Cây Xăng Sê - Thuốc Dân Tộc
Có thể bạn quan tâm
Đặt lịch hẹn
Cây Xăng sê
Cây Xăng sê
Đặt lịch
Cây Xăng sê còn được gọi là cây Khôi, Khôi tía, Khôi nhung, Cây lá khôi. Theo Nghiên cứu dược lý hiện đại, nhờ chứa hai thành phần hóa học quan trọng là tanin và glycosid, loại dược liệu này có tác dụng làm giảm nồng độ axit của dạ dày, làm yếu sự co bóp của tim và làm giảm nhu động ruột cô lập. Theo Y học cổ truyền, dược liệu có tác dụng giảm Can khí uất, Bình can, điều trị đau dạ dày.
Mô tả cây Xăng sê
- Tên gọi khác: Cây Khôi, Khôi tía, Khôi nhung, cây Lá khôi, cây Độc lực, Đơn tướng quân
- Tên khoa học: Ardisia sylvestris Pitarrd.
- Thuộc họ: Đơn nem (danh pháp khoa học: Myrsinaceae)
1. Nhận dạng cây Xăng sê
Cây Xăng sê là một trong những loại cây thuốc quý được sử dụng biến trong điều trị nhiều bệnh lý khác nhau. Đây là một loại cây thân nhỏ, có chiều cao từ 1,5 – 2m, thân cây mọc thẳng đứng, rỗng xốp. Thân cây có thể không phân nhánh hoặc có phân nhánh, có nhiều lá tập trung gần trên ngọn.
Cây có lá mọc so le, mép lá có răng cưa nhỏ, phiến lá nguyên và mịn. Lá cây có chiều rộng từ 6 – 10cm, chiều dài từ 25 – 40cm. Lá Xăng sê xuất hiện với mặt trên màu tím, có nhiều gân nổi thành hình mạng lưới.
Cây có hoa mọc thành chùm. Hoa nhỏ, có chiều dài từ 10 – 15cm. Quả mọng, khi chín quả sẽ có màu đỏ. Từ tháng 5 đến tháng 7 là mùa hoa. Từ tháng 7 đến tháng 9 là mùa quả.
2. Cây Xăng sê phân bố ở đâu?
Cây thường mọc hoang tại những khu rừng rậm miền thường lưu. Cụ thể như Lạng Sơn (Hữu Lüng), Lào cai (Sapa), Vĩnh Phúc (Tam đảo), Quảng Ninh, Hà Tây (Ba Vì), Thanh Hóa (Ngọc Lặc, Lang Chánh, Thạch Thành), Ninh bình (Cúc Phương), Nghệ An (Quỳ Châu), Quảng Nam – Đà Nẵng, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế (Phú Lộc).
3. Bộ phận dùng
Lá và ngọn của cây Xăng sê (cả khô và tươi) được sử dụng để làm thuốc điều trị bệnh.
4. Tính vị
Dược liệu có tính hàn và vị chua.
5. Quy kinh
Quy vào kinh Tỳ và Vị.
6. Thu hái và chế biến
Thu hái
Lá và ngọn Xăng sê thường được hái vào màu hạ.
Chế biến
Sau khi thu hái mang dược liệu phơi nắng cho đến khi tái, tiếp tục phơi và ủ trong râm.
7. Bảo quản
Sau khi thu hái và chế biến, người dùng bảo vị thuốc trong bao bì hoặc bình kín. Đặt dược liệu ở những nơi thoáng mát và khô ráo.
8. Chỉ định
Cây Xăng sê được chỉ định để phòng ngừa và điều trị những bệnh lý sau:
- Đi ngoài, đau bụng
- Tăng tiết dẫn đến dư axit dạ dày
- Ợ chua, đầy bụng, ợ hơi
- Viêm loét dạ dày tá tràng.
ĐỪNG BỎ LỠ: 10 Cây Thuốc Nam Chữa Viêm Loét Dạ Dày Hiệu Quả – Dễ Kiếm
Thành phần hóa học của cây Xăng sê
Lá Xăng sê chứa hai thành phần hóa học chính là tanin và glycosid.
Tác dụng dược lý của cây Xăng sê
1. Theo Nghiên cứu dược lý hiện đại
Một số nghiên cứu sơ bộ xoay quanh tác dụng của lá Xăng sê đã được thực hiện trên cơ thể của các động vật thí nghiệm gồm chuột bạch, thỏ và khỉ. Kết quả thí nghiệm cho thấy dược liệu mang đến những lợi ích và tác dụng hữu hiệu sau:
- Làm giảm nhu động ruột cô lập của thỏ
- Làm giảm nồng độ axit của dịch dạ dày đối với khỉ
- Làm yếu sự co bóp của tim khi thực hiện thí nghiệm với chuột bạch, thỏ và khỉ
- Làm giảm hoạt động tự nhiên đối với chuột thí nghiệm.
Ngoài ra các chuyên gia thuộc Bệnh viện Quân y 108 cũng đã thực hiện một vài nghiên cứu lâm sàng xoay quanh thành phần hóa học và những tác dụng hữu hiệu của Xăng sê.
Kết quả cho thấy các hoạt chất trong cây Xăng sê có khả năng cải thiện tốt những triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày. Cụ thể như: Khó tiêu, đau tức, ợ hơi… Tỉ lệ thuyên giảm khoảng 80 – 100%. Bên cạnh đó, nồng độ dịch vị sau khi sử dụng dược liệu cũng giảm về mức bình thường.
Tuy nhiên các nghiên cứu được thực hiện ở quy mô nhỏ nên rất khó để các chuyên gia có thể đánh giá khách quan và đánh giá chính xác tác dụng của dược liệu.
Viện Y học Cổ truyền cũng đã đưa lá cây Xăng sê vào quá trình điều trị bệnh đau dạ dày. Kết quả cho thấy dược liệu có khả năng chữa khỏi một số trường hợp mắc bệnh và kèm theo một số nhận định sơ bộ như sau:
- Việc sử dụng phần lá của dược liệu với liều 100 gram trở xuống, sắc uống hàng ngày có thể giúp cơn đau thuyên giảm một cách rõ rệt. Ở một số trường hợp, bệnh nhân có thể hết đau dạ dày, đồng thời ăn và ngủ tốt.
- Tuy nhiên nếu liều dùng tăng lên 250 gram/ngày, các hoạt chất được tìm thấy trong dược liệu sẽ khiến cho bệnh nhân mệt mỏi, da tái xanh, người uể oải.
Thông qua kết quả thí nghiệm có thể thấy rằng chỉ khi sử dụng đúng cách thức và đúng liều lượng thì dược liệu mới phát huy được tối đa công năng trong quá trình hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày.
2. Theo Y học cổ truyền
Dược liệu Xăng sê có tác dụng Bình can, giảm Can khí uất – đây là một trong những nguyên nhân chính khiến bệnh dạ dày xuất hiện. Chính vì thế dược liệu được đánh giá là một vị thuốc điều trị đau dạ dày hữu hiệu trong dân gian.
Ngoài ra dược liệu còn có tác dụng chống oxy hóa và tiêu viêm.
Liều lượng và cách sử dụng
1. Liều lượng
Sử dụng từ 40 – 80 gram/ngày.
2. Cách sử dụng
Tán bột làm hoàn, hòa nước uống, nấu thành cao hoặc sắc lấy nước uống. Có thể kết hợp dược liệu cùng với một số vị thuốc khác hoặc sử dụng riêng lẻ.
Các bài thuốc điều trị bệnh từ cây Xăng sê
Nhờ mang nhiều tác dụng và lợi ích, phần lá và ngọn của dược liệu được ứng dụng trong rất nhiều bài thuốc điều trị bệnh. Đặc biệt điều trị những vấn đề, bệnh về dạ dày.
1. Bài thuốc từ cây Xăng sê điều trị đau vùng thượng vị, viêm loét dạ dày tá tràng, ợ chua, ợ hơi (bài thuốc 1)
Nguyên liệu:
- 20 gram Xăng sê
- 16 gram Khổ sâm
- 16 gram Cam thảo nam
- 8 gram Hậu phác
- 20 gram Bồ công anh
- 8 gram Hương phụ
- 8 gram Uất kim.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch tất cả nguyên liệu đã chuẩn bị
- Cho nguyên liệu vào nồi lớn, rót thêm 800ml nước lọc
- Sắc thuốc với lửa nhỏ cho đến khi thu được 300ml nước thuốc
- Vớt bỏ phần bã, chỉ sử dụng nước thuốc
- Chia lượng nước thuốc vừa thu được thành 2 – 3 lần uống trong ngày
- Người bệnh sắc uống mỗi ngày một thang
- Để bệnh tình mau chóng thuyên giảm, người bệnh cần kiên trì áp dụng bài thuốc từ 5 – 7 ngày.
2. Bài thuốc từ cây Xăng sê điều trị đau vùng thượng vị, viêm loét dạ dày tá tràng, ợ chua, ợ hơi (bài thuốc 2)
Nguyên liệu:
- 10 gram lá Xăng sê
- 12 gram Bồ công anh
- 10 gram Chút chít
- 12 gram Nhân trần
- 12 gram Lá khổ sâm.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch tất cả nguyên liệu đã chuẩn bị
- Phơi các nguyên liệu trong bóng râm cho đến khi khô, sau đó tán thành bột mịn để dùng dần
- Bảo quản thuốc bột trong bao bì hoặc bình kín
- Khi cần lấy 30 gram thuốc bột uống cùng với nước sôi để nguội
- Uống mỗi ngày một lần, liên tục trong một tuần sẽ nhận thấy bệnh tình thuyên giảm đáng kể.
3. Bài thuốc điều trị đau dạ dày hoặc đau vùng thượng vị, ăn no đau, đói đau, hay ợ chua, ợ hơi từ dược liệu Xăng sê
Nguyên liệu:
- 25 gram lá Xăng sê
- 15 gram Ô tặc cốt
- 20 gram Mẫu lệ
- 20 gram Thảo quyết minh.
Cách thực hiện:
- Mang tất cả vị thuốc rửa sạch, phơi cho hơi héo
- Cho vị thuốc vào chảo, tiến hành sao vàng hạ thổ
- Tiếp tục tán các vị thuốc thành bột mịn và trộn đều
- Mỗi lần uống một muỗng cà phê thuốc bột cùng với nước ấm. Uống từ 3 – 4 lần mỗi ngày.
4. Bài thuốc điều trị viêm dạ dày từ lá Xăng sê tươi
Nguyên liệu:
- 3 – 4 lá Xăng sê tươi
- Một thìa nhỏ muối trắng.
Thực hiện cách 1:
- Mang lá Xăng sê tươi rửa sạch, tiếp tục ngâm lá cùng một lượng vừa đủ nước muối trong 15 phút
- Vớt lá và vẩy sạch nước
- Cho một vài hạt muối vào lá Xăng sê tươi và ăn sống vào buổi sáng sớm trước khi ăn
- Ăn lá Xăng sê từ 1 – 2 lần mỗi ngày khi đói để nâng cao hiệu quả điều trị viêm dạ dày.
Thực hiện cách 2:
- Mang lá Xăng sê tươi rửa sạch, tiếp tục ngâm lá cùng một lượng vừa đủ nước muối trong 15 phút
- Vớt lá ra ngoài, sau đó cho vào ấm đun với 500ml nước
- Khi nước cạn còn 300ml thì tắt lửa
- Uống nước thuốc khi còn ấm nóng vào mỗi buổi sáng trước khi ăn
- Uống thuốc mỗi ngày một lần
- Hoặc cho lá Xăng sê tươi vào ly thủy tinh, rót thêm 250 – 300ml nước sôi, tiến hành hãm vị thuốc trong 20 phút. Uống thuốc ngay khi vừa thực hiện và uống vào buổi sáng sớm trước khi ăn.
- Áp dụng bài thuốc điều trị viêm dạ dày từ lá Xăng sê tươi mỗi ngày trong một tuần.
5. Bài thuốc điều trị đau dạ dày từ lá Xăng sê khô
Nguyên liệu:
- 30 gram lá Xăng sê khô
- 1 lít nước sạch.
Cách thực hiện:
- Mang lá Xăng sê khô rửa sạch và để ráo nước
- Cho lá Xăng sê khô và nước lọc vào ấm đun
- Tiến hành đun sôi nguyên liệu
- Tắt lửa khi nước trong nồi cạn còn một nửa
- Chắt lấy nước thuốc để sử dụng
- Chia thuốc thành 3 phần để uống vào trước mỗi bữa ăn trong ngày hoặc uống thuốc khi bụng đói (sáng sớm trước khi ăn)
- Uống thuốc mỗi ngày để làm dịu nhanh cơn đau dạ dày.
Bài viết là những thông tin cơ bản và hữu ích xoay quanh thành phần hóa học, tính vị, quy kinh, bài thuốc chữa bệnh và tác dụng dược lý của cây Xăng sê. Tuy nhiên để nâng cao hiệu quả chữa bệnh và đảm bảo tính an toàn, người bệnh nên sử dụng dược liệu cũng như các bài thuốc từ Xăng sê theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa hoặc thầy thuốc.
ĐỌC NGAY
- Đinh lăng nếp – vị thuốc quý chữa bách bệnh
- Diệp hạ châu có công dụng gì? Cách sử dụng và liều lượng
Từ khóa » Cách Sử Dụng Cây Xăng Sê
-
Cây Xăng Sê Chữa Đau Dạ Dày - Bài Thuốc Hay Nhiều Người Chia ...
-
Cây Xăng Sê Có Công Dụng Gì Và Cách Dùng Làm Thuốc
-
Cây Xăng Sê Chữa Đau Dạ Dày - Bài Thuốc Hay Không Nên Bỏ Qua
-
Dùng Cây Xăng Sê Chữa đau Dạ Dày Hiệu Quả - ADIVA.COM.VN
-
3 Bài Thuốc Sử Dụng Cây Xăng Sê Chữa đau Dạ Dày - Metaherb
-
Cây Xăng Sê Chữa Bệnh Dạ Dày, Lưu ý Và Bài Thuốc Chữa Bệnh
-
Bài Thuốc Quý Từ Cây Xăng Sê Chữa đau Dạ Dày Hiệu Quả Chỉ Sau 1 Tuần
-
Cây Xăng Sê Chữa Đau Dạ Dày Chỉ 2 Ngày Là Khỏi - Iwt Hà Nội
-
Bí Kíp Dùng Cây Xăng Sê Chữa đau Dạ Dày Cho Hiệu Quả Cực Cao
-
Thuốc Đông Y: Cây Xăng Xê Giảm đau Dạ Dày
-
3 Bài Thuốc Chữa Bệnh đau Dạ Dày Bằng Cây Xăng Sê Hiệu Quả ...
-
CÂY XĂNG SÊ CHỮA BỆNH ĐAU DẠ DÀY HIỆU QUẢ - YouTube
-
Hướng Dẫn Cách Trồng Cây Xăng Sê Chữa đau Dạ Dày Tại Gia đình
-
Cách Dùng Cây Xăng Sê Chữa đau Dạ Dày