Ý Nghĩa Và Công Dụng Của Cây Trầu Bà Trong Trang Trí Nội Thất Nhà ở
Có thể bạn quan tâm
Cây trầu bà là cây gì?
Trầu bà còn có tiếng anh là Pothos (tên khoa học: Epipremnum Aureum) là loài rất đa dạng về màu sắc, hình thái nhưng chỉ có trầu bà xanh hoặc vàng là thông dụng.
Đặc điểm chung của các giống cây trầu bà đó là thuộc thân thảo loại tròn, rễ sinh khí, có khả năng quấn leo. Với đặc điểm đó, cây trầu bà ngoài trồng trong đất còn được ưa chuộng trồng thủy sinh.
Đây là loại cây dễ sống, không khó chăm sóc nên rất thích hợp để trồng trong nhà hoặc môi trường văn phòng, công sở.
Các loại cây trầu bà
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều giống cây trầu bà và để phân biệt các giống cây này cần dựa vào màu sắc, hình thái lá và thân. Dưới đây là các giống cây trầu bà hiện nay.
Cây trầu bà vàng (Golden Pothos)
Cây trầu bà vàng là loại truyền thống và phổ biến nhất, nổi bật với những chiếc lá hình trái tim bầu màu xanh xen lẫn vàng rất tươi. Thân cây mang màu xanh của lá. Nếu cây này được cung cấp nhiều ánh sáng, nhiệt độ ấm áp và đủ nước cũng như dinh dưỡng, lá cây có thể phát triển khá lớn (có khi đạt chiều rộng 30cm).
Trầu bà vàng có khả năng loại bỏ nhiều loại chất độc hại có trong không khí như benzene, fomandehit, tricloetylen, toluene và xylen. Đây là một trong 17 loại cây xanh có tác dụng lọc không khí hiệu quả nhất được NASA nghiên cứu và công bố vào năm 1989.
Những chậu cậy trầu bà vàng lá lớn được trồng làm trang trí cho ban công, hiên nhà.
- Cây trầu bà cẩm thạch (Marble Queen Pothos)
Trầu bà cẩm thạch cũng có lá hình trái tim nhưng hơi dài chứ không bầu như trầu bà vàng. Lá trầu bà cẩm thạch là sự hòa quyện giữa màu xanh lá cây và những vệt trắng kem với màu trắng kem chiếm đa phần trên lá. Chính vì đặc điểm đó, cây trầu bà cẩm thạch còn được gọi là trầu bà trắng.
Loại cây này phát triển khá tốt giống trầu bà vàng nếu được chăm sóc đúng cách và có sức sống mạnh mẽ.
- Cây trầu bà cẩm thạch vàng (Jessenia Pothos)
Trầu bà cẩm thạch vàng có hình thái lá khá giống với trầu bà cẩm thạch, nhưng nếu nhìn kỹ có thể thấy màu xanh chiếm ưu thế hơn một chút và lá của cây không trắng kem mà là trắng vàng. Thân cây trầu bà cẩm thạch vàng lại mang màu xanh của lá.
So với trầu bà vàng, loại cây này phát triển chậm hơn và màu sắc cũng như độ tươi tắn sẽ không bằng.
- Cây trầu bà sữa (Manjula Pothos)
Cây trầu bà sữa có cạnh lá lượn sóng chứ không phẳng như những loại trầu bà khác, lá cây đa dạng với các sắc thái của bạc, trắng, kem, xanh nhạt, xanh đậm trên mỗi lá khác nhau. Thân cây cũng màu trắng hoặc bạc.
- Cây trầu bà ngọc (Pearl and Jade Pothos)
Cây trầu bà ngọc có lá là sự kết hợp của những mảng màu xanh ngọc và trắng kem cũng như xám bạc với cạnh lá cũng lượn sóng như trầu bà sữa. Lá của cây có các phần màu trắng thường lốm đốm xen kẽ với tông màu xanh lá cây và màu xám bạc.
Tuy có màu sắc lá độc đáo nhưng đây lại là giống cây khó chăm sóc nhất trong các giống cây trầu bà. Cây không thể chịu được ánh nắng trực tiếp nếu quá gắt cây sẽ khô lá và chết trong thời gian ngắn mà không thể hồi phục.
Cây phát triển cực kỳ chậm với lá thuộc loại nhỏ nhất và thân cũng không leo bò ra nhiều. Nếu để ý kỹ sẽ thấy lá cây mỏng như tờ khăn giấy nên rất dễ cháy lá.
Cây trầu bà bạc (Silver Pothos)
Cây trầu bà bạc có lá cây hơi dày và cứng cáp hơn các giống cây cùng loài. Lá cây hình trái tim nhỏ, viền trắng bạc, bề mặt trên của lá màu xanh sẫm lấm tấm đốm bạc nhỏ. Cây dễ nhận biết với màu xanh nhạt phía dưới và không có đốm bạc như bề mặt phía trên, trong khi cả hai mặt của lá của các giống trầu bà khác đều có màu sắc giống nhau. Thân cây thuộc dạng tròn nhất, màu xanh sẫm và không phát triển bò leo nhiều.
- Cây trầu bà thái (Neon Pothos)
Lá trầu bà thái không bầu mà thuôn dài, mặc dù thỉnh thoảng vẫn giữ được hình dáng trái tim nhưng rất ít. Màu lá cây thuộc dạng nổi bật nhất trong các loại cây trầu bà, đó là màu neon hay còn gọi là màu dạ quang.
Đây là loại cây đặc biệt bởi quanh năm suốt tháng vẫn giữ được màu lá và sinh trưởng mạnh dù có được trồng trong bóng râm. Nếu trồng trong nước hoặc bán thủy sinh sẽ không cần chăm sóc mà chỉ thêm nước khi cạn.
Cây trầu bà xanh (Cebu Blue Pothos)
Trong số các giống cây trầu bà thì chỉ trầu bà xanh có hình dáng lá cây thuôn dài như mũi tên, chỉ độc một màu xanh lục, rất bóng mượt, những lá quá già hoặc bám nhiều bụi bẩn thì nhám thô hơn. Thân cây tiệp màu lá, cũng là màu xanh lục. Đây là giống cây có khả năng chịu hạn khá tốt và sinh trưởng khá mạnh.
Công dụng và ý nghĩa của cây trầu bà
* Cây trầu bà được sử dụng để trang trí cho không gian nhà ở
Đối với mỗi gia đình, cây trầu bà thể hiện sự mang đến tài lộc, may mắn, thịnh vượng cho gia chủ và đem lại tiền tài, bình yên và giúp gia chủ tránh được các thị phi trong cuộc sống.
* Cây trầu bà được sử dụng cho trang trí không gian văn phòng làm việc
Theo đó, đối với người quản lý doanh nghiệp ( giám đốc, trưởng phòng), cây trầu bà thể hiện sự uy quyền, sang trọng về địa thế của mình. Ngoài ra, trồng cây trầu bà còn thể hiện ý chí vươn lên mãnh liệt nhằm khẳng định bản thân, phát triển và điều hoành doanh nghiệp thật tốt.
Cách trồng cây trầu bà trong nước
Trồng cây trầu bà trong nước (thủy canh) được nhiều người lựa chọn bởi có thể đặt trang trí ở nhiều không gian, có thể quan sát trực tiếp quá trình sinh trưởng của cây. Việc trồng cây trầu bà trong nước còn mang ý nghĩa về mặt phong thủy, giúp gia chủ thuận lợi trong phát triển công danh, sự nghiệp. Ngoài ra, việc chăm sóc với cách trồng này cũng đơn giản, chỉ cần thay nước định kỳ cho cây.
Để trồng cây trầu bà trong nước, bạn cần chuẩn bị một bình, chậu thủy tinh và một giỏ nhựa trồng cây. Tách cây từ chậu đất hoặc dùng cây được nuôi lớn với giá thể rồi rửa sạch rễ, cắt tỉa phần hư hỏng. Tiếp theo, bạn pha dung dịch dinh dưỡng vào bình thủy tinh, đặt cây trầu bà vào. Sau khoảng 2 tuần, cây phát triển thì có thể thêm dung dịch thủy sinh vào giúp cây phát triển.
Để cây phát triển tốt, nên sử dụng nước sạch để tưới, thay nước cho cây theo định kỳ 3 - 5 ngày nếu ngày nắng nóng hoặc từ 7 - 10 ngày nếu trời lạnh. Trầu bà là loại cây ưa bóng râm nên thích hợp trang trí trong nhà, bàn làm việc, thỉnh thoảng đưa cây ra ngoài trời giúp cây phát triển tốt.
Bên cạnh đó, trong quá trình phát triển của cây bạn cần lưu ý cắt tỉa cành già, phần hư hỏng, vàng úa và cung cấp dinh dưỡng để cây phát triển một cách tốt nhất.
Từ khóa » Cây Trầu Bà Còn Gọi Là Cây Gì
-
[Tiết Lộ] Ý Nghĩa Của Cây Trầu Bà Trong Phong Thủy ít Ai Biết | .vn
-
Cây Trầu Bà Hợp Tuổi Nào? Ý Nghĩa Phong Thủy, Tác Dụng, Cách Trồng ...
-
Cây Trầu Bà: Tác Dụng, ý Nghĩa Phong Thủy, Cách Trồng Và ...
-
Cây Trầu Bà - Phân Loại Và ý Nghĩa Phong Thủy Sinh Sôi Nảy Nở Cho ...
-
Tất Tần Tật Các Loại Cây Trầu Bà Hiện Có Trên Thị Trường
-
Cây Trầu Bà - Ý Nghĩa Phong Thủy, Tác Dụng Và Cách Chăm Sóc
-
Tất Tần Tật Về Cây Trầu Bà
-
+99 Cây Trầu Bà Leo Cột Phong Thuỷ Hợp Mệnh đẹp Giá Rẻ
-
Cây Trầu Bà Và Những ý Nghĩa Phong Thủy đặc Biệt
-
Có Nên Trồng Cây Trầu Bà Trong Nhà Hay Không? - Web Cây Cảnh
-
Cây Trầu Bà Sữa Hay Còn Gọi Là Trầu Bà Cẩm Thạch - Web Cây Cảnh
-
Cây Trầu Bà Trong Phong Thủy Với Những ý Nghĩa Chưa Ai Biết...
-
Cây Trầu Bà Lá Xẻ: Công Dụng Và ý Nghĩa Trong Phong Thủy