Cây Vọng Cách, Liều Dùng Và Tác Dụng điều Trị Bệnh

Cây Vọng cách

Cây Vọng cách

Đặt lịch

Cây Vọng cách – Premma integrifolia L. (Gumira littorea Rumph) còn có tên gọi khác là Cách và Bọng cách. Dược liệu thuộc họ Cỏ roi ngựa (danh pháp khoa học: Rerbeaceae). Nhờ tính bình và vị chát, dược liệu có tác dụng thông tiểu tiện và giúp tăng cường hệ tiêu hóa.

Cây Vọng cách
Hình ảnh cây vọng cách

Tên gọi, phân loại

Tên gọi khác: Cách, Bọng cách.

Tên khoa học: Premma integrifolia L. (Gumira littorea Rumph)

Thuộc họ: Cỏ roi ngựa (danh pháp khoa học: Rerbeaceae)

Tên tiếng Trung: 伞序臭黄荆.

Đặc điểm sinh thái

Mô tả

Cây Vọng cách là một cây thuốc quý. Chúng thường mọc thành bụi có chiều cao khoảng 7m. Dược liệu mọc thẳng đứng, phân thành nhiều nhánh, ít khi leo, có thể có gai. Dược liệu có lá đơn nguyên, mọc đối chữ thập. Lá dược liệu có có hình dạng và màu sắc rất thay đổi. Lá thường có hình trái xoan bầu dục hoặc hình trái xoan. Gốc lá hình tim hoặc hình tròn, hơi bất xứng, có mũi ngắn hoặc có chóp tù. Lá dược liệu xuất hiện với chiều dài khoảng 16cm, chiều rộng khoảng 12cm hoặc hơn. Rìa lá có mép nguyên hoặc hơi khía răng cưa ở phần trên.

Mặt dưới của lá có ít lông, nhất là trên các gân. Khi non lá có màu xanh nhạt, khi già lá có màu xanh đậm. Dược liệu có hoa mọc ở đầu cành, hoa tự ngù. Hoa có màu trắng xám, kích thước hoa nhỏ. Quả dược liệu xuất hiện với hình trứng. Khi chín quả có màu đen. Quả có chiều rộng cỡ 3 – 4mm, có 4 ô, ở mỗi ô chứa một hạt. Từ tháng 5 đến tháng 11 hàng năm là mùa hoa quả. Khi dược liệu có hoa, chúng thường thu hút nhiều côn trùng ong bướm.

Phân bố

Cây Vọng cách có biên độ sinh thái rộng. Dược liệu thích nghi được ở những vùng đất thường xuyên ngập nước ngọt cho đến nước lợ và nước mặn. Dược liệu xuất hiện từ đầm lầy đến ven suối và ven biển, ven trảng rừng ở độ cao từ 0 – 300m, ở những nơi có bóng râm một phần hoặc có ánh sáng toàn phần.

Dược liệu mọc hoang khắp mọi nơi ở Việt Nam, Campuchia và nước Lào. Ngoài ra dược liệu còn phân bố ở Ấn Độ, Inđônêxia, Mangat, Philipin và châu Úc. Ở nước ta, dược liệu còn được trồng để làm thuốc hoặc làm cảnh trong vườn nhà.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và cách bảo quản

Bộ phận dùng: Người ta thường thu hái lá Vọng cách quanh năm để sử dụng. Có nơi còn dùng cả thân, rễ và vỏ.

Thu hái: Quanh năm.

Chế biến: Sau khi thu hái, mang dược liệu rửa sạch, sấy khô hoặc phơi khô để dùng dần. Ngoài ra có thể mang dược liệu sao vàng để dùng.

Bảo quản: Để dược liệu ở những nơi thông thoáng, tránh ẩm.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và cách bảo quản cây Vọng cách
Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và cách bảo quản cây Vọng cách

Thành phần hóa học

Chưa thấy tài liệu nghiên cứu về thành phần hóa học của lá cây Vọng cách.

Trong một cuộc nghiên cứu, Basu N.K và Dandiya P.C (1947) đã chiết từ vỏ thân hai ancaloit dược gọi là ganiarin và premnin.

Phần rễ của dược liệu có tinh dầu thơm và một chất khác có màu vàng.

Tác dụng dược lý

Theo nghiên cứu dược lý hiện đại

Theo kết quả nghiên cứu của Basu N.K và Dandiya P.C

Trong thí nghiệm với ếch, Premnin có tác dụng giống giao cảm (sympathomimtique). Chất này có khả năng làm giảm sức cơ của tim và làm giãn nở. Đồng thời làm giãn đồng tử.

Kết quả nghiên cứu dược lý cho thấy, các chất premnin và ganiarin được tìm thấy trong cây Vọng cách có khả năng tác động và làm tăng cường thần kinh giao cảm. Điều này có nghĩa là dược liệu có tác dụng làm co mạch, tăng tiết nước bọt, tăng huyết áp, tăng nhu động ruột, nở đồng tử, nở khí quản… Tác dụng tiết nước bọt và làm tăng nhu động ruột giúp ăn ngon miệng hơn. Khí quản nở to giúp thở tốt. Đối với những bệnh nhân có huyết áp thấp, huyết áp tăng sẽ giúp người bệnh  cảm thấy cơ thể khỏe mạnh hơn.

Theo Y học cổ truyền

Cây Vọng cách có những tác dụng sau:

  • Thông tiểu tiện và giúp tăng cường hệ tiêu hóa
  • Tăng cường chức năng gan và bảo vệ gan
  • Tăng cường chức năng của hệ tiêu hóa
  • Điều trị phong thấp
  • Lợi sữa cho phụ nữ sau khi sinh
  • Điều trị huyết áp thấp do có khả năng làm tăng huyết áp
  • Điều trị bướu giáp Basedo.

Đối tượng sử dụng

  • Những người mắc bệnh về gan, viêm gan B, những người nghiện rượu hoặc có thói quen sử dụng bia rượu
  • Bệnh nhân có tiêu hóa kém, bị viêm đại tràng
  • Những người bị kiết lỵ, tiêu chảy
  • Những bệnh nhân bị sỏi thận
  • Phụ nữ sau sinh
  • Những bệnh nhân bị phong tê thấp
  • Những người bị huyết áp thấp
  • Bệnh nhân bị bướu giáp Basedo.

Tính vị

Lá cây Vọng cách có vị chát và tính bình.

Quy kinh

Chưa có thông tin cụ thể.

Liều lượng và cách dùng

Liều lượng

Dùng từ 10 – 30 gram/ngày.

Cách dùng

Dùng tươi hoặc phơi khô, sấy khô sắc thành thuốc uống, nấu thành cao, tán thành bột đắp ngoài hoặc làm hoàn.

Liều lượng và cách sử dụng cây Vọng cách
Liều lượng và cách sử dụng cây Vọng cách

Bài thuốc chữa bệnh từ cây vọng cách

Nhờ đặc tính, tác dụng dược lý và thành phần hóa học đa dạng, cây Vọng cách được ứng dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh.

  • Bài thuốc từ cây Vọng cách điều trị kiết lỵ: Dùng 30 – 40 gram lá dược liệu rửa sạch với nước muối. Cho dược liệu vào cối và thực hiện giã nát. Thêm một ít nước đun sôi vào cùng. Khuấy đều sau đó chắt lấy phần nước. Hòa tan vào thuốc một ít đường cho ngọt mà uống. Uống 1 lần/ngày. Mỗi ngày uống một chén khoảng 30 – 40ml nước thuốc. Liều dùng thuốc đối với trẻ em bằng ½ liều dùng thuốc so với người lớn. Hoặc mang lá dược liệu sấy hay phơi khô. Cho dược liệu vào chảo và thực hiện sao vàng. Cho lá dược liệu vào ấm cùng với 600ml nước lọc. Thực hiện sắc thuốc cho đến khi lượng nước thuốc trong nồi chỉ còn lại 200ml. Chắt lấy phần nước và chia thuốc thành 2 lần uống trong ngày. Sử dụng 1 thang/ngày cho đến khi bệnh tình có dấu hiệu thuyên giảm.
  • Bài thuốc từ cây Vọng cách điều trị da vàng, gan nhiễm mỡ, đầy bụng, kém ăn: Dùng 30 gram dược liệu, 20 gram lá chi tử hoặc lá dành dành (thêm 15 gram vỏ quýt lâu năm nếu đầy bụng), 10 gram cỏ mần trầu, 5 gram đậu đen, 10 gram râu ngô, 20 gram nhân trần. Mang tất cả vị thuốc rửa sạch. Mang tất cả vị thuốc vào chảo và thực hiện sao vàng hạ thổ. Cho tất cả vị thuốc vào nồi cùng với 800ml nước lọc. Thực hiện sắc thuốc trong 30 phút hoặc cho đến khi lượng nước thuốc trong nồi chỉ còn lại 300ml. Chắt lấy phần nước và uống ngay khi còn ấm. Có thể chia thuốc thành nhiều lần uống trong ngày. Uống trước hoặc sau bữa ăn 30 phút. Uống liên tục 20 ngày đối với bệnh cấp tính. Uống liên tục từ 1 – 3 tháng đối với bệnh mãn tính để phòng ngừa bệnh tái phát lại.
  • Bài thuốc từ cây Vọng cách điều trị vàng da: Dùng 20 gram dược liệu, 30 gram nhân trần, 10 gram chi tử, 10 gram vỏ đại đã sao vàng, 10 gram thần khúc, 30 gram ý dĩ, 20 gram actisô, 10 gram cuống thơm nếp, 12 gram mã đề, 12 gram nghệ vàng, 16 gram mạch nha, 8 gram cao thảo nam. Sau khi rửa sạch tất cả vị thuốc, cho thuốc vào ấm đất cùng với 500ml nước lọc. Thực hiện sắc thuốc cho đến khi lượng nước thuốc trong nồi chỉ còn lại 150ml. Chắt lấy lượng nước thuốc. Tiếp tục cho nước lọc vào ấm đất và thực hiện sắc thuốc cho đến khi lượng nước thuốc trong nồi chỉ còn lại 100ml. Trộn chung 2 lần nước thuốc. Chia đều thuốc thành 2 – 3 lần uống trong ngày. Uống thuốc trước mỗi bữa ăn. Sử dụng liên tục từ 7 – 10 ngày.
  • Bài thuốc từ cây Vọng cách điều trị tiêu chảy, kiết lỵ: Dùng 10 – 15 lá dược liệu tươi rửa sạch cùng với nước muối. Để ráo nước và dùng để ăn sống. Chia dược liệu thành 2 – 3 lần sử dụng trong ngày. Mỗi lần dùng 5 lá tươi.
  • Bài thuốc từ cây Vọng cách điều trị bệnh gan, giúp tăng cường chức năng gan: Dùng 10 gram lá dược liệu và 20 gram cây cà gai leo. Mang cả hai vị thuốc rửa sạch cùng với nước muối. Cho tất cả vị thuốc vào nồi cùng với 1 lít nước lọc. Thực hiện sắc thuốc trong 30 phút hoặc khi nhận thấy lượng nước thuốc trong nồi cạn dần chỉ còn lại 500ml. Chắt lấy phần nước. Uống nước thuốc ngay khi còn ấm. Có thể chia thuốc thành nhiều lần uống trong ngày. Uống trước hoặc sau bữa ăn 30 phút. Sử dụng 1 thang/ngày cho đến khi bệnh tình có dấu hiệu thuyên giảm.
  • Bài thuốc từ cây Vọng cách điều trị bệnh đại tràng: Mang 20 gram lá dược liệu và 10 gram bạch truật rửa sạch với nước, sau đó phơi khô dưới bóng râm. Dùng thêm 10 gram khổ sâm đã rửa sạch. Cho các vị thuốc vào ấm đất cùng với 500ml nước lọc. Thực hiện sắc thuốc cho đến khi lượng nước thuốc trong nồi chỉ còn lại 150ml. Chắt lấy lượng nước thuốc. Uống thuốc ngay khi còn ấm. Sử dụng 1 thang/ngày trong 7 – 10 ngày.
  • Bài thuốc từ cây Vọng cách điều trị huyết áp thấp: Mang lá dược liệu rửa sạch với nước, sau đó phơi khô dưới bóng râm. Dùng 15 gram lá dược liệu khô cho vào tách cùng với 300ml nước đun sôi. Thực hiện hãm dược liệu trong 20 phút. Uống ngay khi còn ấm. Uống 1 lần/ngày.
  • Bài thuốc từ cây Vọng cách điều trị bướu giáp Basedo: Mang lá dược liệu và 10 gram bạch truật rửa sạch với nước, sau đó phơi khô dưới bóng râm. Dùng 15 gram lá dược liệu khô, 20 gram bạch hoa xà thiệt thảo, 15 gram ké đầu ngựa, 20 gram cây xạ đen. Mang tất cả vị thuốc rửa sạch. Cho tất cả vị thuốc vào nồi cùng với 1,5 lít nước lọc. Thực hiện sắc thuốc trong 30 phút hoặc sắc thuốc cho đến khi lượng nhận thấy lượng nước thuốc trong nồi cạn dần chỉ còn lại 500ml. Để nguội bớt và chắt lấy phần nước. Chia thuốc thành 2 – 3 lần uống trong ngày. Sử dụng 1 thang/ngày.
  • Bài thuốc từ cây Vọng cách giúp lợi sữa ở phụ nữ sau sinh: Mang lá dược liệu rửa sạch cùng với nước, sau đó phơi khô dưới bóng râm. Dùng 10 gram lá dược liệu khô cho vào tách cùng với 20 gram chè vằng (đã rửa sạch) và 500ml nước đun sôi. Thực hiện hãm dược liệu trong 20 phút. Uống ngay khi còn ấm. Uống 1 lần/ngày.
Bài thuốc chữa bệnh từ cây Vọng cách
Nhờ đặc tính, tác dụng dược lý và thành phần hóa học đa dạng, cây Vọng cách được ứng dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh

Lưu ý khi dùng cây vọng cách

  • Theo Y học hiện đại, việc thường xuyên sử dụng nước sắc Vọng cách để thay nước có thể khiến huyết áp tăng cao, gây cường thần kinh giao cảm, không tốt. Theo Y học cổ truyền, việc thường xuyên uống nước sắc dược liệu có khả năng tác động và làm mất cân bằng âm dương. Đồng thời làm rối loạn chức năng của tạng phủ. Điều này có thể khiến người bệnh mắc phải những chứng bệnh khó lường trước được.
  • Nước sắc cây Vọng cách có khả năng kháng sinh mạnh mẽ. Chính vì thế người bệnh có thể sử dụng dược liệu trong những trường hợp nhiễm khuẩn đường ruột, lỵ trực trùng, ngộ độc thực phẩm…Ngoài ra, người bệnh còn có thể dùng nước cốt và bã dược liệu bôi lên những vị trí bị lở ngứa ngoài da, mụn nhọt… Tuy nhiên hai loại alcaloid nói trên gồm premnin và ganiarin bên trong dược liệu là những chất hơi độc. Vì thế, tốt nhất người bệnh nên sử dụng dược liệu theo từng liệu trình. Mỗi liệu trình từ 5 – 7 ngày. Sau một liệu trình thì tạm dừng. Người bệnh không nên sử dụng dược liệu liên tục và không nên sử dụng chúng với liều cao.

Bài viết đã tổng hợp thông tin về liều dùng, cách sử dụng, công dụng, bài thuốc chữa bệnh và những lưu ý khi sử dụng cây Vọng cách. Tuy nhiên những thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Người bệnh cần trao đổi với bác sĩ về tác dụng chữa bệnh và tính an toàn của dược liệu trước khi sử dụng. Ngoài ra, người bệnh nên áp dụng những bài thuốc từ dược liệu theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa Y học cổ truyền để đảm bảo an toàn. Chúng tôi không đưa ra thông tin, chẩn đoán, lời khuyên và những phương pháp chữa bệnh thay cho bác sĩ có chuyên môn.

XEM THÊM

  • Tang ký sinh có công dụng gì? Liều dùng và cách sử dụng
  • Câu kỷ tử: Công dụng, liều dùng & cách sử dụng hiệu quả

Từ khóa » Tác Dụng Của Cây Võng Cách