Cây Trầu Bà - Ý Nghĩa Phong Thủy, Tác Dụng Và Cách Chăm Sóc
Có thể bạn quan tâm
Hiện nay, cây trầu bà đang rất được ưa chuộng và yêu thích ở Việt Nam. Chúng ta dễ dàng bắt gặp chúng ở các quán cà phê, văn phòng làm việc hay được phủ rộng rãi từ sân bay cho đến khách sạn. Vì đặc tính dễ trồng và chăm sóc, khả năng thải độc tố tốt, thanh lọc không khí trong lành để tốt cho sức khỏe con người. Qua bài viết dưới đây Xanh Bonsai xin chia sẻ những thông tin hữu ích về giống cây vô cùng đặc biệt này nhé.
Cây trầu bà là cây gì?
Nội dung
- Cây trầu bà là cây gì?
- Tác dụng của cây trầu bà
- Ý nghĩa phong thủy của cây trầu bà
- Cây trầu bà hợp với tuổi nào?
- Cây trầu bà hợp mệnh gì?
- Kỹ thuật trồng cây trầu bà đúng tiêu chuẩn
- Cách chăm sóc cây trầu bà
- Tại sao nên chọn cây trầu bà trồng trong nhà?
- Cây trầu bà có độc không?
- Các loại cây trầu bà được ưa chuộng hiện nay
- 1. Cây trầu bà vàng
- 2. Cây trầu bà đế vương
- 3. Cây trầu bà cẩm thạch
- 4. Cây trầu bà Nam Mỹ (Monstera Deliciosa)
- 5. Cây trầu bà sữa
- 6. Cây trầu bà bạc
- 7. Cây trầu bà xanh
- 8. Cây trầu bà ngọc trai
- 9. Cây trầu bà cẩm thạch vàng
- 10. Cây trầu bà thái xanh
- 11. Cây trầu bà chân vịt
- 12. Cây trầu bà thanh xuân
- 13. Cây trầu bà cửa sổ
- 14. Cây trầu bà hoàng gia
- 15. Cây trầu bà hạnh phúc
- 16. Cây trầu bà kim cương
- 17. Cây trầu bà chân rít lá đốm
- Một số câu hỏi thường gặp về cây trầu bà
- Cây trầu bà có tác dụng gì?
- Cây trầu bà hợp với người tuổi gì?
Cây Trầu Bà tên tiếng Anh là Pothos, tên khoa học Epipremnum aureum, thuộc họ Ráy (Araceae), là một loài thực vật có hoa. Các tên khác như Trầu Bà Vàng, Vạn Niên Thanh leo, sắn dây Hoàng Kim, Hoàng Tam Điệp hay Thạch Cam Tử thì đều là chỉ cây trầu bà. Cây cảnh này sở dĩ có tên gọi trầu bà bởi vì nó có hình dáng giống cây trầu.
Về đặc tính thực vật, đây là cây thân thảo, dạng dây leo, lá và thân có màu xanh còn hoa mọc thành cụm ngắn nên có những nơi còn gọi là dây trầu bà. Đặc điểm nổi bật dễ thấy là lá đơn, gốc lá hình trái tim và thuôn dài dần lên trên.
Lá trầu bà thường có những đốm vàng chấm chấm trên phiến lá. Thân cây mềm, bò dài có thể buông thõng, do đó có thể trồng theo kiểu giàn leo. Ngoài ra đây là ưa nước, hút nhiều nước mà không sợ úng, thối rễ, vì vậy cũng có thể trồng trong chậu nước.
Cây trầu bà đã trở thành cây cảnh và xuất hiện ở nhiều nơi, thường được trồng trong nhà nơi có ánh sáng vừa phải để làm đẹp, tươi mát hơn không gian căn hộ, nội thất sân vườn. Người chơi cây thường để trầu bà trong các chậu treo đặt ở trên bàn hoặc treo trên giàn để cây thả xuống rất đẹp.
Ngoài giá trị trang trí làm đẹp ra, cây còn có lợi ích tốt sức khỏe con người cũng như ý nghĩa phong thủy mang lại tài lộc.
Tác dụng của cây trầu bà
Hấp thụ bức xạ điện tử: cây trầu bà có khả năng hấp thụ các sóng điện từ gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người từ những thiết bị điện tử xung quanh chúng ta như wifi, máy tính, bếp từ,…
Làm sạch và trang trí hồ cá cảnh nhờ mọc rễ trong nước và rễ hấp thụ nitrat có trong nước làm cho nước sạch hơn có lợi cho cá phát triển khỏe mạnh. Thích hợp làm cây cảnh mini trang trí cho văn phòng, ban công giúp ngôi nhà bạn trở nên có một không gian sạch sẽ và dễ chịu hơn.
Đặc biệt ai có vấn đề về mắt, màu xanh sẽ giúp cho đôi mắt chúng ta thư giãn, giải tỏa căng thẳng trong cuộc việc lẫn đời sống. Lá trầu bà có khả năng hấp thụ những độc tố co trong không khí giúp không khí trong sạch hơn.
Ý nghĩa phong thủy của cây trầu bà
Trầu bà có rất nhiều ý nghĩa, ngoài giá trị làm đẹp và tốt cho sức khỏe, người ta còn quan tâm nhiều đến cây phong thủy theo tuổi để hợp với mệnh của mình thì cây trầu bà xanh tốt, dễ sinh sôi phát triển mà không cần đến sự chăm sóc quá nhiều. Bởi vậy mà cây bonsai này mang ý nghĩa là sự sinh sôi, phát triển của thịnh vượng, tiền bạc, may mắn của gia chủ.
Trong phong thủy, cây trầu bà là “cây tiền tài”, sẽ giúp mọi chuyện hanh thông, dễ dàng, thuận lợi mà không gặp phải trở ngại gì. Hình ảnh trầu bà cũng được cho là có thể tránh vận xui và đem đến nhiều may mắn trong cuộc sống.
Cây trầu bà hợp với tuổi nào?
Theo các chuyên gia phong thủy, cây trầu bà là loại cây phong thủy phù hợp với người tuổi ngọ. Cây sẽ giúp trấn át những khuyết điểm của người này, giúp họ có thể thành công trong sự nghiệp, tiền tài.
Xem thêm: Cách trồng và chăm sóc cây Hạnh Phúc chuẩn nhấtNgười tuổi ngọ là người không bao giờ thừa nhận thất bại, họ chiến đấu đến cùng chỉ cần bản thân mình còn có thể. Không hành động thì thôi, người tuổi Ngọ một khi bắt đầu ra khỏi giai đoạn non trẻ, họ sẽ gặt hái được khá nhiều thành công và thường nhận được những khoảng tiền rất lớn.
Tuy nhiên, họ lại sinh hoạt một cách phung phí, hào nhoáng thậm chí là sang chảnh quá mức cho phép, chính vì thế mà họ không bao giờ dư giả được.
Cây trầu bà hợp mệnh gì?
Yếu tố tiếp theo lưu ý khi trồng đó là cây trầu bà hợp mệnh gì? Là loài cây thích hợp với những người mệnh mộc. Đặc điểm của những người này đó là phóng khoáng, bao dung, rộng lượng, thường xuyên giúp đỡ người khác và thường không để bụng.
Người mệnh Mộc là những người biết đối nhân xử thế, vì vậy họ được nhiều người yêu mến. Không chỉ vậy, họ còn là những người rất chủ động, không thích sự áp đặt hay quản thúc từ những người khác.
Những yếu tố như thông minh, sắc bén là tính cách tạo nên sự thành công cho người mệnh mộc. Không chỉ vậy, họ còn là những người khôn ngoan, biết luồn lách mọi việc khéo léo và dễ lấy lòng người khác. Tuy nhiên, cái gì quá cũng không tốt dẫn đến họ thường tin người và bị tình cảm chi phối làm ảnh hưởng đến những vấn đề khác.
>> Xem thêm: Mệnh mộc hợp cây gì? Chọn cây cho người mệnh mộc đem lại tài lộc
Kỹ thuật trồng cây trầu bà đúng tiêu chuẩn
Cây trầu bà là loại cây sống ở nhiều điều kiện và môi trường khác nhau. Nên về cách trồng cũng không quá khó khăn, thông thường để trồng loại này có 2 cách phổ biến dưới đây:
Trồng trong đất
Cách phổ biến nhất khi trồng loại cây trầu bà đó là giâm cành. Cắt đoạn ngắn 5 đến 10cm chứa phần đốt rễ, sau đó để phần gốc cắt rồi giâm vào đất ẩm, để nơi râm mát tránh nắng gắt. Tưới nước dạng phun sương 2 hoặc 3 ngày một lần và thích hợp giâm cành là mùa hè.
Trồng thủy sinh
Cắt một đoạn cây trầu bà từ 10 đến 20cm ở phần đốt thân có rễ và lá. Rửa sạch rễ sau đó cho vào bình thủy sinh. Nhúng ngập phân rễ sau đó để nơi thoáng mát, nhiệt độ từ 20-25 °C, ánh sáng bóng râm cây sẽ phát triển tươi tốt và ra nhánh mới.
Cách chăm sóc cây trầu bà
Cây trầu bà có cách chăm sóc khá dễ, không cần tốn quá nhiều thời gian và công đoạn. Đây là những chi tiết cần lưu ý một số yếu tố dưới đây:
- Đất trồng: Đất thích hợp cho cây là đất tơi xốp, không giữ nước. Nên trộn thêm mùn trấu ủ mục hoặc xỉ than nghiền vụn để tăng độ xốp cho đất.
- Ánh sáng: là một loại cây khỏe mạnh đòi hỏi rất it sự chăm sóc. Cây không cần ánh sáng mạnh, phát triển tốt nhất với ánh sáng giản đoạn bóng râm.
- Nhiệt độ: Tối thiểu từ 14-16°C (56-60 °F) Nhiệt độ tối ưu 22-26 °C (71-78 °F) Ở nhiệt độ thấp hơn 10 °C là chuyển sang màu vàng và có đốm trắng.
- Nước: Là cây cần nước thường xuyên từ mùa xuân đến mùa thu nhưng tránh tưới quá nhiều vào mùa đông. Tưới 2-3 lần/ tuần, giữ đất luôn ẩm.
Tại sao nên chọn cây trầu bà trồng trong nhà?
Cây trầu bà giúp có khả năng hút khi độc từ các tác nhân có khả năng bức xạ nhiệt như tivi, tủ lạnh, điều hòa và nhiều chất hóa học tẩy rửa có trong gia đình của bạn. Người ta gọi trầu bà bởi lẽ nó hình dáng giống cây trầu, thân leo với lá hình tim.
Cây trầu bà được chia làm 2 loại: loại có lá xanh và loại có lá đốm vàng. Trầu bà có hoa hình mo với cuống ngắn. Trầu bà phát triển với tốc độ nhanh, ưa nơi râm mát, thích nghi với môi trường nhiều nước. Một đặc điểm khác biệt so với các loại cây khác là trầu bà có thể sống được cả 2 môi trường nước và đất.
Với hình dáng và cách phát triển dạng thân leo nên trầu bà thích hợp với trồng trong giỏ treo để cành. Trung bình người ta thường tiến hành tách bụi khi cây trầu bà đạt kích thước trung bình 30cm. Bạn có thể dùng trầu bà để trang trí tại nhà hàng, khách sạn, tại các tiền sảnh lớn, văn phòng…
Với khoa học ngày càng hiện đại và tiến tiến, cây xanh đang dần bị thay thế bởi các cụm cột đèn, đường cao tốc trên cao… khiến môi trường ngày càng ô nhiễm. Việc trồng trầu bà giúp thanh lọc không khí, loại bỏ chất độc hại là nguyên nhân chính khiến tỉ lệ ung thư ngày càng gia tăng. Bởi nhiều lý do như vậy mà trầu bà đang càng được nhiều ưa chuộng.
Người ta trồng phổ biến chúng từ những thập niên 70. Với sức sống mãnh liệt, khả năng loại bỏ chất độc hại, ý nghĩa về phong thủy, bảo vệ sức khỏe cũng như tinh thần con người, vậy hãy nhanh tay lựa chọn cho mình một cây trầu bà bạn nhé.
Xem thêm: Hoa Hướng Dương có Ý nghĩa gì? Phân loại và Chăm sóc câyCây trầu bà có độc không?
Ngoài ra, việc cây có nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe con người hay kể cả có những mặt phong thủy tốt đến cho gia chủ thì bên cạnh đó thì cây cũng có chứa một chất có tên là Calcium Oxalate.
Đây là một chất gây nên triệu chứng đó là tiêu chảy, buồn nôn và bỏng rát niêm mạc miệng khi lỡ may ăn phải chúng. Đặc biệt lưu ý, đó là khi trồng trong không gian nhà ở có trẻ em nhỏ thì nên đặt những nơi có vị trí xa tầm tay trẻ nhỏ để tránh các tổn thương không mong muốn nhé.
Cây Trầu Bà tuy có độc nhưng chỉ khi chúng ta vô tình ăn phải nó thôi nhé. Nên việc lựa chọn cây trầu Bà để trồng trong nhà, văn phòng, nơi làm việc,… vẫn là lựa chọn tốt nhé.
>> Xem thêm: 10 loại cây cảnh văn phòng đẹp nhất hiện nay
Các loại cây trầu bà được ưa chuộng hiện nay
1. Cây trầu bà vàng
Trầu bà vàng là loại truyền thống và phổ biến nhất. Cây nổi bật với những chiếc lá hình trái tim bầu màu xanh xen lẫn vàng rất tươi. Thân cây mang màu xanh của lá. Nếu cây này được cung cấp nhiều ánh sáng, nhiệt độ ấm áp và đủ nước cũng như dinh dưỡng, lá cây có thể phát triển khá lớn (có khi đạt chiều rộng 30cm).
2. Cây trầu bà đế vương
Cây trầu bà đế vương là loài cây thân thảo (thuộc họ cây trầu bà) có nguồn gốc xuất xứ tại đảo Solomon có những loại chính đó là trầu bà đế vương xanh, đỏ và vàng mọc thành bụi cao khoảng 1 – 2m tùy cây và điều kiện sống.
3. Cây trầu bà cẩm thạch
Trầu bà cẩm thạch cũng có lá hình trái tim nhưng hơi dài chứ không bầu như Trầu Bà Vàng. Lá Trầu Bà Cẩm Thạch là sự hòa quyện giữa màu xanh lá cây và những vệt trắng kem. Màu trắng kem chiếm phần lớn chiếc lá và dường như sắc xanh chỉ là điểm xuyến, ngay cả ở thân cây cũng trắng kem như vậy.
Có thể chính vì điều này mà nhiều nơi còn gọi cây này với cái tên “tả thực” hơn đó là Trầu Bà Trắng. Loại cây này phát triển khá tốt giống Trầu Bà Vàng nếu được chăm sóc đúng cách. Đây là giống cây có sức sống mạnh mẽ
4. Cây trầu bà Nam Mỹ (Monstera Deliciosa)
Trầu bà Nam Mỹ hay còn được gọi là trầu bà lá xẻ, tên tiếng anh là Monstera deliciosa, thuộc họ ráy. Chúng được gọi với cái tên như vậy bởi hình dạng lá của chúng rất độc đáo và đẹp không thể nhầm lẫn được.
Hiện nay chúng được ưa chuộng để trang trí cho nội thất văn phòng, nhà ở trở nên sang trọng và hiện đại hơn. Không những thế cây còn có nhiều công dụng khác như lọc không khí, hút chất độc và mang nhiều ý nghĩa phong thủy tốt đẹp cho gia chủ.
5. Cây trầu bà sữa
Cây trầu bà sữa có cạnh lá lượn sóng chứ không phẳng như những loại trầu bà khác, nên có thể phá vỡ hình trái tim của lá. Lá cây đa dạng với các sắc thái của bạc, trắng kem, xanh nhạt và xanh đậm Mỗi lá là khác nhau, không có quy chuẩn nào về màu sắc của các lá: nhiều lá có những mảng xanh lớn, lá khác lại chỉ phủ màu trắng như sữa. Thân cây cũng màu trắng hoặc bạc.
6. Cây trầu bà bạc
Trầu bà bạc có lá cây hơi dày và có vẻ cứng cáp hơn các cây cùng loài. Lá cây hình trái tim nhỏ, viền trắng bạc, bề mặt trên của lá màu xanh sẫm lấm tấm đốm bạc nhỏ. Chúng ta dễ dàng nhận ra cây trầu bà bạc bởi bề mặt dưới của lá có màu xanh nhạt và không hề lốn đốm bạc như phía trên. Trong khi đó, các loại Trầu Bà khác, cả hai mặt của lá đều có màu sắc giống nhau (trên xanh thì dưới xanh, trên bạc thì dưới bạc, trên vàng dưới cũng vàng). Thân cây thuộc dạng tròn nhất, màu xanh sẫm và không phát triển bò leo nhiều.
7. Cây trầu bà xanh
Cây trầu bà xanh là loại có hình dáng lá cây thuôn dài như mũi tên. Lá chỉ độc một màu xanh lục, lá non rất bóng mượt, lá quá già hoặc bám nhiều bụi bẩn thì nhám thô hơn. Thân cây tiệp màu lá, cũng là màu xanh lục, cây có khả năng chịu hạn khá tốt và sinh trưởng khá mạnh.
Trong số các giống cây Trầu Bà thì chỉ Trầu Bà Xanh là loại có hình dáng lá cây thuôn dài như mũi tên. Lá chỉ độc một màu xanh lục, lá non rất bóng mượt, lá quá già hoặc bám nhiều bụi bẩn thì nhám thô hơn. Thân cây tiệp màu lá, cũng là màu xanh lục. Cây có khả năng chịu hạn khá tốt và sinh trưởng khá mạnh.
Xem thêm: Cây Vạn Niên Thanh có độc không? Phong thủy Cách trồng Chăm sócCó một loại Trầu Bà Xanh khác, lá cũng xanh tươi, bóng nhẵn nhưng lại khá bầu như hình trái tim và lớn. Đó là cây Trầu Bà Xanh Leo Cột. Cây có khả năng leo quấn quanh một cột ở giữa chậu, phát triển mạnh giống Trầu Bà Vàng (Golden Pothos). Tuy nhiên, ở mức độ cực đại, lá của Trầu Bà Xanh Leo Cột vẫn không thể nào lớn bằng lá Trầu Bà Vàng Leo Cột.
8. Cây trầu bà ngọc trai
Trầu bà ngọc trai là giống cây khó chăm nhất trong các loại cây Trầu Bà. Bởi vì cây không thể chịu được ánh nắng trực tiếp, nếu quá gắt cây sẽ khô lá và chết trong thời gian ngắn mà không thể hồi phục. Cây phát triển cực kỳ chậm, lá thuộc loại nhỏ nhất, và thân cũng không leo bò ra nhiều. Nếu để ý kỹ thì bạn sẽ thấy lá cây mỏng như tờ khăn giấy, nên dễ cháy lá.
Nói đến đặc điểm nhận dạng, lá cây này là sự kết hợp của những mảng màu trắng kem và xanh ngọc cũng như xám bạc. Cạnh lá cũng lượn sóng như trầu bà sữa nên dễ làm mất đi hình dáng trái tim vốn dĩ của lá trầu bà
9. Cây trầu bà cẩm thạch vàng
Trầu bà cẩm thạch vàng có hình thái lá khá giống với Trầu Bà Cẩm Thạch (Marble Queen Pothos). Tuy nhiên, nếu nhìn kỹ bạn sẽ phân biệt được hai loại này, bởi Jessenia Pothos có màu xanh chiếm ưu thế hơn một chút. Và lá của Jessenia Pothos cũng không trắng kem mà là trắng vàng. Thân cây thì lại mang màu xanh của lá.
Nhưng đồng thời, bạn cũng không được nhầm lẫn cây trầu bà cẩm thạch vàng và trầu bà vàng bởi Jessenia Pothos phát triển khá chậm so với Golden Pothos và sắc lá cũng như tươi tắn và xanh tươi nhiều màu vàng bằng.
10. Cây trầu bà thái xanh
Trầu bà thái xanh hình dáng không bầu mà thuôn dài, mặc dù thỉnh thoảng vẫn giữ được hình dáng trái tim nhưng rất ít. Màu lá cây thuộc dạng nổi bật nhất trong các loại cây trầu bà, đó là màu dạ quang. Lá non có xu hướng sáng màu hơn lá già. Thân cây cũng tiệp màu lá, và không bị bất kỳ sắc xanh nào xâm lấn được. Đặc biệt bởi quanh năm suốt tháng vẫn giữ được màu lá và sinh trưởng mạnh dù có được trồng trong bóng râm. Nếu bạn trồng trầu bà thái trong nước hoặc bán thủy sinh, bạn thậm chí không cần chăm sóc, chỉ cần châm thêm nước khi cạn thôi.
11. Cây trầu bà chân vịt
Cây trầu bà chân vịt là cây bụi nhỏ, thân thảo, mọng nước. Có bộ lá đẹp, lá xẻ thùy chân vịt, mọc xen kẽ vòng quanh thân tạo nên tán cây trầu bà chân vịt hình tròn tự nhiên. Lá non có màu xanh nhạt và chuyển đậm khi giá, mặt lá bóng. Cây có mùi thơm đặc trưng.
12. Cây trầu bà thanh xuân
Cây trầu bà thanh xuân mọc thành bụi nhỏ. Lá trầu bà thanh xuân bản to, phiến lá dày, bóng, đẹp, xanh tốt quanh năm. Tay lá dài, hơi rũ xuống tạo dáng điệu đà. Lá đơn xẻ thùy sâu, nhiều bẹ lá lớn ôm lấy thân. Lá có nét tương đồng với lá cây trầu bà chân vịt nhưng kích thước lớn hơn nhiều.
13. Cây trầu bà cửa sổ
Cây trầu bà cửa sổ dùng làm cây thủy sinh để bàn, cây trang trí văn phòng. Cây trầu bà lỗ có hình dáng xinh xắn, là loại trồng lấy lá, dùng để trang trí phòng khách, bàn, phòng ngủ; cũng có thể trồng theo dạng bò lan, trang trí trong các đại sảnh, phòng họp, hành lang; cũng có thể dùng để cắm hoa.
14. Cây trầu bà hoàng gia
Lá trầu bà dạng hình tim, nhọn ở đỉnh; các lá xòe và rũ xuống. Thân hơi ngắn và mềm, thường bị che phủ nên ít nhìn thấy. Thân màu xanh dạng cọng tròn.
15. Cây trầu bà hạnh phúc
Cây trầu bà hạnh phúc thuộc loại thân thảo dạng dây leo lớn và dày có màu xanh đậm bóng, gợn sóng nhẹ, gân lá nổi trên bề mặt lá. Bề mặt lá có hình hoa văn nhăn nheo không rõ ràng hình thù.
16. Cây trầu bà kim cương
Cây trầu bà kim cương thuộc dạng lá ngắn, dễ mọc rễ phụ, không phân nhánh. Lá hình mác lớn nhọn tại đỉnh, tim ở gốc, vành mép nguyên, phiến lá lớn. Mặt trên lá và lá non có màu xanh xen kẽ với đường kẽ dọc vàng làm chúng nổi bật và lạ mắt.
17. Cây trầu bà chân rít lá đốm
Cây trầu bà chân rít lá đốm cao khoảng 30 cm. Cây hầu như không có thân, cành lá dài và thuôn mọc trực tiếp từ gốc, mỗi cành lá chỉ có duy nhất một lá. Lá rộng, đầu lá thuôn nhọn, có màu xanh thẳm hoặc xanh non xen lẫn những đốm vàng như bị cháy rất đặc trưng. Trầu bà chân rít có bộ rễ to dài và khoẻ, có màu trắng cùng hình dáng giống như những chân rít.
Qua những chia sẻ từ bài viết này của Xanh Bonsai sẽ giúp ích cho mọi người cái nhìn sâu sắc hơn về loại cây trầu bà này, Liên hệ với Xanh Bonsai để lựa chọn được cây trang trí trong nhà phù hợp nha!
Một số câu hỏi thường gặp về cây trầu bà
Cây trầu bà có tác dụng gì?
Cây trầu bà có khả năng hấp thụ các sóng điện từ gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người từ những thiết bị điện tử như wifi, máy tính, bếp từ,…Xem thêm
Cây trầu bà hợp với người tuổi gì?
Cây trầu bà thích hợp với những người tuổi Ngọ và những người thuộc mệnh Mộc.
Bài viết liên quan
“Cây xì gà” – nguyên liệu đặc biệt tạo nên những điếu xì gà Cuba đắt đỏ Ý nghĩa phong thuỷ của cây kim tiền Những dụng cụ trồng rau hoa ban công, sân thượng hiệu quả Những hình thức tưới tự động phổ biến hiên nay Top những cây cảnh nội thất cảnh quan cho nhà phố, biệt thự Cách cải tạo đất bạc màu trồng cây trong chậu đơn giản, hiệu quả nhất Cách trồng và chăm sóc cây Hạnh Phúc chuẩn nhất Lan Hồ Điệp Trắng: Đặc Điểm, Ý Nghĩa Và Cách Chăm SócTừ khóa » Cây Trầu Bà Còn Gọi Là Cây Gì
-
[Tiết Lộ] Ý Nghĩa Của Cây Trầu Bà Trong Phong Thủy ít Ai Biết | .vn
-
Cây Trầu Bà Hợp Tuổi Nào? Ý Nghĩa Phong Thủy, Tác Dụng, Cách Trồng ...
-
Cây Trầu Bà: Tác Dụng, ý Nghĩa Phong Thủy, Cách Trồng Và ...
-
Cây Trầu Bà - Phân Loại Và ý Nghĩa Phong Thủy Sinh Sôi Nảy Nở Cho ...
-
Tất Tần Tật Các Loại Cây Trầu Bà Hiện Có Trên Thị Trường
-
Tất Tần Tật Về Cây Trầu Bà
-
Ý Nghĩa Và Công Dụng Của Cây Trầu Bà Trong Trang Trí Nội Thất Nhà ở
-
+99 Cây Trầu Bà Leo Cột Phong Thuỷ Hợp Mệnh đẹp Giá Rẻ
-
Cây Trầu Bà Và Những ý Nghĩa Phong Thủy đặc Biệt
-
Có Nên Trồng Cây Trầu Bà Trong Nhà Hay Không? - Web Cây Cảnh
-
Cây Trầu Bà Sữa Hay Còn Gọi Là Trầu Bà Cẩm Thạch - Web Cây Cảnh
-
Cây Trầu Bà Trong Phong Thủy Với Những ý Nghĩa Chưa Ai Biết...
-
Cây Trầu Bà Lá Xẻ: Công Dụng Và ý Nghĩa Trong Phong Thủy