Cây Vạn Lộc Hợp Mệnh Gì? - AVi Việt Nam

Nếu bạn là người đam mê những cây phong thủy thì có lẽ không nên bỏ qua cây Vạn Lộc – một loài cây đem lại lộc lá cho chủ nhân. Ngoài ra chúng còn mang ý nghĩa gì khác không? Chúng hợp mệnh gì? Tuổi nào? Chúng có tác dụng gì không? Cách trồng và chăm sóc chúng có dễ dàng không? Chúng có độc không?... Nhiều câu hỏi được đặt ra xoay quanh loài cây này. Để tìm hiểu kỹ hơn về chúng, AVi Việt Nam mời bạn đọc kỹ bài viết này nhé! Tất cả câu trả lời đều nằm trong bài viết này.

Vừa làm cây cảnh vừa là cây phong thủy
Vừa làm cây cảnh vừa là cây phong thủy

Về cây Vạn Lộc

Với nguồn gốc xuất xứ từ các nước Indonexia và Thái Lan, cây Vạn Lộc du nhập vào Việt Nam và có tên gọi khác là cây Thiên Phú thuộc họ thực vật Ráy.

Đây là loài cây dễ trồng, dễ chăm sóc lại mang ý nghĩa phong thủy rước lộc vào nhà nên chúng được nhiều người yêu thích.

Là loài cây thân thảo mọc theo bụi, không phân cành và nhánh. Lá cây có bề mặt bóng, dày, có dạng hình trứng rộng. Đỉnh lá nhọn và phần mép lá thường lượn sóng. Lá cây Vạn Lộc mọc đan xen xếp thành từng tầng tròn xung quanh thân tạo cảm giác cân đối cho cây. Chúng được chia làm 2 loại theo màu sắc lá là Vạn Lộc lá đỏ và Vạn Lộc lá xanh.

Chúng có bộ rễ cây màu trắng ngà, dễ dàng thích nghi với môi trường đất hoặc thủy canh.

Là cây ưa ánh sáng nhưng khả năng chịu hạn rất kém. Chính vì điều này mà chúng khá phù hợp với vai trò là cây cảnh trang trí nội thất, cây xanh văn phòng, cây phong thủy,…

Chúng dễ dàng thích nghi với môi trường đất hoặc thủy canh
Chúng dễ dàng thích nghi với môi trường đất hoặc thủy canh

Ý nghĩa phong thủy và ứng dụng của cây Vạn Lộc

Ý nghĩa phong thủy

Theo quan niệm phong thủy, màu sắc đỏ là màu đem đến may mắn và những điểu tốt đẹp. Chính vì điều này mà cây vạn lộc đỏ được ưa chuộng hơn. Chúng đem lại những điều tốt lành cho chủ nhân cả những nguồn năng lượng tích cực được chúng thu hút.

Cây còn có tác dụng trừ tà, loại bỏ những điều không may mắn, xua đuổi những điềm xui xẻo. Nhờ vậy mà trồng loài cây này trong nhà, cuộc sống và công việc của bạn sẽ được suôn sẻ.

Ngoài ra, ngay chính tên gọi của chúng cũng đã tượng trưng cho rất nhiều tài lộc. Do đó, đường công danh, tài vận của chủ nhân loài cây này sẽ rất tươi sáng. Chúng còn đặc biệt hơn khi nở hoa. Theo các chuyên gia phong thủy, đó là lúc những tin tốt lành nhất đến với gia chủ, là thời điểm cuộc sống thăng hoa, công danh thăng tiến.

Ứng dụng của loài cây này

Với màu sắc và hình dạng lá đẹp nên cây vạn lộc thường được dùng làm cây trang trí không gian sống cũng như nơi làm việc như: phòng khách, ban công, sân vườn, bàn làm việc, quán cà phê hay khách sạn,…

Ngoài việc thích nghi tốt trong môi trường đất, chúng còn được trồng khá tốt trong các chậu thủy sinh.

Ngoài ra, với tác dụng điều hòa không khí, thanh lọc môi trường, nâng cao sức đề kháng cũng như sức khỏe. Chúng càng được ưa chuộng hơn để góp phần làm thông thoáng không gian.

Mỗi khi đến dịp tân gia, lễ nhận chức hay lễ tết hoặc những dịp khai trương,… người ta thường tặng nhau cây vạn lộc như một lời chúc may mắn, tài lộc, thành công gửi đến người nhận.

Chúng còn có tác dụng điều hòa không khí
Chúng còn có tác dụng điều hòa không khí

Cây vạn lộc hợp mệnh gì?

Theo đúng màu sắc đỏ hồng của lá cây mà chúng được các chuyên gia xếp vào Hành Hỏa chứ không phải Hành Mộc như đa số các loại cây khác. Theo đó, chúng phù hợp với những người thuộc mệnh Hỏa – những con người sôi nổi, nồng nhiệt và có trái tim ấm áp.

Người mệnh Hỏa là những người tự tin, thích mạo hiểm, sẵn sàng dấn thân mà không sợ rủi ro. Hầu hết đường công danh sự nghiệp của họ thuận lợi, êm đẹp nhưng do bản tính hay bốc hỏa nên họ thường bốc đồng với những người xung quanh từ người thân, bạn bè hay cả với đồng nghiệp.

Loài cây mệnh Hỏa này gặp người chung bản mệnh lại càng phát huy tác dụng mạnh mẽ hơn. Chúng giúp cho sự nghiệp chủ nhân thăng tiến mạnh mẽ không ai sánh kịp. Tuy nhiên, lưỡng hỏa hỏa diệt nên khi trồng cây vạn lộc người mệnh Hỏa nên chọn những chậu màu trắng, xanh dương hoặc màu đen để tiết chế bớt. Nhưng bạn đừng chọn chậu nổi bậc và lấn át vẻ đẹp của cây nhé! (Đây là điều đại kỵ).

Ngoài ra, dựa trên ngũ hành tương sinh thì loài cây mệnh Hỏa này còn hợp với những người mệnh Thổ. Chúng sẽ hỗ trợ thêm cho họ những điều may mắn, tài lộc và xua đuổi vận xui.

Những người Thủy muốn trồng loài cây này cũng được nhưng nên trồng trong chậu thủy sinh và trang trí thêm bằng những viên sỏi màu trắng. Còn đối với những người mệnh Kim và Mộc, tuyệt đối không nên trồng cây vạn lộc bởi chúng xung khắc nhau.

Cây vạn lộc có độc không?

Tuy chưa có chứng minh khoa học nào về độc tố của loài cây này nhưng do thuộc họ Ráy nên nếu để nhựa cây dây vào người thì chúng có thể gây ngứa ngáy khó chịu. Nếu ăn phải thì dễ bị tê môi, đỏ lưỡi và ngứa cổ họng

Trường hợp nhựa cây dính vào da, bạn đừng gãi mà hãy dùng nhiệt để khống chế. Bạn có thể dùng nước ấm để rửa hoặc hơ vùng da bính nhựa cây vào hơi nóng. Nếu ăn phải lá cây vạn lộc thì bạn nhanh chóng súc miệng bằng nước ấm hoặc dùng máy sấy tóc sấy vào miệng.

Tuyệt đối không nên để trẻ em tiếp xúc với lá, hoa và quả vì dễ bị ngộ độc.

Khỉ trổ hoa là lúc nó phát huy tác dụng phong thủy mạnh nhất
Khỉ trổ hoa là lúc nó phát huy tác dụng phong thủy mạnh nhất

Cách trồng và chăm sóc

Như đã nói ở trên, bạn có thể trồng loài cây này trong môi trường đất, thủy sinh hoặc bán thủy sinh.Tùy theo nhu cầu mà bạn lựa chọn hình thức phù hợp không gian đặt chúng.

Cách trồng cây Vạn Lộc trong môi trường đất

Chuẩn bị đất và chậu trồng

Loài cây này cần đất trồng thoáng khí, giàu dinh dưỡng và tơi xốp. Bạn có thể trộn hỗn hợp đất, than bùn, tro trấu và cát với nhau để trồng cây.

Khi chọn chậu trồng bạn nên lựa chọn chậu có kích thước vừa phải, không quá to không cân xứng với cây mà cũng không nên quá nhỏ dẫn đến thiếu không gian cho rễ phát triển. Tốt nhất là chọn chậu có đường kính bằng 80 – 90% độ rộng của tán cây và có chiều cao phù hợp.

Tiến hành trồng

Các bước trồng cây vạn lộc được tiến hành như sau:

  • Bước 1: Cho đất vào ¼ chiều cao của chậu. Sau đó, nhẹ nhàng đặt cây vào giữa chậu.
  • Bước 2: Tiếp tục cho đất vào và cố định cây. Dùng tay nén đất xuống cho chặt để cây không bị nghiêng ngã.
  • Bước 3: Tưới nước nhẹ nhàng cho nước ngấm sâu vào đất. Đặt chậu cây nơi râm mát, thoáng khí để cây bén rễ vào đất mới.

Cách trồng cây vạn lộc trong môi trường thủy sinh

Chuẩn bị

Ngoài việc chuẩn bị cây con, bạn cũng cần có chậu gốm sứ hoặc chậu thủy tinh cho đẹp mắt. Chậu trồng có kích thước tùy ý nhưng cần phù hợp với kích thước và số lượng cây.

Các bước tiến hành như sau:

  • Bước 1: Rửa sạch bộ rễ cây, không cho đất bám quanh rễ. Bạn nên thao tác nhẹ nhàng để không làm đứt rễ cây. Đồng thời bạn cũng vệ sinh luôn phần lá bằng nước sạch. Sau đó cắt tỉa những phần lá hư, úng,… Để ở nơi thoáng mát cho ráo nước.
  • Bước 2: Cho nước vào chậu trồng rồi nhẹ nhàng xếp cây vào. Bạn có thể sắp xếp các cây theo kiểu tùy ý. Nếu như miệng chậu quá to, không phù hợp với số lượng cây làm cây xiêu vẹo, bạn chỉ cần dùng sỏi để cố định rễ. Lưu ý việc vệ sinh sỏi khi thay nước cây để tránh bị mọc rêu.

Cách trồng cây vạn lộc bán thủy sinh

Đây là cách trồng kết hợp môi trường thủy sinh và môi trường đất. Tuy không mới mẻ nhưng cách này khá thu hút. Cách trồng như sau:

  • Trồng cây trong một khay đất nhỏ có những đường rãnh xung quanh. Bên dưới khay đất trồng có đục lỗ.
  • Đặt khay trồng cây trên miệng chậu thủy tinh chứa nước (mực nước chỉ cao bằng 2/3 khoảng cách từ đáy chậu thủy tinh đến đáy khay trồng cây.
  • Dùng một sợi dây vải hút nước và nối đoạn dây vải này 1 đầu vào chậu thủy tinh chứa nước đầu kia nối với khay đất. Khi nào nước rút hết bạn lại vệ sinh chậu và châm thêm nước mới nuôi cây.
Trồng cây vạn lộc để đón tài lộc và vận may
Trồng cây vạn lộc để đón tài lộc và vận may

Kỹ thuật chăm sóc

Dù trồng theo bất cứ môi trường nào thì cây vạn lộc cũng cần những yếu tố sau đây để khỏe mạnh, tươi tốt:

Nước

Là loài cây ưa nước nên bạn cần chú ý tưới nước mỗi ngày để cây không bị cằn cỗi. Nhưng đừng tưới quá nhiều 1 lần và tránh để nước đọng nhiều trong chậu dễ gây úng rễ.

Đối với môi trường thủy sinh, bạn nên thay nước mỗi tuần. Khi thay nước bạn nên kết hợp với việc vệ sinh rễ và chậu trồng. Những đoạn rễ bị úng phải được loại bỏ kịp thời.

Ánh sáng

Cây ưa sáng nhưng không chịu được nắng gắt. Bạn có thể đặt chậu cây ở cửa sổ, ban công là hợp lý.

Tuy nhiên, cây vạn lộc có thể được đặt ở trong nhà nhưng mỗi ngày cây cần được tắm nắng để lá tốt tươi.

Nhiệt độ

Cây sẽ phát triển tốt ở nhiệt độ vừa phải, không quá lạnh cũng không quá nóng. Nếu trồng cây trong phòng máy lạnh thì mỗi tuần bạn nên cho cây ra ngoài sưởi ấm với nhiệt độ thường để tránh hiện tượng suy giảm sắc tố lá.

Phân bón

Loài cây này không cần nhiều phân bón. Tầm 4 tháng bạn có thể pha phân vào nước rồi tưới cho cây.

Đối với cây trồng thủy sinh, bạn có thể kết hợp việc thay nước với việc cung cấp dung dịch dinh dưỡng thủy sinh. Nhưng đừng cho nhiều quá nhé!

Phòng sâu bệnh

Vạn lộc là loài cây ít bị sâu bệnh. Ngay khi phát hiện sâu bệnh, bạn nên loại bỏ ngay và xử lý kịp thời để tránh lây lan.

Kết hợp tiểu cảnh để lành sinh động hơn cho chậu cây
Kết hợp tiểu cảnh để lành sinh động hơn cho chậu cây

Tóm lại, cây vạn lộc là loài cây vừa làm cảnh vừa là cây phong thủy rất được ưa chuộng. Nhất là những người thuộc mệnh Hỏa hay Thổ. Chúng sẽ đem đến tài lộc, may mắn cho chủ nhân nhưng lưu ý phải chăm sóc cây tươi tốt nhé! Cây chỉ phát huy ý nghĩa phong thủy khi chúng tươi tốt và đặc biệt là khi nở hoa. Hy vọng những thông tin trên hữu ích đối với bạn.

Chúc bạn luôn mạnh khỏe và may mắn!

Từ khóa » Cây Vạn Lộc đỏ Hợp Mệnh Gì