Chân Dung Các CEO Nổi Tiếng Việt Nam Trong Năm 2020
Có thể bạn quan tâm
Để được lọt vào danh sách các CEO nổi tiếng Việt Nam luôn là niềm mơ ước của bất kỳ nhà quản trị nào. Hãy cùng SIC điểm qua 5 CEO nổi tiếng của Việt Nam hiện nay.
1. Ông Phạm Nhật Vượng – Chủ tịch Tập đoàn Vingroup
Ông Phạm Nhật Vượng được Tạp chí Forbes vinh danh lần đầu tiên vào năm 2013 ở vị trí 974 thế giới với tổng tài sản 1,5 tỷ USD. Ông cũng là tỷ phú Việt Nam đầu tiên lọt vào danh sách tỷ phú thế giới của Forbes năm 2013.
Tính đến thời điểm tháng 10/2019, ông Vượng sở hữu khối tài sản tương đương 7,8 tỷ USD. Vào cuối tháng 7/2019, tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng có giá trị 8,3 tỷ USD, đứng thứ 239 trong số các tỷ phú thế giới. Tạp chí Forbes còn ví ông Phạm Nhật Vượng là “Donald Trump của Việt Nam” với hàm ý lĩnh vực kinh doanh bất động sản của ông có sức ảnh hưởng lớn đối với kinh tế Việt Nam.
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng khởi nghiệp tại Ukraina bằng việc sáng lập thương hiệu mì ăn liền Mivina. Việc buôn bán phát triển thuận lợi, xuất khẩu qua 20 quốc gia, đạt doanh thu 100 triệu USD/năm. Năm 2000, ông đầu tư vào bất động sản Việt Nam với loạt công trình hoành tráng, quan trọng trải khắp từ Bắc đến Nam với các thương hiệu Vincom, Vinpearl…
Đến nay, Vingroup đã mở rộng hoạt động ra nhiều lĩnh vực: Du lịch – khách sạn, vui chơi – giải trí, y tế, giáo dục, thương mại điện tử, trung tâm thương mại, kinh doanh – bán lẻ, sức khỏe, trung tâm ẩm thực – hội nghị, nông nghiệp…và mới đây là hàng không, sản xuất ôtô.
2. Bà Nguyễn Thị Phương Thảo – CEO Vietjet Air
Bà Nguyễn Thị Phương Thảo là người Việt Nam thứ 2 được Forbes ghi nhận là tỷ phú USD, sau ông Phạm Nhật Vượng. Bà hiện là CEO Vietjet Air, Phó chủ tịch Thường trực HĐQT- HDBank, cổ đông sáng lập Sovico Holdings, Chủ tịch HĐQT Công ty Chứng khoán Phú Gia, Chủ tịch Công ty địa ốc Phú Long, Chủ tịch HĐQT Công ty Sovico Ltd. (Liên bang Nga).
Ngày 9/3/2017, tạp chí Forbes công bố danh sách các nữ tỷ phú USD trên thế giới năm 2017, ghi nhận bà Phương Thảo là nữ tỷ phú đầu tiên của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á, với khối tài sản ước tính khoảng 1,7 tỷ USD. Bà cũng là một trong 15 nữ tỷ phú tự thân mới trong danh sách của Forbes năm 2017.
Mới đây, bà Thảo được Forbes châu Á gọi tên trong top 25 nữ doanh nhân quyền lực châu Á, công bố ngày 24/9.
Theo Forbes châu Á, bà Thảo làm nên lịch sử khi trở thành người phụ nữ duy nhất khởi nghiệp và điều hành một hãng hàng không lớn hàng đầu Việt Nam – Vietjet Air. Thành công trong vai trò lãnh đạo nhiều doanh nghiệp lớn giúp bà trở thành nữ tỷ phú tự thân đầu tiên của Việt Nam và nữ tỷ phú tự thân giàu có nhất khu vực Đông Nam Á.
Ngày 1/10/2019, Forbes ước tính bà Phương Thảo sở hữu 2,5 tỷ USD, đứng vị trí người giàu thứ 959 thế giới. Đây là lần đầu tiên bà Thảo lọt nhóm 1.000 người giàu nhất thế giới theo định giá tài sản thời gian thực của tổ chức này.
3. Ông Trần Bá Dương – Chủ tịch Thaco
Ông Trần Bá Dương là người sáng lập và cũng là Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần ô tô Trường Hải (Thaco). Ngoài ra ông còn được biết đến tới tư cách Tổng giám đốc Công ty cổ phần đầu tư địa ốc Đại Quang Minh.
Ông Trần Bá Dương được Forbes công nhận sở hữu khối tài sản 1,76 tỷ USD vào ngày 6/3/2018. Theo hồ sơ của Forbes, đến năm 2016, Thaco trở thành công ty ôtô lớn nhất của Việt Nam với thị phần chiếm 32%. Hiện tại, ông Trần Bá Dương đang sở hữu 1,7 tỷ USD và xếp thứ 1.349 thế giới.
Theo Forbes, ông Trần Bá Dương bắt đầu làm việc cho một nhà máy sửa chữa ôtô từ những 80 và quản lý công việc theo cách riêng của mình. Ông thành lập Trường Hải trong năm 1997. Ban đầu công ty chỉ bán ôtô, sau đó mới lắp ráp cho một vài thương hiệu như Kia, Mazda và Peugeot. Năm 2016, Thaco trở thành công ty ôtô lớn nhất Việt Nam với thị phần 32%.
4. Ông Hồ Hùng Anh – Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Techcombank
Cùng với ông Nguyễn Đăng Quang, ông Hồ Hùng Anh được Tạp chí Forbes vinh danh ngày 5/3/219 với khối tài sản 1,7 tỷ USD. Số tiền này chủ yếu đến từ cổ phần của ông và gia đình tại Techcombank và Masan.
Theo Forbes, trong những năm 1990, ông Hùng Anh buôn bán hàng hóa giữa Việt Nam và Đông Âu. Trở về Việt Nam, ông Hùng Anh tiếp tục gắn bó với ông Quang trong việc xây dựng Masan. Ông Hùng Anh lần lượt giữ chức Phó chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan, Công ty Cổ phần Hàng tiêu dùng Masan và Công ty Cổ phần Masan (tên cũ là Công ty Cổ phần Đầu tư Masan). Đến tháng 4/2018, ông Hùng Anh từ bỏ mọi chức vụ tại Masan để tập trung cho Techcombank.
5. Ông Trần Đình Long – Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát
Ngày 6/3/2018, ông Trần Đình Long được Forbes công nhận là tỷ phú USD với khối tài sản lên tới 1,6 tỷ USD, xếp hạng 1.756 trong danh sách. Tuy nhiên, năm 2019, ông Long đã không còn trong danh sách này.
Ông Long nhiều năm đứng trong top 10 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam. Theo Forbes, ông Trần Đình Long thành lập tập đoàn Hòa Phát, một nhà phân phối phụ tùng và máy móc thiết bị trong năm 1992 tại Hà Nội. Ngày nay, Hòa Phát sản xuất thiết bị văn phòng, ống thép, thép xây dựng. Hòa Phát được đánh giá là nhà sản xuất thép lớn nhất của Việt Nam.
Từ khóa » Ceo Thành Công ở Việt Nam
-
Năm 2020
-
Tổng Hợp Chân Dung Các CEO Nổi Tiếng Việt Nam
-
7 Doanh Nhân Việt được Thế Giới Vinh Danh - Khởi Nghiệp Trẻ
-
Danh Sách CEO Giỏi Nhất Việt Nam đang Gọi Tên Những Ai?
-
10 Nhân Vật Khởi Nghiệp Nổi Tiếng Của Việt Nam
-
Soi CV Khủng Của Những Doanh Nhân Khởi Nghiệp Việt Nam Trẻ Tuổi
-
CEO Việt Nam - Thương Hiệu đang được Doanh Nhân Yêu Thích Nhất
-
Những CEO Nổi Tiếng Của Doanh Nghiệp Việt - Viện Kế Toán & Quản ...
-
Top 10 Doanh Nhân Tỷ Phú Hàng đầu Việt Nam
-
Top 5 Những Người Khởi Nghiệp Thành Công ở Việt Nam
-
Cộng đồng Doanh Nhân CEO Việt Nam - Tăng Sức Mạnh Kết Nối
-
CEO Là Gì? 5 Nền Tảng Của Một CEO Thành Công - GLaw Vietnam
-
Top Những Ceo Công Nghệ Tài Giỏi, Thành Công Nhất Việt Nam
-
Doanh Nhân Việt Nam - CafeLand.Vn