Cây Thuốc Dòi Trị Lao Phổi Tác Dụng, Cách Sử Dụng đúng
Có thể bạn quan tâm
Cây thuốc dòi trị lao phổi đang là một trong những chủ đề liên quan đến sức khỏe hệ hô hấp nhận được nhiều sự quan tâm. Có không ít ý kiến nhận định rằng đây là phương pháp dân gian mang đến những hiệu quả tích cực cho người bệnh lao phổi. Công dụng thực sự của loại cây này là gì? Cách dùng như thế nào? Bạn đọc hãy cùng bài viết sau đây tìm hiểu thêm nhé!
Tác dụng trị lao phổi của cây thuốc dòi
Hiện nay, bên cạnh việc điều trị bằng các loại thuốc Tây y, nhiều người còn truyền tai nhau về phương pháp cây thuốc dòi trị lao phổi. Cây thuốc dòi, hay còn được biết đến với tên gọi cây bọ mắm, là một loài thực vật thân thảo thường mọc hoang tại bìa rừng hay ven đường. Cây thuốc dòi thuộc họ Gai với tên khoa học chính thức là Pouzolzia zeylanica.
Ông cha ta sử dụng cây thuốc dòi để ngăn chặn sự phát triển của giòi bọ trong quá trình ủ mắm. Tuy nhiên, loại cây này cũng sở hữu nhiều dược tính đáng kinh ngạc, nhất là với những bệnh liên quan đến đường hô hấp như lao phổi. Theo y học cổ truyền, cây thuốc dòi có vị ngọt, tính mát, tác dụng chính là tiêu đờm, tiêu viêm và chỉ khái. Nó được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc trị ho có đờm lâu ngày, lao phổi, viêm bàng quang tiết niệu, viêm đường ruột, rắn cắn,…
Cách sử dụng cây thuốc dòi trị lao phổi
Người bệnh lao phổi có thể dùng cây thuốc dòi để hỗ trợ điều trị cũng như cải thiện một số các triệu chứng khó chịu. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, người bệnh trước khi sử dụng nên trao đổi với các thầy thuốc, bác sĩ chuyên khoa.
Các bài thuốc trị lao phổi từ cây bọ mắm phổ biến nhất hiện nay có thể kể đến là:
Bài thuốc từ cây thuốc dòi khô
Người bệnh lao phổi thường xuyên bị ho khan, ho có đờm, thậm chí là ho ra máu. Cơn ho có thể kéo dài dai dẳng vào cả ban đêm, khiến người bệnh không thể ngủ sâu giấc. Hậu quả là người bệnh cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng vào ban ngày kèm theo đó là tâm lý căng thẳng, kém tập trung và suy giảm trí nhớ.
Để giải quyết tình trạng ho kéo dài do lao phổi, người bệnh có thể sử dụng bài thuốc uống từ cây thuốc dòi. Bài thuốc này có cách thực hiện đơn giản và thích hợp áp dụng tại nhà.
Chuẩn bị: 40g đến 50g cây thuốc dòi đã sấy khô, 1ml nước lạnh, 1 đến 2 thìa cà phê mật ong.
Cách thực hiện:
- Cây thuốc dòi khô đem rửa sạch, sau đó cho vào nồi đất, thêm vào nước lạnh và đun cho đến khi thu được dung dịch dạng cao đặc.
- Người bệnh pha thêm mật ong vào cao đặc, đợi nguội thì cho vào bình thủy tinh bảo quản ở trong tủ lạnh.
- Người bệnh uống khoảng 10ml cao đặc, dùng từ 2 đến 3 lần/ngày. Người bệnh không nên nấu nhiều cao một lần vì để quá lâu có thể khiến dược tính suy giảm.
Cây thuốc dòi và cây long thảo dơi trị lao phổi
Bên cạnh bài thuốc cao uống từ cây bọ mắm, người bệnh lao phổi cũng có thể áp dụng bài thuốc kết hợp giữa cây thuốc dòi và cây long thảo dơi. Theo y học cổ truyền, cây long thảo dơi vị chát, tính ấm, có thể giúp điều trị chứng ho ra máu rất hiệu quả. Bên cạnh đó, cây long thảo dơi còn giúp người bệnh tăng cường sức đề kháng.
Chuẩn bị: 10g cây thuốc dòi, 6g cây long thảo dơi (loại tươi hay khô đều được).
Cách thực hiện:
- Người bệnh dùng nước lạnh rửa sạch các vị thuốc, sau đó cho tất cả vào nồi, thêm vào 2l nước lạnh và sắc thuốc trong khoảng 1 đến 1 tiếng rưỡi.
- Nước thuốc để nguội, chia thành 2 lần dùng trong ngày. Người bệnh nên sử dụng bài thuốc cây bọ mắm và cây long thảo dơi đều đặn 1 thang/ngày để có kết quả điều trị tốt nhất.
Trị lao phổi bằng cây thuốc dòi cần lưu ý gì?
Trong quá trình điều trị lao phổi bằng cây thuốc dòi, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Cây thuốc dòi không thích hợp sử dụng với phụ nữ mang thai hoặc những người có cơ địa mẫn cảm.
- Người bệnh nên tìm mua cây thuốc dòi tại các hiệu thuốc Nam hoặc Đông y để đảm bảo nguồn gốc và chất lượng.
- Bài thuốc trị lao phổi bằng cây bọ mắm chỉ nên áp dụng với người bệnh lao phổi giai đoạn đầu và được sự đồng ý của bác sĩ. Việc tự ý sử dụng có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.
- Người bệnh không dùng cây thuốc dòi trong khi đang điều trị bằng Tây y theo đơn kê từ bác sĩ. Lý do là vì sử dụng đồng thời nhiều loại thuốc có thể gây tương tác thuốc và dẫn đến nhiều mối nguy hại cho cơ thể.
Cây thuốc dòi trị lao phổi là phương pháp dân gian đã có từ lâu đời. Tuy nhiên, hiện nay chưa có nhiều nghiên cứu khoa học chính thức liên quan đến tác dụng dược lý của loại cây này. Chính vì vậy, người bệnh lao không nên tùy tiện sử dụng tại nhà mà nên tham khảo trước ý kiến của bác sĩ.
3.5/5 - (2 bình chọn)Tin liên quan
- Thấp khớp là gì? Điều trị, phòng ngừa và nên ăn gì?
- Mổ gai cột sống có nguy hiểm không? Nên mổ khi nào?
- Bài tập kegel dành cho nam giới và nữ giới
- Thấp khớp Nam Dược có tốt không? Giá bao nhiêu?
- Thuốc Leolen forte là gì? Cách sử dụng, liều lượng, bảo quản
- Khám chữa đau vai gáy ở đâu tốt tại Hà Nội, TPHCM?
- Hướng dẫn tập khí công chữa bệnh thoát vị đĩa đệm đúng, hiệu quả
- 4 loại thuốc trị thoái hóa cột sống của Mỹ, Nhật Bản hiệu quả
Từ khóa » Cách Sử Dụng Cây Thuốc Dòi
-
Cây Thuốc Dòi: Công Dụng, Liều Dùng, Một Số Bài Thuốc & Một Vài Lưu ý
-
Công Dụng Của Cây Thuốc Dòi | Vinmec
-
Cây Thuốc Dòi Trị Lao Phổi Có Tốt Không? Cách Thực Hiện Ra Sao?
-
Cây Thuốc Dòi | BvNTP
-
Cây Thuốc Dòi Không Chỉ Có Mỗi Công Dụng Chữa Ho - YouMed
-
Chữa Ho Lao, Viêm đau Họng Với Lá Thuốc Dòi
-
Cây Thuốc Dòi Chữa Ho Lao, Viêm đau Họng Và Cách Dùng Trị Bệnh
-
Chữa Ho Lao, Viêm đau Họng Với Lá Thuốc Dòi | VTV.VN
-
Cây Thuốc Dòi Trị Bệnh Gì? - Thảo Dược An Quốc Thái
-
CÂY THUỐC RÒI( BỌ MẮM) - Công Dụng Tuyệt Vời Của Loài Cây Có ...
-
Cây Lá Thuốc Dòi - Cách Nhận Biết, 5 Công Dụng Và 8 Bài Thuốc Cực Hay
-
Tác Dụng Trị Bệnh Và Tác Hại Của Cây Thuốc Dòi Là Gì? Hình ảnh Lá Cây.
-
Cách Sử Dụng Cây Thuốc Dòi Trong Việc Làm Thuốc Mát Lợi Tiểu Tốt Nhất
-
Cây Thuốc Dòi Với 14 Bài Thuốc Trị Lao Phổi, Ho, Viêm Phế Quản, Diệt ...