CB Là Gì? Cấu Tạo Và Nguyên Lý Hoạt động - Thiết Bị điện PANASONIC

Để ngắt hệ thống điện và các thiết bị điện khi xảy ra các sự cố thì rất cần đến 1 thiết bị để giúp đảm bảo an toàn cho hệ thống điện đó là aptomat chống giật (CB). Vậy CB là gì? Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của CB là gì? Bài viết dưới đây sẽ cùng các bạn đi tìm hiểu nhé!

CB là gì?

CB hay còn gọi là aptomat chống giật, CB là tên viết tắt của từ Circuit Breaker, CB là thiết bị có chức năng được dùng để đóng ngắt mạch điện, bảo vệ quá tải, ngắn mạch, sụt áp…của hệ thống và các thiết bị điện. trong mạch điện.

Cấu tạo của CB

CB được cấu tạo bởi các bộ phận: tiếp điểm, hồ dập quang điện, cơ cấu truyền động cắt CB, móc bảo vệ.

Tiếp điểm: CB thường có cấu tạo 2 cấp tiếp điểm (tiếp điểm chính và hồ quang) hoặc được thiết kế 3 cấp tiếp điểm (tiếp điểm chính, tiếp điểm phụ. hồ dập quang). Tiếp điểm hoạt động như sau: khi đóng mạch, tiếp điểm hồ quang đóng trước, tiếp điểm phụ và cuối cùng là tiếp điểm chính, khi ngắt mạch điện thì tiếp điểm hoạt động ngược lại, cuối cùng là tiếp điểm hồ quang điện.

Hộp dập hồ quang: CB hộp dập hồ quang thường sử dụng hai kiểu thiết bị dập hồ quang: kiểu nửa kín và kiểu hở. Kiểu nửa kín của CB thường được đặt trong vỏ kín của CB và có lỗ thoát khí được dùng cho dòng điện có giới hạn không quá 50KA. Còn đối với loại kiểu hở thì dòng điện lớn hơn 50KA hoặc điện áp lớn hơn 1000V.

cau tao của CB
Cấu tạo của CB 

Cơ cấu truyền động cắt CB

Truyền động cắt CB có 2 cách: bằng tay và bằng cơ điện. Đối với loại truyền động cắt CB có dòng điện điện mức không lớn 600A. Điều khiến bằng điện từ có dòng điện lớn hơn 1000A.

Móc bảo vệ của CB có chức năng bảo vệ thiết bị điện không bị quá tải và ngắn mạch, dòng điện của móc bảo vệ phải nằm dưới đường đặc tính của đối tượng của đối tượng cần bảo vệ. Móc bảo vệ bao gồm: móc kiểu điện từ, móc kiểu rơle nhiệt. Tùy vào điều kiện lắp đặt mà móc bảo vệ được sử dụng cho dòng điện khác nhau.

Nguyên lý hoạt động của CB chống giật

Dòng điện đi ra ở dây nóng và quay về ở dây mát là ngược chiều nhau. Nếu trong trường hợp 2 dòng điện này bằng nhau thì 2 từ trường sẽ biến thiên và bị triệt tiêu làm điện áp ra của cuộn thứ cấp cũng bị biến dòng thành 0. Lúc này nếu điện áp qua 2 dây bị dò, dòng điện trên 2 dây khác nhau và từ trường sẽ sinh ra biến thiên trong cuộn dây khác nhau làm xuất hiện dòng điện cảm ứng trên cuộn dây. 

Ứng dụng của CB 

CB chống giật được lắp với aptoamt thông thường ở cầu dao tổng để chống dò dòng, bảo vệ an toàn cho người sử dụng không bị điện giật. Và CB chống giật được lắp đặt còn được dùng để chống sấm chớp. Đồng thời, aptomat chống giật được mắc ở bình nước nóng và ở những nơi cần sự an toàn cao về điện.

Như vậy, bài viết trên đây đã chia sẻ tới các bạn những thông tin về CB chống giật. Với những kiến thức về CB chống giật sẽ giúp cho mọi người lựa chọn và lắp đặt CB phù hợp nhất cho nhu cầu sử dụng thiết bị điện. 

Để mua CB chống giật, quý khách hàng hãy liên hệ với Công ty TNHH Sirius Việt Nam của chúng tôi theo hotline: 0981.044.566 hoặc đặt hàng trực tiếp trên địa chỉ website: https://thietbidienpanasonic.com/ gửi email cho chúng tôi: Panasonicvietnam.com@gmail.com

Từ khóa » Cb để Làm Gì