Cây Xoan Rừng - Tác Dụng, Mô Tả, Cách Thu Hái & Sơ Chế

Cây xoan rừng là một loại thảo dược được sử dụng từ xa xưa, trong các bài thuốc dân gian quý. Nếu bạn vẫn chưa biết rõ về loại thảo dược này thì cùng nhà thuốc Apharma tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết này nhé.

Cây Xoan Rừng là gì?

Cây Xoan Rừng là gì?

– Tên tiếng Việt: Cây xoan rừng. Ngoài ra cây còn có tên là sầu đâu rừng, sầu đâu cứt chuột, nha đảm (tử).

– Tên khoa học (tên tiếng Anh): Brucea javanica (L.) Merr. Cây thuộc họ Simaroubaceaehọ Thanh thất.

– Bộ phận dùng làm thuốc: Quả và vỏ cây xoan rừng được sử dụng làm dược liệu.

Mô tả chi tiết về Cây Xoan Rừng

Đặc điểm nhận biết

Cây xoan rừng nhỏ 1-2m, mọc theo bụi. Lúc nhỏ thân mềm và có lông tơ, khi già thì mất lông và chuyển sang màu nâu nhạt.

Lá cây xoan rừng thường mọc so le 7-9 lá đối 2 bên. Lá có hình trứng, nhọn ở đầu, tròn ở gốc, rìa có răng thô. Mặt dưới của lá dày hơn mặt trên và cả 2 mặt đều có lông tơ. Cuống lá dài, cũng có lông tơ.

Hoa cây xoan rừng nhỏ, mọc thành cụm ở kẽ lá. Hoa đực chỉ có 4 nhị, không có nhụy. Hoa cái cũng có 4 nhị nhưng ngắn, bầu chứa 4 noãn rời, uốn cong ở đầu và 1 noãn ở trong 1 ô.

Quả cây xoan rừng nhỏ, hình bầu dục. Khi quả chín sẽ chuyển sang hình trứng dẹt, màu đen hoặc nâu đen, có vị rất đắng.

Cây có thể tái sinh từ hạt, hoặc từ chính gốc cũ sau khi bị chặt bỏ.

Tham khảo tại: https://vi.wikipedia.org/wiki/Xoan_r%E1%BB%ABng

Khu vực sinh trưởng

Cây xoan rừng mọc tự nhiên ở các vùng Nam Á như Srilanka, Ấn Độ và các nước phía Đông như Việt Nam, Campuchia, đảo Hải Nam (Trung Quốc). Cây xoan rừng cũng có xuất hiện ở phía nam nhưng được dự đoán là do nhập về trồng, không phải cây xoan rừng tự nhiên.

Ở Việt Nam, cây xoan rừng tập trung chủ yếu ở các tỉnh ven biển, dọc từ Quảng Ninh đến Đồng Nai. Cây thường phát triển ở vùng núi thấp dưới 600m, vùng trung du và cả đồng bằng. Các đảo lớn như Côn Đảo, Phú Quốc, Cát Bà,…cũng xuất hiện rất nhiều cây xoan rừng. Cây xoan rừng chịu được nắng, khô hạn, ưa sáng, mọc lẫn với các cây bụi. Cây có thể sinh trưởng trên nhiều loại đất, kể cả đất cát ven biển hay đất khô cằn trên đồi.

Bộ phận làm dược liệu tốt nhất

Bộ phận làm dược liệu tốt nhất

Bộ phận làm dược liệu tốt nhất

Quả và vỏ xoan rừng là 2 bộ phận làm dược liệu tốt nhất.

Phương pháp thu hái, mùa vụ, sơ chế và bảo quản

Cây xoan rừng hầu như ra hoa quanh năm, nhưng mùa quả ở các tỉnh phía bắc sẽ muộn hơn các tỉnh phía nam 1 tháng.

Thu hái quả xoan rừng khi quả đã chín, loại bỏ các tạp chất và vỏ, sau đó phơi/ sấy khô để dùng dần.

Sau khi sơ chế, bảo quản thảo dược ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào.

Nên chọn dược phẩm không bị nấm mốc, sâu hỏng, không có tạp chất để đảm bảo tác dụng chữa bệnh tốt nhất.

Cây xoan rừng ra hầu như quanh năm, nhưng chủ yếu là tháng 3-4. Quả xoan rừng có thể được thu hoạch vào tháng 5-6 hàng năm.

Thời hạn sử dụng kể từ khi sơ chế

Tùy thuộc vào kết quả sơ chế mà thời hạn sử dụng thảo dược cây xoan rừng cũng khác nhau. Trong quá trình sử dụng, không nên sử dụng dược liệu đã bị mốc, hỏng hoặc chưa được phơi khô hẳn. Hoặc nếu dược liệu đã được sơ chế từ rất lâu rồi thì cũng không nên sử dụng, vì không những làm giảm tác dụng chữa bệnh mà còn có thể gây ra nhiều tác hại nguy hiểm khác.

Thành phần dược liệu của Cây Xoan Rừng

Thành phần dược liệu của Cây Xoan Rừng

Cây xoan rừng có thành phần chính là quassinoid đắng. Các hợp chất được tìm thấy trong xoan rừng là brudoxil, albumin có tính độc, 20% dầu béo (acid oleic, acid béo, triglyceride, saponin, tinh dầu,…)

Thân cây xoan rừng có chứa 3 triterpenoid thuộc nhóm apotirucallane.

Phương pháp bào chế và sử dụng Cây Xoan Rừng

Quả xoan rừng sau khi thu hoạch về thì loại bỏ các tạp chất và vỏ, sau đó phơi/ sấy khô để dùng dần.

Dược liệu xoan rừng có thể dùng dạng thuốc sắc hoặc thuốc bột. Ngoài ra, dược liệu còn được cô đặc thành cao để bôi ngoài da.

Vị thuốc của Cây Xoan Rừng

Vỏ thân xoan rừng có tính hàn, vị chua, được sử dụng để kháng khuẩn tụ cầu vàng.

Quả xoan rừng có tính bình, vị chua pha ngọt, có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, giải độc, tiêu viêm, chỉ huyết chỉ thống. Vỏ rễ cây xoan rừng thì dùng để chỉ huyết, chỉ huyết, thanh nhiệt giải độc. Hạt xoan rừng được dùng để chỉ thổ.

Công dụng, lợi ích cho sức khỏe con người của thảo dược Cây Xoan Rừng

+ Quả xoan rừng: dùng để điều trị sốt rét, lỵ amip, trị mụn nhọt (đắp ngoài), trị các loại giun sán, điều trị nấm da, vảy cám,…

điều trị sốt rét, lỵ amip, trị mụn nhọt (đắp ngoài), trị các loại giun sán, điều trị nấm da, vảy cám

+ Lá cây xoan rừng: dùng để chữa ghẻ và trĩ ngoại (dùng ngoài da).

dùng để chữa ghẻ và trĩ ngoại (dùng ngoài da).

+ Hạt và tinh dầu của hạt xoan rừng: dùng để điều trị chai chân tay và hạt cơm.

dùng để điều trị chai chân tay và hạt cơm.

+ Rễ cây xoan rừng: dùng để chữa sốt rét (dùng chung với lá cây ngâu và rễ cây na).

dùng để chữa sốt rét (dùng chung với lá cây ngâu và rễ cây na).

Kiêng kỵ và bí quyết sử dụng Cây Xoan Rừng hiệu quả

Cây xoan rừng có độc. Nếu lỡ sử dụng quá liều có thể dẫn đến mệt người, kém ăn, đau bụng kèm nôn. Để giảm độc tính, bạn có thể dùng nhân của hạt xoan rừng đã ép bỏ hết tinh dầu.

Không được sử dụng thảo dược xoan rừng cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú và trẻ em.

Các bài thuốc dân gian quý từ thảo dược Cây Xoan Rừng

Cây xoan rừng chữa lỵ cấp tính

+ Bài thuốc 1: Chuẩn bị 20g quả xoan rừng, 20g đại hoàng, 20g hoàng liên gai, 20g hạt cau, 20g hạt dưa hấu, 20g bồ kết. Trộn đều tất cả rồi đem đi tán thành bột mịn. Chia đều sử dụng mỗi ngày 20g/2 lần/ngày.

+ Bài thuốc 2: Chuẩn bị 100g quả xoan rừng, 100g ngô thù, 100g hoàng liên gai, 100g trần bì, 20g xác anh túc, 100g binh lang. Tán thành bột mịn tất cả rồi đem vo viên. Sử dụng 20g/2 lần/ngày.

Cây xoan rừng chữa lỵ mạn tính

+ Bài thuốc 1: Chuẩn bị 100g quả xoan rừng, 50g sáp ong, buồng cau rũ. Đem tất cả tán thành bột mịn, viên thành viên vừa uống. Sử dụng 10g/2 lần/ngày.

+ Bài thuốc 2: Chuẩn bị quả xoan rừng, sáp ong, bách thảo sương (khối lượng bằng nhau). Đem tất cả tán thành bột mịn, viên thành viên vừa uống. Sử dụng 10g/2 lần/ngày.

Cây xoan rừng chữa viêm túi mật, sỏi túi mật

Cây xoan rừng chữa viêm túi mật, sỏi túi mật

Chuẩn bị 6g quả xoan rừng, 40g nhân trần, 40g kim tiền thảo, 16g mã đề, 16g xài hổ, 4g đại hoàng, 12g chi tử, uất kim 8g, chỉ xác 8g. Đem tất cả sắc với nước. Uống 1 thang thuốc/ngày.

Bí quyết sử dụng thảo dược xoan rừng hiệu quả nhất

Dù đang sử dụng thảo dược cây xoan rừng hay các loại thảo dược khác, bạn cũng nên có một chế độ sinh hoạt hợp lý để thuốc đạt hiệu quả cao nhất. Apharma khuyên bạn nên ăn uống đầy đủ dưỡng chất, duy trì lối sống lành mạnh, không thức khuya, không dùng chất kích thích, hạn chế stress,…

Ngoài ra, bạn cũng nên tăng cường vận động để nâng cao sức khỏe. Tùy vào thể chất cơ thể, bạn có thể lựa chọn các môn vận động phù hợp. Một vài vận động nhẹ nhàng có thể thực hiện mỗi ngày như bơi lội, đi bộ, đạp xe,… Bạn cũng có thể tham gia các lớp yoga, tập luyện nếu có nhiều thời gian rảnh.

Khi nào nên dùng thảo dược Cây Xoan Rừng và sử dụng bao lâu?

Khi nào nên dùng thảo dược Cây Xoan Rừng và sử dụng bao lâu?

Cây xoan rừng là thảo dược tốt nhưng không thể tùy ý sử dụng. Vì cây xoan rừng có độc nhẹ. Bạn nên tham khảo ý kiến thầy thuốc và chỉ dùng theo chỉ định của thầy thuốc nếu định sử dụng. Nếu có bất kỳ triệu chứng bất thường khi sử dụng cây xoan rừng thì cần dừng sử dụng và đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra và điều trị kịp thời.

Trên đây là toàn bộ thông tin về cây xoan rừng, một loại thảo dược có nhiều tác dụng tuyệt vời. Nhà thuốc Apharma hy vọng bạn đã có thêm được nhiều thông tin bổ ích và biết cách sử dụng thảo dược hiệu quả. Liên hệ ngay Apharma để được tư vấn cụ thể hơn. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết.

Rate this post

Từ khóa » Cay Xoan Rung