Cây Vạn Lộc Thủy Sinh Lá Siêu đỏ Phù Hợp Mệnh Thổ Và Hỏa

Đa phần cây cảnh có màu xanh hoặc màu trắng thuộc màu trung tính và ít sức hút nhưng cây Vạn Lộc thủy sinh lại có màu nóng và cực kỳ nổi bật trong tất cả cây cảnh, xét về cái đẹp và sự đặc sắc thì khó loại cây để bàn nào có thể vượt qua được Vạn Lộc. Cây có thể sống được trong môi trường văn phòng, ánh sáng yếu nên rất phù hợp làm cây cảnh để bàn, cây trang trí nội thất, quán cà phê, quà tặng.

cây vạn lộc trồng nước

Cây Vạn Lộc Thủy Sinh

Mục Lục

  • Ý Nghĩa Phong Thủy của Cây Vạn Lộc
  • Đặc điểm của cây Vạn Lộc thủy sinh
  • Cách chăm sóc cây Vạn Lộc thủy sinh
    • Nước
    • Vị trí đặt
    • Phòng trừ sâu bệnh
  • Giá cây Vạn Lộc Thủy Sinh

Ý Nghĩa Phong Thủy của Cây Vạn Lộc

Có lẽ nghe qua cái tên nhiều người cũng đã đoán được phần nào về ý nghĩa phong thủy của cây. Trong tiếng Hán, từ vạn đại diện cho số lượng rất lớn. Từ lộc ý chỉ phúc lộc, tiền bạc và sự may mắn trong cuộc sống. Ý nghĩa cái tên của cây Vạn Lộc chỉ sự phúc lộc, may mắn nhiều không bao giờ hết, đặc biệt là trong những dịp cây ra hoa. Hoa Vạn Lộc khi nở là một tin tốt báo hiệu tài lộc nảy nở cho gia đình.

Cây Vạn Lộc thủy sinh có sắc lá đỏ đậm đại diện cho mệnh Hỏa rất phù hợp làm cây phong thủy cho người mệnh thổ và mệnh hỏa. Người mệnh hỏa vốn đã năng động, dám dấn thân và ưa mạo hiểm lại kết hợp với cây Vạn Lộc sẽ gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống. Tuy vậy mệnh hỏa nếu bốc đồng quá cũng dễ gặp nguy hiểm nên có chút thủy làm dịu bớt khiến số mệnh ổn định hơn.

Mệnh thổ vốn vững trãi, bền bỉ nên có thể thoải mái đón tài lộc vào nhà mà không sợ nguy hiểm như mệnh hỏa. Tuy nhiên chính vì sự bền bỉ và hơi trầm lặng nên mệnh thổ ít dám lao vào những cơ hội và thử thách bản thân để gặt được thành công lớn, do vậy cần một chút sắc đỏ của Vạn Lộc sẽ giúp người mệnh thổ gặt hái thành công nắm bắt cơ hội.

Ngoài ra cây Vạn Lộc còn có tác dụng lọc không khí rất tốt, loại bỏ những chất độc ở thể khí. Làm đẹp không gian giúp bạn có thêm cảm hứng và thư thái.

Đặc điểm của cây Vạn Lộc thủy sinh

Cây Vạn Lộc thủy sinh hay còn gọi là cây Thiên Phú có tên khoa học Aglaonema rotundum pink, thuộc họ ráy. Cây có nhiều loại khác nhau được phân biệt bằng độ đỏ của lá, nếu lá cây càng đỏ thì giá thành càng cao. Cây có nguồn gốc từ Thái Lan và Indonesia cũng thuộc vùng châu Á, nên cây dễ sống và phát triển tốt ở khí hậu nhiệt đới như Việt Nam. Cây thuộc loại thân thảo ở điều kiện thích hợp cây phát triển thành bụi khá nhanh. Lá cây trung bình có kính thước từ 5 – 12cm. Cuống lá có màu xanh nhạt và đậm dần khi trưởng thành. Lá bầu và nhọn dần về phía đầu lá. Cây ở môi trường thích hợp ra hoa quanh năm, hoa dạng tròn thuôn dài như ngón tay được bọc bởi một lớp lá nhỏ bên ngoài. hoa cây vạn lộc Hoa của cây Vạn Lộc thủy sinh Rễ cây dạng trùm có màu trắng, phát triển nhanh ở điều kiện đất thoáng và nhiều mùn. Cây có thể trồng thủy sinh hoàn toàn bằng nước mà không cần đất.

Cách chăm sóc cây Vạn Lộc thủy sinh

Không có tốc độ phát triển mạnh như cây trồng đất tuy nhiên đổi lại cách chăm sóc cây thủy sinh lại dễ dàng và đơn giản hơn nhiều so với cây trồng đất. Chúng ta chỉ cần lưu ý đến 2 yếu tố và vị trí đặt và nước.

Nước

Đối với cây thủy sinh có giá đỡ màu trắng thì ta cần đổ nước chạm đế màu trắng là được, với cây không có giá đỡ thì chúng ta nên đổ nước lưng bình hoặc 1/3 bình để rễ có thể ngập hết trong nước mà không ngập thân. Nước nên dùng có độ ph từ 5-7. Nếu dùng nước máy nên để qua đêm rồi hẵng đổ vào.

đổ nước cho cây thủy sinh

Cách đổ nước cho cây thủy sinh

Lưu ý: Nếu nước đổi màu thì chúng ta nên thay nước vì có thể rễ cây đang bị thối, cần loại bỏ rễ thối và thay nước mới cho cây, ngoài ra để tốt cho cây Vạn Lộc thủy sinh thì nên mua thêm dung dịch thủy canh, mỗi bình ta cho 1 nắp đổ vào nước để cây có thêm dưỡng chất phát triển tốt hơn.

Vị trí đặt

Nơi đặt không cần quá nhiều ánh sáng, chỉ cần ánh điện hoặc nắng chiếu xiên, nhưng điều quan trọng hơn là phải để cây nơi mát, thoáng gió không được bí, tối và hầm là được.

Phòng trừ sâu bệnh

Cây Vạn Lộc thủy sinh rất ít sâu bệnh nếu có chỉ thường hay bị 2 vấn đề 1 làn rệp sáp, 2 là thối lá.

Đối với bệnh rệp sáp chúng ta chỉ cần cho cây vào nước lấy tay loại bỏ hết rệp sáp bám ở cây sau đó để cây nơi thoáng mát cho nhanh không nước và vết thương là được.

Bệnh thối lá thường do vi khuẩn tấn công dẫn trên lá có những đốm rồi lan dần ra cả lá, nếu phát hiện sớm ta có thể loại bỏ những vết đốm hoặc lá đó đi là được, cách đơn giản là phơi cây ra chỗ thoáng có nắng, tránh tưới nước lên lá. Nếu bạn trồng số lượng lớn thì cần phun thuốc để tránh bị lây lan

Giá cây Vạn Lộc Thủy Sinh

Cây không có bình nhựa: 180.000đ

Cây có bình thủy tinh: 225.000đ

Từ khóa » Cây Vạn Lộc đỏ Hợp Mệnh Gì