CEO Là Gì? 5 Nền Tảng Của Một CEO Thành Công - GLaw Vietnam
Có thể bạn quan tâm
Mục lục
- CEO LÀ GÌ? 5 NỀN TẢNG CỦA MỘT CEO THÀNH CÔNG
- I. CEO là gì?
- II. Công việc của một CEO là gì?
- III. Nền tảng cơ bản để trở thành CEO:
- IV. 5 tấm gương CEO thành công:
- 1. Laggy Page – Google:
- 2. Jeff Bezos – Amazon:
- 3. Warren Buffett – Berkshire Hathaway:
- 4. Mark Zuckerberg – Facebook:
- 5. Phạm Nhật Vượng – Vingroup:
Một CEO không chỉ cần những tố chất cơ bản như thông minh, tư duy chiến lược, quyết đoán, nhanh nhạy, không ngừng tìm tòi học hỏi cái mới,…Bên cạnh đó để có thể định hướng, dẫn dắt công ty thành công thì việc xây dựng thương hiệu cá nhân đóng vai trò quan trọng không kém đối với CEO. Cùng GLaw tìm hiểu CEO là gì? Những nền tảng cơ bản nào để trở thành một CEO thành công.
I. CEO là gì?
CEO (Chief Excutive Officer) nghĩa là giám đốc điều hành, là người nắm giữ chức vụ điều hành cao nhất của một tổ chức hay tập đoàn, có trách nhiệm thực hiện những chính sách của hội đồng quản trị. CEO là người có quyết định cuối cùng khi đưa ra quyết định của công ty.
CEO có trách nhiệm chung trong việc lên kế hoạch, thực hiện, định hướng chiến lược của một tổ chức nhằm đáp ứng các mục tiêu tài chính. Bao gồm trách nhiệm đối với toàn bộ bộ phận và thành phần của doanh nghiệp.
CEO là người định hướng mục tiêu, kế hoạch tương lai cho doanh nghiệp, là nhân tố cốt lõi cho mọi hoạt động của tổ chức. Ngoài ra, giám đốc điều hành cũng là người xây dựng, quảng bá, phát triển hình ảnh của doanh nghiệp. CEO đại diện công ty để thực hiện đàm phán, kí kết các hoạt động thương mại, xem xét và phê duyệt các dự án đầu tư, chính sách tài chính và theo dõi, kiểm tra các hoạt động kinh doanh.
CEO có thể phân quyền cho nhân viên của mình, nhưng cuối cùng người ra quyết định vẫn là các CEO
Ở Việt Nam thì CEO thường được gọi là Tổng giám đốc. Từ này thường được áp dụng phổ biến ở những công ty nước ngoài hay những công ty lớn.
II. Công việc của một CEO là gì?
- Định hướng chiến lược với mục đích thực hiện sứ mệnh, mục tiêu của công ty.
- Có trách nhiệm lên kế hoạch cũng như các bước thực hiện cụ thể cho công ty.
- Hướng dẫn và điều hành công tác xây dựng, thiết lập những kế hoạch kinh doanh được phê duyệt bởi hội đồng quản trị.
- Có trách nhiệm về lợi nhuận, tốc độ tăng trưởng của công ty. Đảm bảo công ty đạt được những mục tiêu ngắn hạn và dài hạn.
- Đề xuất ý kiến, giải pháp để hoàn thiện công ty.
- Hình thành, quảng bá, phát triển thương hiệu, hình ảnh của công ty.
- Xây dựng môi trường, văn hóa công ty.
- Xem xét, thẩm định và phê duyệt các dự án mà công ty đầu tư.
- Thay mặt công ty đàm phán và ký kết các hợp đồng thương mại.
- Phê chuẩn các vấn đề liên quan đến chính sách tài chính, giám sát và đánh giá, thiết lập ngân sách và các định mức chi phí.
- Điều hành, tổ chức, giám sát và đánh giá các hoạt động kinh doanh định kỳ của công ty.
- Phê chuẩn các dự án phát triển, đa dạng hóa, phân phối và tiếp thị sản phẩm ra các kênh trên thị trường.
- Lên kế hoạch tuyển dụng nhân sự. Xem xét, phê duyệt những chính sách bổ nhiệm, miễn nhiệm, chế độ lương – thưởng – trợ cấp cho nhân viên. Phê duyệt những đánh giá khen thưởng nhân viên.
- Thiết lập, cơ cấu bộ máy quản lý, vận hành bộ máy nhân sự hiệu quả.
Trên đây là những công việc cơ bản tổng hợp được mà CEO đảm nhiệm trong một công ty, doanh nghiệp. Tuy nhiên trên thực tế khối lượng công việc mà CEO đảm nhận sẽ nhiều hơn rất nhiều.
III. Nền tảng cơ bản để trở thành CEO:
- Kiến thức đa lĩnh vực đa ngành:
CEO phải là người có tầm nhìn dài hạn và tổng quát với mọi thứ. Vì vậy họ được yêu cầu phải có nền tảng kiến thức tích lũy không chỉ giới hạn trong lĩnh vực chuyên môn mà còn ở nhiều lĩnh vực khác.
- Nền tảng về khoa học quản trị:
Là cơ sở thiết yếu, cơ bản để có thể trở thành một nhà điều hành xuất sắc. Ngoài việc tiếp nhận các kiến thức về quản trị trong quá trình đào tạo, bênh cạnh đó CEO còn phải không ngừng tự học hỏi, nghiên cứu, tìm tòi, cập nhật các kiên thức mới trong lĩnh vực này để có thể theo kịp xu hướng điều hành và quản trị công ty một cách có hiệu quả nhất.
- Kĩ năng, kinh nghiệm:
Không chỉ yêu cầu về kĩ năng, kinh nghiệm chuyên môn, người điều hành phải là người dày dạn vốn sống, khéo léo trong việc đối nhân xử thế. Để trở thành một CEO giỏi, có thể điều hành, tổ chức, quản lý tốt một tập thể lớn, thì họ phải là người trải nghiệm, thử thách bản thân trên nhiều lĩnh vực với nhiều điều kiện môi trường và hoàn cảnh khác nhau.
- Có sức khỏe tốt, chịu được áp lực:
Để có thể làm tốt vai trò của mình, vượt qua được những thách thức và khó khăn, CEO là phải làm việc dưới rất nhiều áp lực. Vì vậy, có một sức khỏe tốt và tinh thần thép chịu được áp lực là hai nhân tố cực kì quan trọng.
- Yếu tố bẩm sinh:
Không phải ai cũng có thể trở thành một CEO giỏi. Ngoài việc được học tập, đào tạo bài bản các tố chất thường có ở một CEO thành công như IQ, EQ, kỹ năng quan sát, tổng hợp, hệ thống, phân tich, sáng tạo, quyết đoán, nhạy bén. Có uy lực của người đứng đầu.
IV. 5 tấm gương CEO thành công:
Dưới đây là 5 cái tên CEO xuất sắc, là những hình mẫu lãnh đạo mẫu mực trên thương trường.
1. Laggy Page – Google:
Laggy Page góp phần biến Google từ một công ty chỉ cung cấp bộ máy tìm kiếm đơn thuần sang doanh nghiệp điện tử kinh doanh đa lĩnh vực, từ cung cấp nội dung số (trên Youtube) và hệ điều hành trên nền tảng di động Android đến kinh doanh thiết bị di động (Google Pixel).
Mọi sự thay đổi trong thuật toán của Google đến gây ảnh hưởng lớn đến các hoạt động tương tác trên internet của người dùng trên toàn cầu.
2. Jeff Bezos – Amazon:
Jeff Bezos là người định hướng cho sự thành công của Amazon. Từ một doanh nghiệp kinh doanh sách điện tử đơn thuần, Amazon giờ đây đã thống trị ngành bán lẻ trên toàn thế giới. Ông cũng góp phần to lớn cho sự chuyển mình của lĩnh vực thương mại điện tử hiện đại toàn cầu.
Ông là một CEO có tầm nhìn xa, trông rộng. Hiện ông đang dành nhiều tài sản của mình đầu tư cho việc nghiên cứu và phát triển trí thông minh nhân tạo (AI) cũng như tối ưu hóa hệ thống kho hàng của Amazon.
3. Warren Buffett – Berkshire Hathaway:
Warren Buffett là CEO của Berkshire Hathaway quỹ đầu tư hàng đầu tại Hoa Kỳ. Ông được xem là nhà đầu tư mát tay định hướng công ty vào nhiều thương vụ bạc tỷ như trực tiếp đầu tư vào IBM, AIG,…hay mua lại 7% cổ phần của Coca-cola.
4. Mark Zuckerberg – Facebook:
10 năm trước đây, Facebook đơn giản chỉ là một ứng dụng lưu giữ ảnh kỷ yếu cho sinh viên. Nhưng giờ đây Facebook thực sự đã trở thành một siêu ứng dụng, một mạng xã hội đích thực, thông qua Facebook và Messenger đã rút ngắn khoảng cách giữa con người với nhau.
5. Phạm Nhật Vượng – Vingroup:
Phạm Nhật Vượng là nhân tố chính góp phần vào sự thành công của tập đoàn Vingroup khi biến doanh nghiệp từ sản xuất thực phẩm đơn thuần tại nước ngoài trở thành một trong những tập đoàn đa ngành lớn nhất tại Việt Nam.
Ông là một trong những người góp phần quan trọng cho sự phát triển đa ngành, đa lĩnh vực kinh doanh tại Việt Nam như : Bất động sản, bán lẻ, du lịch – nghỉ dưỡng, công nghiệp xe hơi và điện tử.
Trên đây là thông tin được chia sẻ về khái niệm CEO là gì? Bí quyết nào để trở thành một CEO thành công. Hy vọng sẽ mang lại những kiến thức bổ ích cho bạn đọc.
GLaw Vietnam
Chúng tôi cung cấp dịch vụ Tư vấn luật, Tư vấn đầu tư nước ngoài, Tư vấn pháp lý cho doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp có vốn nước ngoài tại Việt Nam.
– Thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài – Thành lập công ty, thành lập doanh nghiệp Việt Nam – Làm giấy phép kinh doanh
Hotline: 0945 929 727 Email: info@glawvn.com
Từ khóa » Ceo Thành Công ở Việt Nam
-
Năm 2020
-
Chân Dung Các CEO Nổi Tiếng Việt Nam Trong Năm 2020
-
Tổng Hợp Chân Dung Các CEO Nổi Tiếng Việt Nam
-
7 Doanh Nhân Việt được Thế Giới Vinh Danh - Khởi Nghiệp Trẻ
-
Danh Sách CEO Giỏi Nhất Việt Nam đang Gọi Tên Những Ai?
-
10 Nhân Vật Khởi Nghiệp Nổi Tiếng Của Việt Nam
-
Soi CV Khủng Của Những Doanh Nhân Khởi Nghiệp Việt Nam Trẻ Tuổi
-
CEO Việt Nam - Thương Hiệu đang được Doanh Nhân Yêu Thích Nhất
-
Những CEO Nổi Tiếng Của Doanh Nghiệp Việt - Viện Kế Toán & Quản ...
-
Top 10 Doanh Nhân Tỷ Phú Hàng đầu Việt Nam
-
Top 5 Những Người Khởi Nghiệp Thành Công ở Việt Nam
-
Cộng đồng Doanh Nhân CEO Việt Nam - Tăng Sức Mạnh Kết Nối
-
Top Những Ceo Công Nghệ Tài Giỏi, Thành Công Nhất Việt Nam
-
Doanh Nhân Việt Nam - CafeLand.Vn