Trồng Cây Vú Sữa Trước Nhà Mang đến điều Gì? - Nhà Vườn Ngọc Lâm
Có thể bạn quan tâm
Cây vú sữa là loài cây ăn quả rất được ưa chuộng tại nước ta, vì vậy mà không khó để bắt gặp loài cây này xuất hiện trong vườn thậm chí trước cửa nhà. Tuy nhiên, trồng cây vú sữa trước nhà nên hay không thì không hẳn ai cũng biết ý nghĩa thực sự của loài cây ăn quả này với phong thủy nhà cửa. Sau đây hãy cùng nhà vườn Ngọc Lâm tìm hiểu ý nghĩa của loài cây này và giải đáp câu hỏi “Trồng cây vú sữa trước nhà mang đến điều gì?” nhé.
- Đôi nét về cây vú sữa
- Thông tin về cây vú sữa trong phong thủy
- Ý nghĩa cây vú sữa trong phong thủy
- Trồng cây vú sữa trước nhà có tốt không?
- Các mệnh hợp với cây vú sữa?
- Cách trồng cây vú sữa hiệu quả
- Lựa chọn giống cây
- Điều kiện đất trồng
- Thời điểm trồng
- Các bước trồng
- Lưu ý khi trồng cây vú sữa trước nhà
- Kỹ thuật chăm sóc cây vú sữa theo từng giai đoạn
- Bón phân
- Tưới nước
- Cắt tỉa
- Bệnh thường gặp
Đôi nét về cây vú sữa
Cây vú sữa có tên khoa học là Chrysophyllum cainino, thuộc họ Hồng xiêm. Vú sữa có nguồn gốc ở đảo Antilles và châu Mỹ, tuy nhiên hiện nay loài cây này đã có mặt và được trồng ở rất nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam.
Cây vú sữa là loại cây ăn quả lớn nhanh, thân cành dẻo, tán lá rộng, chiều cao có thể lên tới 10m – 15m. Tại nước ta, vú sữa có hai loại chính là vú sữa da xanh và vú sữa da tím than. Về màu sắc khác nhau nhưng hương vị tương tự nhau.
Lá của cây vú sữa thường có màu xanh, mọc so le, có hình ovan đơn, mép liền và thường dài 5cm – 15cm, mặt lá dưới có màu vàng khi nhìn từ xa. Hoa vú sữa là dạng hoa lưỡng tính. có màu trắng ánh tím và có mùi thơm ngát.
Quả có hình tròn, có lớp màu nâu ánh lục hoặc tím khi chín. Quả chín có vị ngọt mát và rất được ưa chuộng tại nước ta. Cây vú sữa có tốc độ sinh trưởng nhanh, cây có thể được trồng bằng cách chiết nhánh hoặc tháp cây. Cây nêu chăm sóc tốt thì chỉ trồng 3 năm đã bắt đầu cho quả. Ở nước ta, vú sữa được trồng tại rất nhiều địa phương.
Thông tin về cây vú sữa trong phong thủy
Ý nghĩa cây vú sữa trong phong thủy
Cây vú sữa là loài cây gắn liền với sự tích “Cây vú sữa” – về tình mẫu tử thiêng liêng, tình yêu thương vô bờ bến của người mẹ dành cho con. Vì vậy mà người ta trồng vú sữa trước sân nhà để nhắc nhở bản thân và mọi người trong gia đình về tình cảm thiêng liêng đẹp đẽ của người mẹ. Không những thế trồng cây vú sữa trước cửa nhà còn thể hiện mong ước tình cảm gia đình luôn bền chặt, gắn bó, yêu thương đùm bọc nhau như tình mẫu tử thiêng liêng trong sự tích.
Trồng cây vú sữa trước nhà có tốt không?
Hiện nay, cây vú sữa được trồng rộng rãi ở nhiều nơi. Cây vú sữa được trồng ở sân vườn, trước nhà, đường phố, công viên….vừa cho thu hoạch quả vừa tạo cảnh quan, là cây che bóng mát.
Lợi ích của cây vú sữa:
- Cung cấp oxy, hút chất độc, bụi bặm và làm cho bầu không khí trong lành, mát mẻ.
- Quả ăn ngọt mát, thơm ngon và mang lại giá trị kinh tế cao.
- Lá cây có thể được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh thấp khớp hay bệnh đái tháo đường.
- Vỏ cây có các chất bổ và có tác dụng chữa ho.
Với ý nghĩa và những lợi ích cây vú sữa mang lại mà trồng cây vú sữa trước nhà rất tốt. Tuy nhiên, khi trồng cây vú sữa trước nhà bạn cần lưu ý: Khoảng không gian trước nhà là khoảng không gian rất quan trọng, đây chính là nơi mọi nguồn khí tích tụ bao gồm cả dương khí và âm khí.
Vì vậy, khi trồng vú sữa trước nhà bạn không nên trồng ngay chính giữa cửa, không trồng ở nơi đi lại. Khi trồng cây nên đặt ở vị trí thông thoáng, đi lại thuận tiện. Đối với những ngôi nhà có diện tích mặt tiền nhỏ bạn không nên trồng vú sữa trước nhà vì cây lớn lên sẽ vô tình che khuất tầm nhìn và làm xấu đi mặt tiền của ngôi nhà bạn.
Các mệnh hợp với cây vú sữa?
Cây vú sữa có quả và lá màu xanh là màu hợp với mệnh Mộc vì vậy mà những người thuộc mệnh Mộc nên trồng loài cây này trước nhà. Theo quan hệ tương sinh thì Mộc sinh Hỏa nên người mệnh Hỏa cũng có thể trồng cây vú sữa trước nhà để gặp nhiều may mắn, viên mãn, công việc gặp nhiều thuận lợi.
Cách trồng cây vú sữa hiệu quả
Lựa chọn giống cây
Lựa chọn cây giống khỏe mạnh, không sâu bệnh. Có nhiều giống vú sữa bạn có thể lựa chọn trồng trước nhà như: Vú sữa Lò Rèn – vỏ quả khi chín có màu trắng sáng, tươi bóng, ăn rất ngon. Ngoài ra còn có các giống vú sữa Tím, vú sữa Nâu,…
Điều kiện đất trồng
Vú sữa không quá kén đất trồng tuy nhiên để cây sinh trưởng phát triển tốt bạn nên lựa chọn đất phù sa ven sông, đất có thành phần thịt nhẹ, thoát nước tốt pH: 5,5 -6,5.
Hoặc nếu trồng trước nhà có thể mua đất sẵn hoặc tiến hành trộn đất với phân gà, phân bò hoai mục, phân trùn quế, vỏ trấu, xơ dừa, mùn hữu cơ, than bùn… và xử lý mầm bệnh trong đất trước khi trồng, hoặc có thể trộn đất với vôi rồi phơi ải 7 – 10 ngày mới tiến hành trồng cây.
Thời điểm trồng
Cây vú sữa có thể trồng quanh năm nhưng nên tiến hành trồng vào đầu mùa mưa khoảng tháng 7 – 9 ở Bắc và Trung Bộ và vào tháng 6 – 7 ở Nam Bộ.
Các bước trồng
Thời điểm trước trồng khoảng 10 – 20 ngày tiến hành đào hố rộng 40 – 50 cm, sâu 20- 25 cm, trộn đều đất với 20kg phân chuồng hoặc phân hữu cơ hoai mục, 100g DAP, 200 – 300 g phân lân, 10 – 20 g Basudin 10H và 1 – 1,5 kg vôi sau đó phơi ải rồi mới tiến hành trồng.
Sau khi thời gian chuẩn bị đất và phân bón lót bắt đầu trồng cây: Xé bỏ lớp vỏ nilon bọc bầu, sau đó đặt bầu cây thẳng đứng, mặt bầu ngang với mô đất trồng sau đó lấp đầy hố bằng đất trộn phân đã chuẩn bị sẵn trước đó 10 -20 ngày, nén chặt, cắm cọc cố định cây và tưới nước giữ ẩm.
Sau khi trồng cây cần che bóng mát hạn chế ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp đến cây trong thời gain 1 – 2 năm đầu. Bên cạnh đó, rễ vú sữa ăn nông nên cần tủ gốc cho cây bằng rơm rạ, lá mục… để giữ ẩm cho rễ. Khi tủ gốc cần lưu ý tủ cách gốc 30 – 50cm.
Lưu ý khi trồng cây vú sữa trước nhà
Trồng cây vú sữa trước nhà rất tốt nhưng khi trồng cần lưu ý một số điều trước khi trồng để nó phát huy hết ý nghĩa cũng như tác dụng. Theo các chuyên gia phong thủy, trồng cây vú sữa trước nhà là cách thu hút dương khí vào nhà và hạn chế âm khí xuất hiện, vì vậy khi trồng không nên trồng ở nơi hạn chế sự phát triển của cây, bởi vì điều này làm ảnh hưởng xấu đến phong thủy ngôi nhà của bạn.
Một lưu ý khác là không nên trồng cây vú sữa ở chính giữa cửa ra vào, hay nơi có nhiều người qua lại. Nên lựa chọn trồng cây chỗ thoáng đãng, ít người đi lại. Không nên trồng cây quá sát nhà vì khi cây vú sữa lớn bộ rễ sẽ ảnh hưởng đến móng nhà, tán lá rộng sẽ che khuất tầm nhìn ngôi nhà.
Cây vú sữa phát triển rất nhanh về thân lá, tán lá cây rất rộng vì thế bạn nên thường xuyên cắt tỉa cành, lá để cây gọn gàng tránh cản vận khí tốt, tích tụ âm khí và che khuất tầm nhìn.
Mặc dù trồng vú sữa trước nhà rất tốt nhưng với những ngôi nhà có mặt tiền nhỏ bạn nên cân nhắc việc trồng loài cây này bởi khi cây lớn rất dễ che khuất hết cả mặt tiền của ngôi nhà và điều này không hề tốt cho phong thủy của ngôi nhà.
Kỹ thuật chăm sóc cây vú sữa theo từng giai đoạn
Bón phân
Khi trồng tùy từng thời điểm phát triển của cây mà lượng phân bón cho cây khác nhau. Khi bón không nên bón sát gốc và nên bón đều xung quanh cách gốc ⅔ đường kính tán lá cây.
Thời kỳ cây con: Từ khi trồng đến 1 năm: Mỗi tháng một lần cần bón phân cho cây, lượng phân bón như sau: Tưới 20 – 30g phân DAP hòa tan trong 20l nước tưới đều vào gốc cây.
Cây từ 1 – 3 năm tuổi: Lượng phân bón cho cây hằng năm: 1-2 kg phân Ure + DAP + NPK(20-20-15) theo tỉ lệ 1/1/1 chia đều thành 4 lần bón trong năm và mỗi lần cách nhau 2 – 3 tháng.
Thời kỳ cây trưởng thành: Cây trồng từ năm thứ 5, cây bước vào giai đoạn cho hoa, quả ổn định thì hằng năm nên tiến hành bón phân 4 lần vào các giai đoạn: trước ra hoa, đậu quả, nuôi quả và trước thu hoạch 1 – 2 tháng. Lượng phân bón sẽ thay đổi và tăng dần theo tuổi cây.
- Lần 1: Bón vào giai đoạn trước khi ra hoa và ngay sau khi thu hoạch của vụ trước: Bón 5 – 10kg vôi. Sau 10 – 15 ngày bón tiếp 20 – 40kg phân hữu cơ hoai mục, 3 – 4 kg NPK (20 – 20 – 15).
- Lần 2: Khi khi cây ra quả và quả đã có đường kính khoảng 1cm. Lượng phân bón: 1-2 kg Ure + 1-2kg DAP.
- Lần 3: Bón lúc quả có đường kính khoảng 3cm. Lượng phân bón: 2-3 kg phân NPK (20- 20 – 15) và 1 – 2 kg Kaliclorua.
- Lần 4: Bón phân trước khi thu hoạch 2 tháng với lượng phân bón: 1- 2kg phân NPK và 1-2 kg kaliclorua.
Lưu ý:
- Các lần bón phân cần cách nhau khoảng 2 tháng.
- Trước khi bón nên tiến hành thu dọn sạch sẽ gốc cây. Có thể bón lên trên hoặc xới rãnh sâu 5-10 cm ở ⅔ đường kính tán lá rồi bón
- Sau khi bón phân nên che phủ gốc bằng các vật liệu hữu cơ và tưới nước liên tục trong 1 tuần để cho phân tan vào đất giúp cây dễ hấp thụ.
Tưới nước
Nước là yếu tố quan trọng giúp cho cây vú sữa phát triển tốt và đậu quả nhiều. Lượng nước tưới cần thiết trong các giai đoạn như sau:
Giai đoạn cây con: Trong giai đoạn 3 năm đầu lượng nước tưới như sau: Tưới 3 – 5 lần/tuần. Lượng nước tưới 20 – 30l nước/lần vào mùa nắng để cây không bị khô héo và phát triển nhanh.
Giai đoạn cây ra hoa và tạo quả: Nên tưới nước thường xuyên 2- 3 ngày/lần.
Cắt tỉa
Trong năm đầu tiên sau khi trồng, cần tiến hành tỉa bớt cành chỉ nên để lại các cành phân bố cành đều theo các hướng nhằm tạo cho cây có tán tròn đều và khống chế chiều cao không vượt quá 4 – 4,5m. Cắt bỏ cành vượt trong tán, các cành sâu bệnh, cành phụ bị bệnh mọc liên tiếp, các cành mọc gần mặt đất.
Sau mỗi vụ thu hoạch quả cần tỉa các cành đứng bên trong tán, các cành bị sâu bệnh, ốm yếu nhằm giúp cho cây thông thoáng và sớm ra chồi mới.
Đối với các cây có độ tuổi từ 20 năm trở lên, cây cáo quá 6m cần thường xuyên tiến hành cắt tỉa trẻ hóa cho cây. Kỹ thuật trẻ hóa nên được áp dụng liên tiếp trong 3- 4 năm và mỗi năm cần thực hiện trên từng phần của cây.
Kỹ thuật trẻ hóa: Sau mỗi vụ thu hoạch nên cưa bỏ 1 -2 cành vươn cao, ít lá và có biểu hiện sinh trưởng, năng suất kém nhất trên tán cây. Tiến hành cưa các cành này còn 30 – 50cm tính từ gốc cành. Chú ý để tránh ảnh hưởng đến khả năng tái sinh chồi sau này khi cưa nên rót nước liên tục vào vết cưa nhằm tránh nhiệt độ cao do ma sát gây chết mô, vết cưa nên nghiêng 45 độ tránh để đọng nước.
Sau đó sơn phủ bề mặt vết cưa bằng dung dịch sunphat đồng. Sau 15 – 20 ngày dưới mỗi vết cưa sẽ phát triển 5 – 15 chồi mới nên tiến hành tỉa bớt số chồi mới chỉ giữ lại 2 – 3 chồi khỏe mạnh xung quanh cành. Khi các chồi mới phát triển đến chiều dài 50 – 60cm thì tiến hành loại bỏ đỉnh sinh trưởng để tiếp tục kích thích các chồi phân cành. Và từ các cành mới này chỉ sau 12- 18 tháng sẽ cho quả.
Bệnh thường gặp
Bệnh thối quả
Triệu chứng: Bệnh gây hại từ lúc quả còn non đến khi thu hoạch, vết bệnh lúc đầu chỉ là những đốm nhỏ hình tròn có màu nâu hoặc đen, nếu không phòng trừ kịp thời các đốm này lan rộng ra, nhiều đốm kết hợp lại với nhau thành những đốm lớn hơn và có thể bao quanh quả, làm cho thịt quả bị chai sượng, thối quả sau đó quả sẽ bị rụng.
Nguyên nhân: Bệnh do nấm Colletotrichum sp
Cách phòng trừ: Vệ sinh vườn sạch sẽ, thoáng mát, cây có đủ ánh sáng. Trong trường hợp bệnh xuất hiện cần tiến hành phun thuốc. Một số loại thuốc có thể sử dụng như: Score, Antracol, Daconil, Nustar, Benamyl… nhằm ngăn ngừa sự lây lan của bệnh. Tỉa bỏ trái bệnh và tiêu hủy.
Bệnh thối quả do nấm Lasiodiplodia theobromae
Triệu chứng: Bệnh gây hại nặng trong mùa mưa. Bệnh gây hại chủ yếu trong giai đoạn thu hoạch và vận chuyển làm thối phần thịt quả nơi gần cuống có màu nâu sậm lan dần. Vết bệnh thối mềm và lây lan khá nhanh chỉ sau 2 – 3 ngày nhất là trong môi trường nóng ẩm.
Cách phòng trừ: Tránh để quả bị tổn thương vỏ và rụng cuống khi thu hoạch. Xếp từng quả vào thùng chứa lót giấy. Tiến hành cắt tỉa các cành, quả bị sâu bệnh và tiêu hủy để hạn chế sự lây lan của nguồn bệnh trong vườn
Khi bị bệnh có thể sử dụng một trong các loại thuốc sau để phun: Tilt super, Dithane, Carbenzim, Benlate, Manzate, Topan….
Bệnh bồ hóng
Triệu chứng: Bệnh do nấm gây ra, nấm bệnh bám thành mảng trên mặt lá, thân, quả. nấm không gây hại trực tiếp nhưng tạo thành lớp nấm đen dính vào mặt lá làm giảm sự quang hợp ở lá ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cây. Bệnh thường hay phát triển mạnh vào mùa nắng, khi bệnh phát triển thường đi kèm với rệp sáp gây hại.
Cách phòng trừ: Để hạn chế bệnh phát sinh gây hại nên thường xuyên cắt tỉa tạo tán hợp lý, phun các loại thuốc để diệt trừ bệnh như: Bassa, trebon…kết hợp với Copper Zinc, COC-85… theo liều lượng khuyến cáo.
Sâu đục quả
Triệu chứng: Sâu gây hại từ khi quả có đường kính 2cm đến khi quả chín. Sâu đục từ ngoài vào trong quả ăn phần thịt quả và làm thối thịt quả.
Phòng trừ: Sử dụng các loại thuốc như: Cymbush, Trebon, Karate… liều lượng theo khuyến cáo. Nên tiến hành phun thuốc khi thấy bướm xuất hiện và mức độ gây hại quả khoảng 2- 3%. Trước khi thu hoạch quả khoảng 1 tháng cần tiến hành ngưng thuốc tránh dư lượng thuốc gây hại khi sử dụng quả.
Rệp sáp
Triệu chứng: Rệp gây hại chủ yếu ở các lá non, đọt non, quả non, nếu không phòng trừ kịp thời có thể lây lan cả cây. Tại vị trí rệp xuất hiện và gây hại quả, cành, lá bị khô quắt do bị hút hết các chất dinh dưỡng, nhựa cây. Rệp gây hại chủ yếu vào mùa khô.
Phòng trừ: Sử dụng thuốc Supracide theo nồng độ khuyến cáo hoặc có thể sử dụng các loại thuốc có tính lưu dẫn như Basudin để phun cho cây.
Sâu đục cành
Triệu chứng: Bệnh gây hại quanh năm, trên cành xuất hiện các vết đục có các mùn đẩy ra từ đó.
Phòng trừ: Sử dụng các loại thuốc có tính lưu dẫn như Basudin…để phun trừ.
Trên đây là những thông tin cơ bản khi “Trồng cây vú sữa trước nhà mang đến điều gì?” mà Nhà Vườn Ngọc Lâm cung cấp. Hi vọng bạn sẽ trồng được cây vú sữa trước nhà để mang lại nhiều điều may mắn cho ngôi nhà của bạn.
Từ khóa » Cây Vú Sữa Rễ Gì
-
Cây Vú Sữa - Cẩm Nang Cây Trồng
-
Cây Vú Sữa Rễ Cọc Hay Rễ Chùm? - SEO
-
Rễ Của Cây Vú Sữa Là Rễ Gì? - Bạn Nhà Nông
-
Hỏi đáp Về Cây Vú Sữa
-
Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Vú Sữa - Báo Khuyến Nông
-
Trái Vú Sữa | Tất Tần Tật Những điều Bạn Cần Biết Ngay - Vinfruits
-
Hướng Dẫn Trồng Và Chăm Sóc Cây Vú Sữa - Giống Cây ăn Quả
-
Kỹ Thuật Trồng Cây Vú Sữa - Cây Công Trình
-
Cây Vú Sữa Rễ Gì Archives
-
Sự Thật ít Người Biết Về Cây Vú Sữa Gây Thú Vị
-
Vú Sữa – Wikipedia Tiếng Việt
-
Cây Vú Sữa - Bật Mí Những điều Bạn Chưa Biết Về Cây - Canh Điền
-
Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Vú Sữa - Hoa đẹp