Cây Vông Nem (Lá Vông) & Các Tác Dụng | .vn
Có thể bạn quan tâm
Cây Vông Nem là một loài thực vật quen thuộc với người Việt Nam ta. Trong Đông Y lá và vỏ cây vông nem được sử dụng như là một vị thuốc có tác dụng an thần và tiêu viêm… Chủ trị các chứng bệnh như: mất ngủ, lòi dom (bệnh trĩ), phong thấp.
Theo các tài liệu khoa học thì Cây Vông Nem có:
- Tên khoa học: Erythrina orientalis (L) Murr.
- Tên thường gọi:Vông nem, Cây lá vông, Hải đồng bì, Thích đồng bì, Co tóong lang (dân tộc Thái), Bơ tòng (dân tộc Tày).
- Thuộc họ: Cánh bướm Papilionaceae.
- Giới Thiệu Chung Về Cây Vông Nem
- Mô tả cây Lá Vông
- Cây Vông Nem mọc ở đâu?
- Thu hoạch và bào chế
- Thành phần hóa học Cây Vông Nem
- Tác dụng dược lý của Vông Nem
- Công dụng của Cây Vông Nem
- Tác dụng của Lá Vông
- Tác dụng của vỏ cây vông
- Cây Vông Nem có trong bài thuốc nào?
- Lá vông chữa bệnh mất ngủ
- Cây vông nem chữa bệnh trĩ
- Các bài thuốc khác từ Lá Vông
- Tác dụng phụ của Lá Vông Nem
- Mua Cây Lá Vông ở đâu?
Giới Thiệu Chung Về Cây Vông Nem
Mô tả cây Lá Vông
Vông nem là loài cây thân gỗ cao từ 10-20m. Thân có gai ngắn. Lá vông gồm 3 lá chét chụm lại với nhau. Lá chét giữa thường to hơn với kích thước 10-15cm. Hai lá chét 2 bên hình 3 cạnh nhỏ hơn 1 chút.
Hoa vông có màu đỏ tươi chụm lại từ 1-3 chùm dầy. Quả vông giáp dài 15-30cm, đen, hơi hẹp lại ở giữa các hạt. Trong mỗi quả có từ 5-6 hạt hình thận màu đỏ hoặc nâu. Tễ rộng, hình trứng đen có vành trắng.
Cây Vông Nem mọc ở đâu?
Cây vông nem rất phổ biến, mọc hoang hoặc được trồng ở khắp mọi nơi. Với mục đích làm hàng rào hoặc lấy lá vông để ăn, để làm cảnh… Đặc biệt các vùng ven biển người ta trồng cây lá vông để chắn gió và lấy lá để ăn gỏi ăn nem rất nhiều.
Thu hoạch và bào chế
Lá vông nem tươi được hái trực tiếp sử dụng làm thức ăn cho người, cho vật nuôi trong dân gian. Ngoài ra các bộ phận khác của cây như vỏ, hoa, quả và hạt đều có thể sử dụng làm thuốc. Cách chế biến rất đơn giản, lá vông được cắt nhỏ sau đó mang phơi hoặc sao khô là được.
Thành phần hóa học Cây Vông Nem
Các nghiên cứu cho thấy trong lá vông và thân có chứa:
- Một loại Ancaloit độc tên là Erythrine
- Một chất Saponin có tên Migarin.
Chất Erythrine trong lá và thân cây lá vông có tác dụng là giảm hoặc làm mất hẳn hoạt động thần kinh trung ương. Tuy nhiên không ảnh hưởng tới sự vận động và co bóp của cơ. Chất Saponin chứa nhiều trong lá vông lại có tác dụng làm giãn đồng tử.
Tác dụng dược lý của Vông Nem
Nhiều nghiên cứu về tác dụng dược lý của lá vông đã được tiến hành và đưa ra những kết quả sau:
- Lá vông có tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương: Làm yên tĩnh, gây ngủ, hạ nhiệt độ, hạ huyết áp.
- Lá vông nem có tác dụng kích thíc vận động co cóp các cơ.
- Lá vông ít độc. Thí nghiệm trên chuột nhắt trắng, chuột lang, chuột bạch, thỏ, mèo, chó, khỉ đều không thấy hiện tượng ngộ độc não.
Trên thí nghiệm nước sắc 10% lá vông, 9% NaCl có tác dụng làm co cứng cơ chân ếch và cơ thắt trực tràng, co thắt cơ van, cơ hậu môn.
Công dụng của Cây Vông Nem
Mỗi bộ phận của cây Vông Nem có những tác dụng khác nhau.
Tác dụng của Lá Vông
Theo Đông Y, lá vông có vị đắng nhạt, hơi chát, tính bình. Vì vậy tác dụng của lá vông:
- Ức chế hệ thần kinh trung ương, làm an thần, gây ngủ.
- Hạ nhiệt, hạ huyết áp.
- Co bóp các cơ, tiêu tích, trừ phong thấp.
- Sát trùng, điều trị lở ngứa.
Liều dùng: tùy thuộc vào phương pháp sử dụng mà ta có các liều dùng khác nhau. Rượu lá vông sử dụng từ 1-2g một ngày; siro lá vông (rượu lá vông tươu 1/5, 150ml, siro vừa đủ 500ml) uống 20ml mỗi ngày trước khi ngủ. Có thể dùng thuốc hãm hoặc thuốc sắc lá vông ngày uống từ 2-4g.
Tác dụng của vỏ cây vông
Cũng theo Đông Y, vỏ cây vông có vị đắng tính bình, vào 2 kinh can và thận. Có tác dụng sau:
- Thông khu phong thấp, thông kinh lạc, điều trị mất ngủ.
- Điều trị phong tê thấp ở người già.
- Dùng điều trị lưng gối đau nhức, tê liệt do thận âm hư.
- Sát trùng, điều trị lở loét ngứa da.
Người phong hàn thấp không dùng được.
Liều dùng: Phương pháp sử dụng tương tự lá vông với liều lương thay thế cao hơn. Ví dụ lá vông 1-2g thay thế thành 4-8g. Liều lượng gấp khoảng 4 lần so với lá vông. Trẻ em dùng 3-4g vỏ/ngày.
Cây Vông Nem có trong bài thuốc nào?
Lá vông chữa bệnh mất ngủ
Có nhiều bài thuốc từ lá vông chữa mất ngủ từ lá vông, các bạn có thể tham khảo một số bài thuốc sau:
I. Bài thuốc ngâm rượu chữa mất ngủ bằng lá vông
Nguyên liệu cần có:
- Rượu trắng.
- Lá vông bánh tẻ.
- Bình thủy tinh.
Cách thực hiện:
- Lá vông rửa sạch phơi khô trong bóng râm.
- Thái nhỏ, cho vào bình thủy tinh đã rửa sạch.
- Ngâm theo tỉ lệ 100g lá vông ngâm với 1 lít rượu trắng 30-40 độ.
- Ngâm ít nhất từ 15-20 ngày mới sử dụng.
Cách dùng: Uống 10-20ml vào buổi tối trước khi ngủ 30 phút mỗi ngày.
II. Bài thuốc sắc chữa mất ngủ từ lá vông
Nguyên liệu cần có:
- Lá vông khô.
- Nước sạch.
- Ấm sắc thuốc.
Cách thực hiện:
- Lá vông khô 8-16g đem rửa sạch cho vào ấm.
- Nước sạch 200ml cho vào ấm sắc nhỏ lựa còn 50ml.
Cách dùng: Để nguội dung dịch nước thuốc, uống vào buổi tối trước khi ngủ 30 phút.
III. Nước hãm lá vông chữa mất ngủ
Nguyên liệu cần có:
- Lá vông 16g.
- Tim sen 5g.
- Táo nhân 10g.
- Hoa nhài 2-3 bông.
- Nước sạch.
- Bình giữ nhiệt.
Cách thực hiện:
- Lá vông rửa sạch vò nát, táo nhân sao đen, tim sen sao thơm. Cho tất cả vào bình giữ nhiệt.
- Đổ nước sôi vào hãm trong 5-10 phút. Sau đó để nguội.
Cách dùng: Rót nước hãm lá vông ra ly, thêm 1 bông hoa nhài và thưởng thức nhiều lần trong ngày.
Cây vông nem chữa bệnh trĩ
I. Đắp thuốc bên ngoài
Nguyên liệu:
- Lá vông nem 7-8 lá (không lên chọn lá quá già hoặc quá non).
- Giấm thanh 30-40ml.
Cách thực hiện:
- Lá vông rửa sạch, ngâm muối ăn khoảng 3-5 phút sau đó vớt ra để ráo.
- Giấm thanh đun sôi, để nguội.
- Giã nhuyễn lá vông đá chuyển bị, thêm giấm thanh lượng vừa phải. Sao cho lượng hỗn hợp thuốc thu được không quá lỏng hoặc quá đặc.
Cách dùng:
- Rửa sạch lau khô khu vực hậu môn. Sau đó đắp trực tiếp hỗn hợp thuốc lên khu vực hậu môn, có thể sử dụng băng gạc để cố định. Thời gian đắp khoảng 15-20 phút.
- Thực hiện 3-4 lần/ngày, liên tục trong ít nhất 3 ngày liên tiếp.
II. Thuốc đắp trực tiếp từ lá vông
Bạn có thể áp dụng phương pháp này cho trường hợp màu sắc búi trĩ tươi, độ dài bũi trĩ từ 1-2cm.
Nguyên liệu: Lá vông tươi
Cách thực hiện:
- Vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn bằng nước ấm pha muối, lau khô.
- Lá vông rửa sạch để ráo nước sau đó hơ nóng rồi đắp trực tiếp lên búi trĩ
Những dưỡng chất trong lá vông kết hợp với nhiệt độ sẽ khiến búi trĩ co lên. Nên thực hiện từ 1-2 lần/ngày, mỗi lần sử dụng 2-3 lá đắp liên tiếp. Kiên trì thực hiện 2-3 tuần sẽ thấy được thành quả.
III. Thuốc uống từ lá vông
Nguyên liệu:
- Lá vông 10-15g.
- Lá sen 10-15g.
- Ấm sắc thuốc.
Cách thực hiện:
- Lá vông, lá sen rửa sạch cho vào ấm.
- Cho thêm 200ml nước, sắc nhỏ lửa còn 50ml. Sau đó để nguội.
Cách dùng: Chia thành 2 lần uống trên ngày, sử dụng 1 tuần liên tục.
Các bài thuốc khác từ Lá Vông
Cây Vông Nem có tính ứng dụng rất cao, dưới đây là một số đơn thuốc hay từ cây này:
- Chữa kinh nguyệt không đều, dong kinh: Hoa vông nem 10g sắc cùng 300ml uống hàng ngày.
- Chữa lòi dom, bệnh trĩ: 1-2 lá vông hơ nóng đắp trực tiếp vào búi trĩ. Đun nước lá vông thêm chút muối ngâm trĩ rất hiệu quả.
- Chữa sa dạ con: Lá vông 30g, Lá Tiểu kế 20g, Hạt Tơ hồng 20g giã nhỏ cho vào 500ml nước. Sắc còn 150ml uống 2 lần/ngày.
- Chữa chảy máu cam, đại tiện ra máu, đau rát: Lá vông 30g, Lá sen 10g giã nát chắt nước uống.
- Chữa đau răng: Vỏ cây tán nhỏ mịn, đắp trực tiếp vào chỗ đau. Giảm đau ngay tức thì.
- Chữa các bệnh phong tê thấp, bệnh viêm khớp: Vỏ vông nem, Vỏ Chân chim, Kê huyết đằng, Phong kỷ, Ý dĩ sao, Ngưu tất sắc mỗi loại 5g, 1 lít nước. Sắc còn 300ml uống 3 lần trong ngày.
Ngày nay, Vông Nem đã được ứng dụng sản xuất thuốc và thực phẩm chức năng. Đặc biệt là dành cho những người mất ngủ kéo dài. Một trong các sản phẩm nổi bật đó là thực phẩm chức năng giúp ngủ ngon. Đây là các sản phẩm được bào chế dưới dạng viên uống, siro liều lượng phù hợp hỗ trợ ngủ ngon.
Đặc biệt, đó là Cốm An Thần của Viện Y học Cổ Truyền Quân Đội. Đây là sản phẩm được bào chế dưới dạng cốm giúp dễ uống và hấp thu nhanh hơn.
Tác dụng phụ của Lá Vông Nem
Lá vông và vỏ cây vông nem có chứa alcaloid với độc tính nhẹ. Vì vậy nếu lạm dụng, nấu nước canh hoặc thuốc quá đặc có thể dẫn tới tình trạng sụp mi. Đây là hiện tượng mi trên sụp xuống như buồn ngủ, nhưng thực tế bệnh nhân không ngủ được.
Mua Cây Lá Vông ở đâu?
Hiện nay một số vườn ươm, vườn thuốc hoặc chợ cây cảnh đều có bán các cây lá vông nem con. Các bạn có thể mua tại các cơ sở này. Hoặc các bạn có thể tìm đến chủ các cây vông nem ngoài tự nhiên và đàm phán mua hoặc xin cành về dâm tại nhà mình.
Ngoài ra, bạn có thể tìm đến các hiệu thuốc nam, thuốc đông y và mua các sản phẩm đã sơ chế về sử dụng với giá khoảng 150.000đ/kg lá vông khô.
Cảm ơn các bạn đã ghé thăm Website
“Bài viết tham khảo tài liệu Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam của tác giả Đỗ Tất Lợi và Internet”
Tin tức liên quan:
- Cây Bình Vôi | Vị Thuốc An Thần
- Bạch Chỉ | Dược Liệu Thiên Nhiên Việt Nam
- Cốt Toái Bổ | Vị thuốc bồi bổ chức năng thận, mạnh gân xương
- Nhung Hươu – Lộc Nhung | Là 1 trong 4 vị thuốc bổ trong Đông Y
Từ khóa » Sử Dụng Cây Vông Nem
-
Vông Nem: Thứ Lá Cây Chữa Mất Ngủ Hiệu Quả - YouMed
-
Vông Nem: Công Dụng, Tác Hại Và Cách Sử Dụng đúng
-
Cây Vông Nem: Tính Vị, Qui Kinh, Đặc điểm Sinh Thái Và Tác Dụng ...
-
11 Tác Dụng Của Cây Vông Nem – Cách Dùng, Liều Lượng Và Lưu ý
-
Tác Dụng Của CÂY VÔNG NEM Chữa Bệnh THẦN KÌ Chỉ 1 LẦN LÀ ...
-
Lá Vông Nem - Vị Thuốc An Thần Kinh
-
Lá Vông Nem Chữa Mất Ngủ - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Công Dụng Của Cây Lá Vông - Thầy Thuốc Việt Nam
-
Lợi ích Của Vông Nem đối Với Sức Khỏe
-
Tác Dụng Lá Vông Nem Chữa Khỏi Bệnh Mất Ngủ, Trĩ, Ra Mồ Hôi Trộm
-
Cây Vông Nem Chữa Mất Ngủ Và 10 Công Dụng Khác - Lưu Ý Khi Dùng
-
Cây Vông Nem Có đặc điểm Thế Nào? Dùng để Làm Gì?
-
Lá Vông Nem Có Tác Dụng Gì? Trị Bệnh Gì? Có Tác Hại Không? Mua ở ...
-
Cây Vông Nem Trị Bệnh Mất Ngủ - Tra Cứu Dược Liệu