CEO Khởi Sự Doanh Nghiệp Cần Chuẩn Bị Những Gì? - Viện FMIT
Có thể bạn quan tâm
Trước sự biến động của nền kinh tế thế giới, hội nhập toàn cầu và sự cạnh tranh mạnh mẽ của các tổ chức trong và ngoài nước, việc duy trì ổn định và phát triển các tổ chức đang hoạt động đã khó thì việc khởi sự một doanh nghiệp mới lại càng đòi hỏi phải có sự chuẩn bị chu đáo. CEO một mặt phải phát huy lợi thế của cá nhân, khẳng định được vai trò dẫn dắt, lãnh đạo, là cánh chim đầu đàn, mặt khác phải học những công cụ để khai phá và phát huy được lợi thế tập thể nhằm đan kết sức mạnh các cá nhân, nâng cao sự nhất quán và linh hoạt, đạt được mục tiêu của tổ chức. Với các CEO, việc khởi sự doanh nghiệpcần có những sự chuẩn bị sau:
Am hiểu lĩnh vực ngành
Sự am hiểu lĩnh vực ngành rất cần thiết đối với một CEO giúp tạo ra chiến lược cạnh tranh hiệu quả. Chỉ có những CEO am hiểu lĩnh vực thực sự mới có thể tạo ra được chiến lược thực sự. Quản trị chiến lược chính là việc tạo lập và duy trì lợi thế cạnh tranh. Một chiến lược gia giỏi là người phải trả lời được câu hỏi sau một cách chính xác. Tạo lập cái gì, khi nào, và duy trì bằng cách nào? Tổ chức nào không biết được tạo lập cái gì và khi nào, sẽ bị tụt hậu và sẽ bị bỏ rơi trong sự cạnh tranh toàn cầu. Ngược lại, đã tạo lập nhưng không duy trì được thì tổ chức ấy cũng không phát huy được lợi thế cạnh tranh dẫn đến hoạt động không hiệu quả và cũng sẽ bị bỏ rơi bởi sự cạnh tranh.
Để có thể hình thành kế hoạch chiến lược, tổ chức cần được trang bị các kiến thức về tư duy hệ thống, sử dụng các thông lệ quốc tế hoặc chuẩn ngành để có thể hiểu được vị trí và lợi thế cạnh tranh của tổ chức trong thị trường, tìm kiếm các cơ hội để đồng bộ với chiến lược của tổ chức, cung cấp kịp thời các thông tin để hỗ trợ tổ chức trong việc ra quyết định, xây dựng chiến lược về nhân lực phù hợp với mục tiêu, sứ mệnh của tổ chức. CEO cần nắm các công cụ phân tích chiến lược như SWOT, PESTLE, phân tích kịch bản, 5 -forces, ma trận tăng trưởng, ….cũng như tầm nhìn, giá trị, sứ mệnh, và các mục tiêu chiến lược của tổ chức.
Thu thập thông tin và tư duy hệ thống Thu thập thông tin là giai đoạn khởi đầu cần thiết để tổ chức có thể hiểu được vị trí của mình trong thị trường, những lợi thế cạnh tranh, những cơ hội, hạn chế. Nếu không có công việc này, nhiều tổ chức có thể sẽ đi lòng vòng, tốn nhiều thời gian và nguồn lực, bị trôi dạt chiến lược như hình tượng va vào đá. Tại giai đoạn này, tổ chức sẽ thu thập thông tin bên ngoài và bên trong. Với chất lượng thông tin tốt và chuyên sâu sẽ giúp tổ chức xây dựng được tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị, và thiết lập được các mục tiêu chiến lược. Tư duy hệ thống là một cách nhìn về tổ chức với quan điểm nhiều thành phần gắn kết và phối hợp với nhau trong một thể thống nhất hình thành ra đặc thù riêng của tổ chức. Mỗi thành phần có sự đóng góp vào giá trị khác nhau tạo nên một sự khác biệt riêng cho từng tổ chức. Thách thức trong công tác quản trị chiến lược là làm sao các thành phần này được phối hợp với nhau một cách hiệu quả để đạt được mục tiêu chiến lược. Tư duy hệ thống cũng phải được xem xét khi bất kỳ sự thay đổi về thành phần nào khi sự thay đổi này sẽ dẫn đến tác động các thành phần còn lại. Ví dụ như khi thay đổi về chiến lược chi phí thấp trong công tác chiến lược, điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến ngân sách các bộ phận, ảnh hưởng đến hoạt động và quy trình sản xuất của toàn tổ chức. Một nghĩa rộng hơn, tư duy hệ thống còn xem xét tác động của môi trường bên ngoài bao gồm kinh tế, chính trị, luật pháp, xã hội, khách hàng, đối thủ, … tác động với những lực khác nhau vào tổ chức, và tác động đến cách thức tiến hành hoạt động và chiến lược của tổ chức. Tư duy hệ thống còn xem xét tổ chức theo quá trình, nghĩa là đầu vào, quy trình xử lý, và đầu ra bao gồm thông tin, nguồn lực, phương pháp xử lý, và kết quả đạt được của chiến lược.
Phân tích PESTLE Phân tích môi trường có thể được tiến hành bằng góc nhìn lực tác động ở những loại cụ thể. Trường hợp này có thể sử dụng phương pháp PESTLE bao gồm phân tích: chính trị, kinh tế, xã hội, công nghệ, luật pháp, và môi trường. Phân tích PESTLE có thể áp dụng ở nhiều cấp độ trong tổ chức như: toàn bộ tổ chức, cấp phòng ban, hoặc hoạt động cụ thể. Với cách tiếp cận này, tổ chức có thể có được góc nhìn rộng hơn cách làm thông thường. Tuy nhiên, chuyên gia phân tích cần phải thiết lập song song với quá trình phân tích là độ dài và hướng tiếp cận. Việc phân tích quá rộng và quá dài có thể dẫn đến tốn nhiều nguồn lực và quá phức tạp để đưa ra được vấn đề. PESTLE cũng là công cụ thường hay dùng trong phân tích rủi ro ở cấp độ chiến lược. Nó có thể chỉ ra những sự kiện có thể xảy ra trong khung thời gian nào đó. Việc phân tích này có thể có sự tham gia của các chuyên gia, thông qua khảo sát, phỏng vấn, thảo luận,… Phân tích cần chỉ ra những cơ hội và nguy cơ, mối liên hệ giữa nguyên nhân, sự kiện, kết quả, …chất lượng thông tin. - Phân tích chính trị: có thể thấy được các thông tin về chính trị, chính sách thuế, chính sách di dân, sự ổn định của chính phủ, mức độ tham nhũng. Với những công ty đa quốc gia, việc phân tích thông tin trên có thể giúp việc ra quyết định mở rộng trụ sở hoạt động hay không. - Phân tích kinh tế: tình hình dự báo về kinh tế, giá cả và nhân lực có sẵn, giá cả dịch vụ và nguyên liệu, tình hình lạm phát, thu nhập gia đình,... Việc quyết định mở rộng quy mô có thể gặp cản trở trong bối cảnh kinh tế khó khăn và khó thu được từ việc đầu tư. - Phân tích xã hội: phân tích về độ tuổi, tôn giáo, trình độ đào tạo, cấu trúc gia đình, giá trị, phong cách sống, phương tiện truyền thông phổ biến, ảnh hưởng của toàn cầu lên văn hóa địa phương, … sẽ ảnh hưởng đến các quyết định về kênh bán hàng của tổ chức lên các phương tiện xã hội. Với nguồn nhân lực, kênh truyền thông cũng ảnh hưởng đến phương pháp tuyển dụng. - Phân tích công nghệ: xu thế ứng dụng công nghệ, công nghệ mới, những thay đổi về nền tảng và tiêu chuẩn công nghệ, những lỗ hổng về công nghệ, … để có những quyết định về mức độ đầu tư phù hợp và an ninh về dữ liệu và công nghệ. - Phân tích luật pháp: xu thế về bản quyền và bảo hộ bản quyền, vấn đề liên quan kiện tụng tại nơi làm việc, vấn đề luật pháp liên quan cổ đông, xu thế phát hiện những công ty thiếu trách nhiệm của chính phủ,.. để có những quyết định liên quan đến rủi ro và chi phí cho vấn đề pháp lý liên quan. - Phân tích môi trường: các quy định về tác động môi trường, các giải pháp thay thế để bảo vệ môi trường, các công nghệ mới ra đời để giảm thiểu tác động môi trường, khả năng dễ bị ảnh hưởng bởi các nguồn nước sinh hoạt gần khu sản xuất, .. sẽ giúp tổ chức có các quyết định liên quan đến các chính sách phát triển bền vững, bảo vệ môi trường.
Con đường trở thành CEO chuyên nghiệp không hề dễ dàng
Kỹ năng quản trị chuẩn quốc tế
Trong tổ chức, vai trò nhiệm vụ của CEO và các vị trí quản lý khác được phân chia một cách rõ ràng và cụ thể nhằm tạo ra mô hình quản trị tối ưu nhất. Có nhiều mô hình tổ chức phù hợp với đặc thù cụ thể của doanh nghiệp. Dù mô hình nào, về mặt kỹ năng CEO cũng phải am hiểu các kiến thức như:
- Chiến lược và quản trị hiện đại: môn học nói về việc Quản trị (Governance) và các phương diện của hiện thực chiến lược hiện đại, bao gồm khả năng phân tích môi trường, xây dựng chiến lược kinh doanh, chiến lược các bộ phận, xác định các con đường và phương tiện thực hiện, thiết kế mô hình kinh doanh, trải nghiệm khách hàng, hiểu về kiến trúc hệ thống quản trị và quản lý sự thay đổi và cải tiến tô chức.
- Quản lý chuỗi cung ứng: môn học giúp trang bị kiến thức về quản lý các dòng chảy về nguyên liệu, hàng hóa, dịch vụ, dòng chảy về thông tin, dòng chảy về tiền, tích hợp công nghệ, quản lý đối tác, quản trị kho bãi, năng lực dự báo, quản lý logistics, quản lý năng lực phục vụ cho sản xuất, ...
- Quản trị rủi ro: môn học cần thiết phải tích hợp vào chiến lược và mọi hoạt động trong tổ chức, giúp tổ chức đạt được các mục tiêu đề ra, nhận diện rủi ro, đánh giá và xử lý rủi ro, thiết lập khẩu vị rủi ro, xây dựng hệ thống kiểm soát, báo cáo và truyền thông về rủi ro, xây dựng văn hóa rủi ro, ..
- Kế toán quản trị: môn học giúp CEO có được cách nhìn ở góc độ nhà quản lý, vận dụng các công cụ kỹ thuật của kế toán quản trị giúp ra quyết định tối ưu, xây dựng ngân sách, phân tích tối ưu trong công tác lựa chọn dự án, làm hay mua, đánh giá hiệu quả của các chỉ số tài chính, ...
- Quản lý dự án: môn học giúp có được cách nhìn toàn diện và phương pháp hệ thống trong việc triển khai các dự án trong tổ chức, hiện thực các chiến lược. Môn học được thiết kế theo chuẩn mực quản lý dự án quốc tế PMI.
- Phát triển năng lực lãnh đạo: môn học giúp CEO nâng cao năng lực trong quản lý con người, tạo động lực, hiểu và nâng cao kỹ năng ảnh hưởng, tạo tầm nhìn, định hình văn hóa, quản lý sự thay đổi, nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo cho tổ chức.
Kiến thức hệ thống giúp CEO tạo được sự thống nhất cơ bản về ngôn ngữ và tư duy với các phòng ban chuyên môn, từ đó nâng cao khả năng dẫn dắt, tương tác, khai thác thông tin, quản trị các phòng ban tốt hơn.
Các môn học trên được tích hợp trong chương trình CEO MASTER toàn diện và có chiều sâu, tổng hợp từ các chuẩn mực quốc tế mà FMIT là đối tác. Chương trình là khác biệt và duy nhất tại Việt Nam.
chương trình đào tạo tại fmit
- Giám đốc điều hành
- Quản lý chuỗi cung ứng
- Quản lý dự án
- Kiểm toán nội bộ
- Quản trị rủi ro
- Kế toán quản trị
- Phát triển năng lực lãnh đạo
- Chiến lược và quản trị hiện đại
- Lean ứng dụng
- Agile
- Giám đốc kiểm toán nội bộ
- Luyện thi chứng chỉ quản lý dự án quốc tế PMP
- Luyện thi chứng chỉ quản lý chuỗi cung ứng quốc tế CSCP
- Luyện thi chứng chỉ kiểm toán nội bộ quốc tế CIA
- Luyện thi chứng chỉ quốc tế kiểm soát nội bộ CICS
Từ khóa » Tiêu Chuẩn Ceo
-
CEO Là Gì Và Những Yếu Tố Cần Phải Có để Trở Thành CEO - Hcare
-
(DOC) 10 Tiêu Chí để Chọn CEO | Xuan Phong Le
-
CEO Là Gì? CEO Cần Sở Hữu Tố Chất Nào? - HRchannels
-
Giám đốc điều Hành (CEO) Là Gì?
-
Tiêu Chuẩn Nghề Nghiệp Của CEO
-
6 Tố Chất Của Một CEO Giỏi | Talent Community - CareerBuilder
-
CEO Là Gì? Mô Tả Công Việc Của Vị Trí Giám đốc điều Hành - 123Job
-
CEO Là Gì? Vai Trò Quan Trọng Của CEO Trong Doanh Nghiệp
-
CEO Là Gì ? Vai Trò Của CEO Trong Doanh Nghiệp Như Thế Nào?
-
CEO Là Gì? Bạn Cần Làm Gì để Trở Thành CEO Một Công Ty?
-
Start Up Việt - Bài Viết Số 15: Tiêu Chuẩn Của Một C.E.O ... - Facebook
-
Giám đốc điều Hành Là Gì? Nhiệm Vụ Và Chức Năng Của Một Giám ...
-
CEO Quản Trị: Tư Duy Và Cách Quản Lý Của Những Nhà Lãnh đạo đại Tài
-
CEO Là Gì? Phẩm Chất Của Một CEO Giỏi