Cây Vú Sữa - Bật Mí Những điều Bạn Chưa Biết Về Cây - Canh Điền

Quả vú sữa có vị ngọt thanh mát, chứa hàm lượng dinh dưỡng cao rất tốt cho sức khỏe. Lá và quả có màu sắc lạ và đẹp nên còn được trồng để làm cảnh, bóng mát và làm thuốc phòng, chữa bệnh. Loại trái cây này có giá trị kinh tế khá cao bởi đây là mặt hàng xuất khẩu số lượng đem lại nguồn thu nhập cao cho người trồng cây.

Cây vú sữa 1
Cây vú sữa có nguồn gốc xuất xứ từ đảo Antilles và châu Mỹ nhiệt đới.
Mục lục ẩn I. Giới thiệu về cây Vú sữa II. Đặc điểm của cây Vú sữa III. Ý nghĩa và tác dụng của cây Vú sữa 1. Ý nghĩa của cây vú sữa 2. Tác dụng của cây vú sữa IV. Cách trồng và chăm sóc cây Vú sữa 1. Cách trồng cây 2. Cách chăm sóc cây

I. Giới thiệu về cây Vú sữa

  • Tên thường gọi: Cây vú sữa
  • Tên gọi khác: Cây bầu sữa mẹ
  • Tên khoa học: Chrysophyllum cainino
  • Họ thực vật: Thuộc họ Hồng xiêm (Sapotaceae)
  • Nguồn gốc xuất xứ: Cây vú sữa có nguồn gốc xuất xứ từ đảo Antilles và châu Mỹ nhiệt đới.
  • Phân bố: Ở nước ta, cây vú sữa được trồng rải rác trên khắp cả nước nhưng nhiều nhất vẫn là các tỉnh thuộc khu vực Tây Nam Bộ như: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Cà Mau..
  • Tuổi thọ: Sống lâu năm
  • Màu sắc của hoa: Hoa có màu trắng ánh tím
  • Bao gồm các loại cây: Có hai loại cây vú sữa đó là cây Vú sữa trắng (Vú sữa Lò Rèn) và vú sữa vỏ màu đỏ tím (vú sữa bơ lõi vàng và bơ lõi hồng)

II. Đặc điểm của cây Vú sữa

  • Hình dáng bên ngoài: Cây vú sữa là loại cây thường xanh quanh năm,ít rụng lá, thân gỗ cao thẳng đứng, vỏ cây có màu nâu xù xì. Cây phân cành ít và nhỏ, mảnh, mềm dễ gãy.
  • Kích thước: Chiều cao trung bình của cây từ 10 – 15m, đường kính thân có thể đến 20 – 30cm.
  • Lá: Lá cây vú sữa hình oval đơn mọc so le nhau, cuống ngắn, mép lá nguyên, chiều dài trung bình từ 5 – 10 cm. Cả hai mặt lá đều nhẵn bóng, mặt trên lá màu xanh đậm còn mặt dưới lá có màu đỏ nâu.
  • Hoa: Hoa vú sữa mọc thành từng chùm nhỏ có màu trắng ánh tím, chúng thường được thụ phấn nhờ sâu bọ, ong bướm. Đây là lý do tại sao khi hoa nở lại thu hút nhiều ong
  • Quả: Quả vú sữa có hình cầu, vỏ ngoài nhẵn bóng khi non màu xanh lục rồi chuyển màu hồng khi già và màu tím khi chín, có những giống quả khi chín lại có màu nâu đỏ. Vỏ của quả có nhiều nhựa mủ màu trắng khi ăn có vị chát, cùi thịt quả có vị ngọt, thơm có loại thì thịt trắng, loại thịt tím, loại vàng và hồng. Bên trong lõi là hạt, hạt có hình ngôi sao từ 6 – 8 cánh màu nâu nằm chính giữa.
Tìm hiểu về cây vú sữa
Quả vú sữa có màu tím khi chín

III. Ý nghĩa và tác dụng của cây Vú sữa

1. Ý nghĩa của cây vú sữa

Cây vú sữa không biết đã được trồng ở nước ta từ khi nào, chỉ biết rằng loại quả này đã gắn liền với sự tích buồn về tình mẫu tử thiêng liêng mà không mấy người được nghe kể.

Câu chuyện bắt đầu với hai mẹ con nhà nọ sống trong mái tranh nghèo, bố mất sớm chỉ còn mẹ và đứa con trai nhỏ ham chơi và nghịch ngợm. Vì được mẹ nuông chiều nên cậu bé rất khó bảo, một hôm cậu bị mẹ đánh rồi nghĩ mẹ thương mình nữa và bỏ nhà đi làm mẹ rất lo lắng và đi tìm khắp mọi nơi nhưng không thấy.

Người mẹ quay về nhà, một thời gian sau con trai vẫn không về, bà quá đau buồn và kiệt sức rồi ngã gục xuống sân nhà. Còn cậu bé thì lang bạt khắp nơi đói khát bèn trộm đồ ăn của đứa trẻ khác và bị đánh thâm tím mặt mày. Lúc này cậu mới nghĩ đến mẹ, ở nhà mẹ đánh, mắng nhưng vẫn cho ăn, khi bị họ đánh, mẹ vẫn bênh vực rồi cậu tìm đường trở về nhà.

Về nhà, cảnh vật vẫn như xưa, cậu gọi mẹ khàn tiếng nhưng không thấy, chỉ thấy cây to xanh tốt ở trước nhà rồi gục xuống gốc cây khóc lóc. Bỗng dưng, cây to rung lên, những bông hoa nhỏ màu trắng óng ánh nở ra, rồi tàn và kết thành quả, quả lớn rất nhanh, màu trắng bóng rất đẹp mắt.

Một quả đầu tiên rơi xuống tay cậu bé, cậu cắn thử thấy chát, quả thứ hai rơi xuống cắn thấy cứng đến quả thứ ba, cậu cẩn thận hơn dùng hai tay xoay quả cho mềm. Rồi quả khẽ nứt ra khe nhỏ và có chất nhựa màu trắng thơm rỉ ra, cậu ghé môi mút lấy dòng sữa thơm ngọt như sữa mẹ.

Cậu ngước mắt nhìn lên cây như thấy hình ảnh của mẹ ở đó, mẹ nói: “Ăn trái ba lần mới biết trái ngon, con có lớn khôn mới hay lòng mẹ”. Lúc đó cậu bé mới nhận ra mẹ đã không còn nữa, cậu ôm gốc cây khóc lóc rồi nhìn lá tán lá một mặt thì xanh mướt, mặt còn lại thì màu đỏ hoe giống như mắt mẹ đang khóc chờ con.

Cậu bé ân hận ôm cây khóc, nước mắt rơi xuống gốc cây, tán cây xòe xuống vuốt lưng cậu giống như bàn tay mẹ ôm ấp, vỗ về cậu. Cậu kể chuyện về mẹ và cây cho dân làng nghe ai cũng cảm động và còn xin hạt về trồng, từ đó dân gian gọi là cây vú sữa.

Sự tích cây vú sữa thật là cảm động đúng không ạ? Đúng là có ăn trái ngon mới biết công lao của người trồng và chăm sóc, con cái có lớn khôn đều là do bàn tay dạy dỗ chăm sóc từ cha mẹ. Nếu ai còn mẹ thì đừng làm cha mẹ buồn, mẹ khóc nhé.

2. Tác dụng của cây vú sữa

  • Giá trị ẩm thực

Quả vú sữa có mùi thơm, vị ngọt thanh mát thường được dùng dưới dạng ăn tươi tráng miệng và ăn ngon hơn khi bảo quản lạnh ở nhiệt độ từ 20 – 250C. Có thể dùng để làm món tráng miệng cho gia đình, đám cỗ cưới, hỏi..

  • Giá trị dinh dưỡng

Lớp cùi thịt của quả vú sữa là phần ngon và có giá trị dinh dưỡng cao nhất bao gồm các dưỡng chất sau: Canxi, phốt pho, kali, magiê, sắt, gluxit, nước, đạm, chất xơ, vitamin A, vitamin B (B1, B2, B3), vitamin C,…

Các thành phần dinh dưỡng trên có tác dụng rất tốt đối với cơ thể chúng ta và thích hợp với mọi lứa tuổi nhất là thai phụ và người già yếu, xương và răng kém.

Nên ăn quả vú sữa hàng ngày để bổ sung các vi chất và khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể. Phụ nữ mang thai nên ăn từ 100 – 200gr quả vú sữa mỗi ngày để cung cấp các vi chất giúp cho thai nhi giảm tình trạng thiếu máu, thiếu sắt và canxi khi sinh ra.

  • Tác dụng phòng bệnh

– Ăn quả vú sữa thường xuyên rất có lợi cho sức khỏe, phòng bệnh rất tốt. Trước tiên phải nói đến lượng đường trong quả thường thấp nên có ăn quá nhiều cũng không làm tăng cân.

– Là loại quả ăn vặt tốt dành cho người mắc bệnh về chuyển hóa như: thừa cân, béo phì và Đái tháo đường.

– Lá của cây vú sữa cũng được sử dụng như một loại trà vậy, lá phơi khô, sắc nước uống hoặc hãm như trà để uống thay cho nước lọc tốt cho bệnh đái tháo đường.

  • Tác dụng trong trang trí, làm cảnh

Vú sữa là cây có hình dáng đẹp, cành lá xum xuê, mẫu mã quả lạ mắt nên còn được trồng để làm cảnh. Bất cứ nơi nào cần cây xanh như: trường học, bệnh viện, đường phố, sân vườn, công viên, khu du lịch sinh thái..đều có thể trồng được cây.

Chúng vừa giúp hút khí thải độc hại từ môi trường để nhả khí oxy cho bầu không khí thêm trong lành, mát mẻ. Ở thành phố nơi có nhiều nhà tầng nên trồng nhiều loại cây xanh để giảm hiệu ứng nhà kính.

Tác dụng của cây vú sữa
Ăn quả vú sữa thường xuyên rất có lợi cho sức khỏe, phòng bệnh rất tốt

IV. Cách trồng và chăm sóc cây Vú sữa

1. Cách trồng cây

  • Nhân giống

Có nhiều phương pháp nhân giống cây vú sữa nhưng hai phương pháp phổ biến nhất là chiết cành và ghép. Ươm hạt cũng được dùng nhưng thời gian bói quả rất lâu trên 10 năm mới được thu hoạch rộ.

  • Thời vụ và mật độ trồng

Ở miền Bắc nên trồng tránh mùa đông lạnh, miền Nam trồng được quanh năm tốt nhất nên trồng vào mùa mưa.

Tùy vào vị trí địa lý của mỗi vùng để bố trí khoảng cách trồng cho phù hợp. Cây vú sữa là cây lâu năm, có tán rộng, tốt nhất nên trồng với mật độ thưa khoảng cách hàng x hàng là 8m và Cây x cây 6 – 7m.

  • Đất trồng

Nếu địa hình bằng phẳng có thể đắp mô cao khoảng 20 – 30cm so với mặt bằng chung, nếu đất đồi dốc chỉ cần đào hố trồng rồi lót phân chuồng trước khoảng một tháng rồi mới trồng cây.

Lót phân cho mỗi hố khoảng 1 kg phân chuồng hoặc phân vi sinh để tạo mùn cho đất và cải tạo đất khi đã qua canh tác bị bạc màu đất.

  • Cách trồng cây

Cách trồng cây vú sữa cũng giống như các loại cây khác, khoét lỗ trên mô đất sao cho phù hợp với kích thước bầu cây con. Xé bỏ túi bầu đất và đặt cây con xuống hố, một tay giữ thẳng cây tay còn lại lấp đất nhẹ nhàng không làm đứt rễ cây. Sau đó, dùng cọc cắm bên cạnh để cố định cây con và cần chú ý che chắn cho cây khi có nắng gắt.

Cách trồng và chăm sóc - cây vú sữa
Che chắn cho cây con khi có nắng gắt.

2. Cách chăm sóc cây

Tưới nước thường xuyên khi mới trồng đặc biệt là vào mùa nắng nóng để cây luôn có đủ độ ẩm giúp cây sinh trưởng nhanh, đặc biệt là trong 3 năm đầu.

Thường xuyên cào xới cỏ làm tơi đất cho cây vú sữa nhưng không nên phủ rơm rạ hay cỏ khô trong gốc quá lâu sẽ làm chỗ trú ngụ cho các loài sâu bọ, côn trùng ăn hại gốc, rễ cây. Hạn chế tối đa việc dùng thuốc diệt cỏ trong vườn cây ăn quả, nên cào cỏ bằng tay hoặc phát bằng máy là tốt nhất.

Sau khi trồng cây vú sữa khoảng 7 – 10 ngày nên tưới bằng các loại phân kích rễ để bón phân cho cây nhanh tạo rễ mới, cây nhanh nảy lộc. Có thể dùng phân bón kích rễ Nova Gap pha nước tưới mỗi cây khoảng 0,5 – 1lít, tưới nhắc lại lần 2, 3 để cây khỏe và đề kháng tốt.

Thường xuyên cắt tỉa những cành tăm, cành vượt để hạn chế chiều cao của cây. Những cành khuất tán, sâu bệnh nên tỉa bỏ để thoáng sạch cây.

  • Các loại bệnh hại trên cây vú sữa:

Cây vú sữa thường bị các loại bệnh hại như: sâu đục trái, rệp sáp, bệnh bồ hóng, bệnh thối rễ nứt thân, khô cành. Những bệnh này thường dễ chữa nếu phát hiện sớm, sau đây là một số loại thuốc đặc trị như sau:

– Đối với bệnh nứt thân, thối rễ, khô cành: dùng các thuốc có hợp chất Fosetyl-aluminium, Mancozeb + Metalaxyl, Cuprous oxide, Benomyl pha theo nồng độ hướng dẫn trên bao bì. Phun 2 – 3 lần đến khi bệnh dừng hẳn, ngoài phun ra phải kết hợp cạo vỏ nơi bị nứt vỏ rồi hòa thuốc nói trên sột sệt bôi vào vết cạo.

– Bệnh bồ hóng làm đen vỏ tạo thành mảng bám trên vỏ quả vú sữa, bệnh này có thể dùng thuốc các nhóm thuốc gốc đồng phun tẩy.

– Sâu đục trái, rệp: dùng thuốc Monofos hoặc Regent phun theo hướng dẫn trên bao bì.

Cây vú sữa là cây cho trái ngọt, dễ trồng nhưng cũng khá nhiều bệnh hại đòi hỏi người trồng cần phải theo dõi sát để phát hiện sớm bệnh trên cây trồng. Nhằm đảm bảo mẫu mã và chất lượng của quả, trước khi thu hoạch cần ngưng sử dụng các loại hóa chất bảo vệ thực vật khoảng 2 tháng để đảm bảo an toàn sức khỏe cho người tiêu dùng.

Đánh giá post

Từ khóa » Cây Vú Sữa Rễ Gì