CBM Là Gì? Cách Tính CBM Hàng Air, Hàng Sea Thế Nào?

VinaLogs - Vận tải Container Website 15 năm - Top Việt Nam về Logistics & Xuất nhập khẩu Menu
  • Trang chủ
  • Shipping
    • Vận tải container
    • Tàu container
    • Cảng container
    • Hãng tàu container
    • Freight Forwarder
  • Tham khảo
    • Thủ tục hải quan
    • Kiểm tra chuyên ngành
    • Logistics là gì?
    • Vận tải đa phương thức
    • Xuất nhập khẩu
  • Dịch vụ của Vinalogs
    • Dịch vụ hải quan trọn gói
    • Dịch vụ vận chuyển
    • Dịch vụ ủy thác XNK
    • Tư vấn XNK
    • Báo giá dịch vụ
  • Công cụ
    • Tính số kiểm tra container
    • Tính thuế nhập khẩu & VAT
    • Chuyển đổi đơn vị
    • Search
  • Blog Logistics
  • Liên hệ
CBM là gì? Cách tính CBM hàng Air, hàng Sea thế nào?

Bạn đang thắc mắc CBM là gì trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, logistics? Cách tính CBM hàng Air, hàng Sea cụ thể thế nào? Có phải 1 cbm = m3 hay không…?

CBM là đơn vị đo lường thường được thấy xuất hiện trên B/L – Vận đơn và Packing List. Ngoài tiêu chí trọng lượng hàng hóa tính theo KGS chủ hàng và các bên vận chuyển thường quan tâm nhiều đến CBM vì nó liên quan trực tiếp đến việc ước tính giá cước vận chuyển, nhất là vận chuyển hàng lẻ (LCL) và hàng Air.

Nếu bạn còn đang băn khoăn về cách tính chính xác CBM cho các loại hàng nặng, hàng nhẹ khác nhau, hãy cùng Vinalogs giải đáp những thắc mắc của bạn liên quan đến thuật ngữ này và cách quy đổi một đơn vị CBM như thế nào theo từng phương thức vận chuyển nhé!

Trước hết là khái niệm…

CBM là gì?

CBM là viết tắt của cụm từ Cubic Meter - chính là đơn vị tính Mét khối (m3). Đây là đơn vị đo lường được sử dụng phổ biến đối với những lô hàng lẻ vận chuyển quốc tế, bằng các phương thức vận chuyển như container đường biển, đường hàng không hay đường bộ. 

CBM là gì?

CBM cũng là cơ sở để áp đơn giá vận chuyển theo từng loại hàng nặng, nhẹ khác nhau, và là cơ sở để tính toán số lượng kiện hàng tối đa có thể chở trong 1 chuyến là bao nhiêu. Từ đó, các bên có thể ước tính được khả năng cũng như lên kế hoạch đóng hàng vào container hay trong khoang máy bay sao cho tối ưu dung tích nhất.

Công thức tính CBM 

Kể cả hàng hóa của bạn có hình thù “kỳ lạ” (không được vuông vức), bạn cũng có thể xác định được thể tích của khối bao quanh (để tính cước phí) nếu hàng hóa được đóng trong các thùng carton có hình hộp chữ nhật với các kích thước chiều dài x rộng x cao cụ thể, đo theo đơn vị mét.

CBM = (Chiều dài  x  Chiều rộng  x  Chiều cao)  x Số lượng kiện

Ví dụ: Bạn có 1 lô hàng gồm 10 thùng carton có kích thước: 2m x 2.5m x 2.5m 

CBM = (2 x 2.5 x 2.5) x 10 = 125 (CBM)

Tỷ lệ quy đổi CBM sang KGS

Về bản chất, không thể quy đổi từ CBM (đơn vị thể tích) sang KGS (đơn vị khối lượng) một cách chính xác được. Hàng hóa có khối lượng riêng khác nhau thì cùng 1 thể tích sẽ có khối lượng khác nhau.

Tuy vậy, để thuận tiện cho việc tính cước phí vận chuyển, nhất là hàng chuyển phát nhanh hoặc hàng LCL, thì các công ty dịch vụ thường đưa ra công thức quy đổi CBM sang KGS mà công ty đó áp dụng. Căn cứ vào đó, khách hàng có thể tự tính mức cước phí dự kiến.

Chẳng hạn dưới đây là bảng quy đổi đơn vị từ CBM sang KGs (để tính cước phí) của 1 đơn vị vận chuyển, bạn có thể tham khảo

  • Đường Hàng Không: 1 CBM = 167 kg
  • Đường Bộ: 1 CBM = 333 kg
  • Đường Biển: 1 CBM = 1000 kg

Sức chứa theo CBM của từng loại container

Với vận tải đường biển, lượng hàng hóa xếp trong container phụ thuộc vào kích thước container cũng như dung tích tối đa của mỗi loại container.

Dưới đây là thông số của 1 số loại container phổ biến và tiêu chuẩn:

Trọng lượng tính phí CBM trong vận chuyển

Kinh nghiệm khi làm dịch vụ vận chuyển hàng nguyên container (FCL) của Vinalogs đã cho thấy rằng, cùng 1 container và cùng kích thước như nhau, container hàng nhẹ thường sẽ chiếm nhiều thể tích (nhiều không gian hơn) so với những container chở hàng nặng nhưng lại chiếm ít không gian trong container.  

Do đó nếu các hãng vận tải áp dụng tính phí theo trọng lượng thực tế của chúng (theo KGS) thì kiện hàng nhẹ sẽ không có lợi nhuận bằng việc chuyên chở những container hàng nặng.

Chính vì thế các hãng vận tải sẽ sử dụng khái niệm trọng lượng tính phí CBM để giải quyết vấn đề này. Đó là sự so sánh giữa khối lượng thể tích (m3) quy đổi và khối lượng thực tế (kg), cả hai sẽ được quy đổi về kg và áp dụng đơn giá vận chuyển đối với khối lượng có giá trị lớn hơn. Đây là cách giúp các hãng vận tải tối đa hóa cước phí khi vận chuyển một container đóng ghép từ hai loại hàng trở lên có tính chất khác nhau.

Chi phí vận chuyển một lô hàng có thể bị ảnh hưởng bởi dung tích mà nó chiếm trên phương tiện vận chuyển, hơn là trọng lượng thực tế của hàng hóa đó.

VD2: Công ty A có một lô hàng gồm 10 kiện hàng ống thép vận chuyển bằng đường bộ từ Trung Quốc về Việt Nam, chi tiết thông tin lô hàng như sau:

  • Kích thước kiện hàng: 5m x 3m x 0.5m
  • Trọng lượng mỗi kiện: 2600 kg 
  • Cước phí: 0.15 $ / 1 kg

Khối lượng thể tích: CBM = (5 x 3 x 0.5) x 10 = 75 (CBM)

Quy đổi sang Kg với tỷ lệ (1 CBM = 333 kg): 75 x 333 = 24,975  (Kg)

Khối lượng thực tế: 2600 x 10 = 26,000 (kg)

🡪 Khối lượng thực tế > Khối lượng thể tích. Vì vậy cước phí vận chuyển sẽ tính theo khối lượng thực tế: 0.15 x 26000 = 3900 $ 

Trong bài viết này, chúng tôi đã giải thích khái niệm CBM là gì, cũng như cách thức tính dung tích CBM trong hàng Air, hàng Sea. Hy vọng bài viết đem lại cho bạn thông tin hữu ích. Cảm ơn bạn đã dành thời gian cho Vinalogs!

New! Comments

Have your say about what you just read! Leave me a comment in the box below.

Freight Container    |   Container Ships   |   Container Ports   |   Shipping Lines   |   Freight Forwarder

Bản quyền © 2009-2024 Công ty TNHH Vinalogs. Bảo lưu mọi quyền

Từ khóa » đơn Vị Cbm Là Gì