cho đầu ngọn hướng lên trên. Sau đó vùi đất lấp khoảng một phần ba độ dài của dây. Sau khi dâm cành có thể phủ thêm rơm rạ hoặc trấu.
Cành sau khi dâm cần được để nơi thoáng mát tránh ánh sáng trực tiếp quá nhiều. Nước nên được cung cấp thường xuyên và tưới theo kiểu phun sương. Tần suất hợp lý nhất là khoảng 2 lần mỗi ngày.
Nên xem: Khắc phục cây bí đỏ bị bệnh thối quả nonSau một thời gian cây bắt đầu nảy chồi mới. Đưa chúng ra dần ánh sáng nhiều hơn khi chúng bắt đầu nảy mầm. Khi thiên lý đạt độ cao từ 50 tới 60 cm là có thể tiến hành trồng cây ra vườn.
Chăm sóc hoa thiên lý
Tưới nước
Tưới nước là loại ưa ẩm do đó bạn nên tưới cho cây sau mỗi 2-3 ngày. Tần suất có thể tăng lên hoặc giảm xuống khi thời tiết thay đổi vào những ngày mưa hoặc những ngày khô hanh.
Cây khá nhạy cảm với tình trạng khô hạn cũng như ngập úng. Do đó bạn nên để ý chúng thường xuyên hơn. Đặc biệt là vào giai đoạn ra hoa của cây. Bạn cần chú ý độ ẩm để hoa ra đồng đều và nhiều hoa.
Bón phân
Hoa thiên lý là loài có rễ ăn cạn do đó khi bón phân bạn không cần phải xới đất mà có thể tiến hành bón trên bề mặt hoặc tưới cho cây. Ngoài ra bạn nên ưu tiên các loại phân chuồng.
Bổ sung phân chuồng mỗi tháng một lần sẽ cung cấp dinh dưỡng đồng thời cải tạo đất. Liều lượng trung bình khoảng 10kg cho mỗi gốc. Sau khi bón bạn có thể rải lá lên phía trên tránh mưa trôi. Ngoài phân chuồng có thể bổ sung các loại phân NPK 20-20-15 hoặc NPK 16 -16 -8.
Tại các giai đoạn phát triển khác nhau của hoa thiên lý, chế độ phân bón cho chúng có thể sẽ hơi khác nhau. Khi mới trồng có thể bón thúc cây phát triển bằng DAP. Ở giai đoạn hoa thiên lý đang phát triển có thể bón các loại phân NPK có hàm lượng tương đối cân bằng.
Ở giai đoạn cây ra hoa, hãy tăng cường bón phân giàu lân và kali. Đặc biệt nên bổ sung dinh dưỡng lúc cây vừa thu hoạch xong. Giai đoạn này thiên lý cần nhiều dinh dưỡng để hồi phục cũng như phát triển giai đoạn mới.
Tỉa cây
Tỉa cây là một trong những công việc không quá cần thiết trong trồng hoa thiên lý. Tuy nhiên việc tỉa cây sẽ giúp hoa thiên lý phát triển theo một định hướng nhất định và tránh được nhiều loại sâu bệnh hại như rệp trắng, rệp sáp, bọ trĩ.
Bạn nên chủ động cắt tỉa định hướng ở giai đoạn phát triển ban đầu của hoa thiên lý. Và sau khi thu hoạch, nên tỉa bớt các cành già, các đoạn yếu kém và các đoạn có dấu hiệu sâu bệnh để tránh lây lan sang các cành khỏe mạnh và tránh tạo gánh nặng cho cây.
Tạo giàn
Hoa thiên lý là loại dây leo thu hoạch hoa do đó khi trồng bạn nên tiến hành tạo giàn cho cây. Tùy vào điều kiện của người trồng mà tiến hành tạo giàn bằng khung sắt hoặc khung tre. Giàn nên có độ cao trung bình từ 2.5 mét tới 3 mét.
Nên xem: Chuột cống nhum đặc sản độc lạ nức danh miền TâyGiàn bằng bê tông sẽ có ưu điểm là vững chãi, có thể sử dụng lâu dài tuy nhiên đầu tư ban đầu sẽ tốn kém. Giàn bằng tre nứa sẽ đơn giản và tiết kiệm hơn tuy nhiên nó chỉ bền vài năm. Do đó hãy cân nhắc trước khi chọn và làm giàn cho hoa thiên lý.
Về cơ bản cách làm cả hai loại giàn này tương đối giống nhau. Bạn chỉ cần chôn các trụ bê tông hoặc tre gỗ tại những vị trí xác định. Nên tiến hành chôn sâu khoảng 50 cm để trụ có thể vững chãi. Các cột nên cách nhau khoảng từ 3-4 mét.
Sau đó lấy dây thép buộc đầu trên của các cột lại và đan thành dạng lưới có có kích thước lỗ trung bình cỡ từ 30cm tới 40 cm. Như vậy là hệ thống giàn cơ bản đã hoàn thành. Hoa thiên lý là loại ưa ánh sáng do đó bạn có thể hơi nghiêng giàn về phía ánh sáng.
Loại giàn này rất phù hợp nếu bạn trồng thiên lý tại trước sân hoặc sân thượng. Nó sẽ đồng thời tạo bóng mát. Giàn nên được tiến hành làm sau khi trồng cây từ 20 ngày. Khi đó hoa thiên lý sẽ phát triển tương đối nhanh.
Ngoài dạng giàn phủ đầu như trên còn dạng giàn đường thẳng. Cách này sẽ phổ biến khi trồng hoa thiên lý quy mô lớn tại ruộng đồng. Cách làm giàn này cũng không quá khó. Cũng tiến hành chôn các cọc như trên.
Sau đó tiến hành căng dây thép từ vị trí cách mặt đất tới đầu cột trụ. Mỗi dây ngang cách nhau từ 30 tới 40 cm.
Cách thu hoạch hoa thiên lý
Hoa thiên lý sẽ cho ra đợt hoa đầu tiên sau khoảng 3 tháng trồng và chăm sóc tốt. Cây có thể cho thu hoạch tiếp tục sau đó một tháng. Nếu chế độ chăm sóc chúng hợp lý, hoa thiên lý có thể sống được 4 đến 6 năm. Khi thu hoạch bạn có thể dễ dàng dùng tay bứt cả cụm hoa.
Giá trị dinh dưỡng
Hoa thiên lý có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon như canh hoa thiên lý, hoa thiên lý xào. Trong hoa thiên lý có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như vitamin E, vitamin C, axit folic, canxi, chất đạm.
Ngoài ra chúng còn chứa nhiều các yếu tố vi lượng như geraniol, beta-ionone, dihydrobeta-ionone, dihydro-beta-ionol, cis- và trans-theaspirane là những thành phần tạo nên mùi hương đặc trưng của hoa.
Hoa thiên lý là một loại hoa chứa nhiều giá trị dinh dưỡng mà lại không hề khó trồng. Hy vọng những chia sẻ của Niên Giám Nông Nghiệp về cách trồng hoa thiên lý sẽ giúp ích cho bạn. Chúc bạn may mắn và thành công.
Theo: Biển Lặng
5/5 - (2 bình chọn)Từ khóa » đặc điểm Hoa Thiên Lý
-
Đặc Sản Hoa Thiên Lý & Các Tác Dụng đặc Biết Cho Sức Khỏe
-
Công Dụng, Đặc điểm Cách Trồng Và Chăm Sóc Thiên Lý
-
Hoa Thiên Lý – Hoa Leo đẹp Cho Hương Thơm Mát - Chợ Hoa Việt
-
Cây Hoa Thiên Lý: 10 Điểm Cần Lưu ý Khi Trồng Và Tác Dụng Hoa Thiên Lý
-
Hoa Thiên Lý đỏ Và Những đặc điểm Tuyệt Vời
-
Cây Hoa Thiên Lý
-
Hoa Thiên Lý – Hoa Leo Giàn đẹp, Hương Thơm Ngát
-
Kỹ Thuật Trồng Cây Hoa Thiên Lý
-
Trồng Và Chăm Sóc Cây Hoa Thiên Lý
-
Hoa Thiên Lý - Công Dụng, Cách Trồng Và Chăm Sóc - IuHoa
-
Thiên Lý – Wikipedia Tiếng Việt
-
Cây Thiên Lý: đặc điểm, Công Dụng, Sơ Chế Và Các Bài Thuốc
-
Cây Thiên Lý | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
HOA THIÊN LÝ - CÂY ĂN TRÁI