CFP Là Gì? Làm Thế Nào để Sở Hữu Một Chứng Chỉ CFP Chuyên ...
Có thể bạn quan tâm
1. Những điều cần biết về CFP
Chỉ là ba chữ cái đơn giản ghép lại, nhưng nó lại mang một ý nghĩa vô cùng có giá trị. Vậy nên, hãy khám phá để hiểu rõ hơn về CFP nhé.
1.1. Trả lời cho câu hỏi CFP là gì?
CFP chính là một từ viết tắt của cụm từ tiếng Anh trong lĩnh vực tài chính, Certified Financial Planner. Cụm từ này có ý nghĩa chính là tấm bằng dành cho những chuyên gia về tài chính như chuyên viên phân tích đầu tư tài chính. Hay nói chính xác thì đây là Chứng chỉ chuyên viên hoạch định tài chính.
Những người nhận được chứng chỉ này tức là họ đã được công nhận về năng lực, kiến thức chuyên môn về hoạch định tài chính cũng như các vấn đề khác như bảo hiểm, nghỉ hưu, thuế, bất động sản.
1.2. CFP được trao bởi ai hay hội đồng nào?
Chứng chỉ CFP sẽ được trao bởi Certified Financial Planner Board of Standards - Hội đồng Tiêu chuẩn chứng nhận hoạch định tài chính.
Để có thể nhận được chứng chỉ này, các cá nhân phải hoàn thành một cách trọn vẹn và thành công kỳ thi của Hội đồng tiêu chuẩn chứng nhận hoạch định tài chính (Hội đồng CFP). Sau đó sẽ là các chương trình, quá trình giáo dục diễn ra hàng năm để duy trì kỹ năng và năng lực, bằng cấp của họ.
Chứng chỉ này có thể được coi là loại chứng chỉ được công nhận một cách phổ biến và rộng rãi nhất trong lĩnh vực lập kế hoạch tài chính. Chứng chỉ này là một lợi thế khi ứng tuyển vào các vị trí tại ngân hàng thương mại, công ty tài chính, tổ chức tín dụng...
Tuyển chuyên viên hoạch định tài chính
2. Yêu cầu để nhận được chứng chỉ CFP
Muốn sở hữu cho mình chứng chỉ này, bạn phải thỏa mãn được những yêu cầu của Hội đồng CFP nhằm đảm bảo được rằng bạn có kiến thức, kỹ năng chuyên môn và cả đạo đức trong ngành nghề, công việc của mình.
Theo Hội đồng chứng chỉ thì các ứng viên sẽ phải đáp ứng được yêu cầu trong 4 lĩnh vực.
- Giáo dục chính quy
- Thực hiện bài kiểm tra CFP
- Kinh nghiệm làm việc có liên quan đến lập kế hoạch tài chính
- Đạo đức nghề nghiệp trong quá trình làm việc.
2.1. Yêu cầu về giáo dục
Trong lĩnh vực giáo dục của chứng chỉ CFP thì bạn sẽ phải đạt được hai phần chính. Thứ nhất, bạn phải chứng minh được rằng mình đã hoàn thành chương trình giáo dục chính quy và có tấm bằng cử nhân (có thể cao hơn) từ các đại học hoặc Cao đẳng được Bộ Giáo dục của Mỹ công nhận.
Điều thứ hai chính là việc hoàn thành danh sách những khóa học, chương trình học về hoạch định tài chính đã được quy định bởi CFP. Bạn sẽ được miễn phần thứ hai này nếu như bạn có một số chứng chỉ được chấp nhận khác như CPA (chứng chỉ kế toán viên công chứng), CFA (chứng chỉ chuyên gia phân tích tài chính Chartered) hoặc những chứng chỉ, bằng cao hơn như MBA (thạc sĩ quản trị kinh doanh),...
Nội dung khóa học của CFP sẽ bao gồm các lĩnh vực như:
- Nguyên tắc chung về tài chính kế hoạch
- Xây dựng kế hoạch bảo hiểm
- Thiết lập kế hoạch lợi ích nhân viên
- Lập kế hoạch đầu tư và chứng khoán
- Lập kế hoạch thuê và thu nhập
- Kế hoạch thuế bất động sản, chuyển nhượng, quà tặng
- Kế hoạch bảo vệ tài sản
- Lập kế hoạch nghỉ hưu
- Lập kế hoạch tài chính và tư vấn
- Quy hoạch về bất động sản
Chương trình giảng dạy này sẽ phải có thời lượng tương đương với 18 giờ tín dụng học kỳ tứ là khoảng 6 khóa học.
2.2. Thực hiện bài kiểm tra CFP
Đối với bài kiểm tra CFP sẽ bao gồm 170 câu hỏi dạng trắc nghiệm ở hơn 100 nội dung, chủ đề khác nhau liên quan đến vấn đề hoạch định tài chính. Phạm vi các câu hỏi sẽ xoay quanh đến các nội dung, vấn đề mà chứng chỉ này quan tâm. Các vấn đề này thường là các quy định chuyên nghiệp và hành vi, nguyên tắc hoạch định tài chính, quản lý rủi ro, các kế hoạch về giáo dục, thuế, đầu tư (invest) và kế hoạch về bất động sản, nghỉ hưu, bảo hiểm.
Mỗi một chủ đề hay lĩnh vực khác nhau sẽ có những trọng số của riêng mình và có sự thay đổi. Những sự thay đổi đó sẽ được cập nhật thường xuyên và được đăng tải chính thức trên trang web của Hội đồng CFP.
Bên cạnh đó, sẽ có những câu hỏi mang tính chuyên môn để kiểm tra kiến thức và kỹ năng của ứng viên. Có thể là các câu hỏi về việc thiết lập các mối quan hệ liên quan đến kế hoạch của khách hàng và thu thập những thông tin liên quan. Khả năng phân tích tài chính, giao tiếp của ứng viên trong quá trình tư vấn, trao đổi cùng khách hàng cũng như việc thực hiện và giám sát các hoạt động, khuyến nghị mà họ đã đưa ra, tư vấn với khách hàng của mình.
Các thí sinh sẽ làm bài trên máy tính và chia làm hai phiên kiểm tra. Mỗi phiên các thí sinh sẽ có tối đa 3 giờ làm bài và thời gian nghỉ giữa hai phiên là 40 phút.
Việc làm Tài chính tại Hồ Chí Minh
2.3. Kinh nghiệm chuyên môn
Về phần này, các ứng viên phải chứng minh được mình đã có những kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực hoạch định kế hoạch tài chính. Tức là các thí sinh phải có ít nhất 3 năm kinh nghiệm làm toàn thời gian trong ngành, hoặc ít nhất là 6000 giờ làm việc. Nếu là thời gian học việc thì phải có 2 năm kinh nghiệm hoặc 4000 giờ trong ngành dưới sự giám sát trực tiếp của các chuyên gia CFP.
Theo Hội đồng CFP thì kinh nghiệm ở đây chính là việc giám sát, đưa ra những hỗ trợ trực tiếp, giảng dạy hoặc cung cấp tất cả (có thể là một phần) quy trình lập kế hoạch tài chính cá nhân cho khách hàng. Những kinh nghiệm đó phải nằm trong một hoặc nhiều hơn 6 yếu tố sau đây:
- Thiết lập và xác định mối quan hệ khách hàng
- Tổng hợp, thu thập thông tin và mục tiêu của khách hàng
- Đưa ra các phân tích và đánh giá tình trạng tài chính của khách hàng
- Trình bày các giải pháp, kiến nghị và phát triển các kế hoạch tài chính
- Bắt đầu thực hiện các khuyến nghị về kế hoạch tài chính
- Luôn có sự theo dõi, giám sát các khuyến nghị kế hoạch tài chính
Nhìn chung, các ứng viên sẽ phải được sự đồng ý trong quá trình chứng nhận ban đầu của Hội đồng CFP. Điều này bao gồm cả việc kiểm tra lý lịch, tính cách, hình sự,...
2.4. Đạo đức
Đạo đức cá nhân, đạo đức nghề nghiệp là vấn đề mà các thí sinh cũng như những người sở hữu chứng chỉ CFP phải luôn tuân thủ. Hội đồng CFP có hệ thống các tiêu chuẩn ứng xử chuyên nghiệp và phù hợp trong lĩnh vực hoạch định kế hoạch tài chính. Các ứng viên và chủ sở hữu chứng chỉ CFP cũng phải thường xuyên tiết lộ, chia sẻ những thông tin của họ về việc tham gia các lĩnh vực, hay các yêu cầu mà họ nhận được từ các cơ quan chính phủ. Những vấn đề có thể liên quan đến việc phá sản hay như các khiếu nại của khách hàng hoặc việc chấm dứt hợp đồng lao động.
Điều này giúp cho Hội đồng CFP dễ dàng nắm bắt thông tin và có sự kiểm tra, đánh giá phù hợp đối với từng ứng viên. Hội đồng CFP cũng có quyền thực thi việc rút lại chứng chỉ thông qua các Quy tắc và thủ tục kỷ luật.
3. Việc gia hạn và duy trì chứng nhận CFP
Chứng chỉ CFP sẽ có thời hạn trong vòng 2 năm kể từ ngày được cấp chứng chỉ. Vì thế, để có thể duy trì và gia hạn chứng chỉ, người sở hữu sẽ phải hoàn thành 30 giờ giáo dục thường xuyên, trong đó sẽ có 2 giờ Hội đồng tiêu chuẩn dùng để phê duyệt thông tin đạo đức. Điều này sẽ diễn ra liên tục và bên cạnh đó bạn sẽ phải trả phí cấp phép 2 năm một lần.
Việc làm Tài chính tại Hà Nội
4. Cơ hội nào cho bạn khi sở hững chứng chỉ CFP?
Khi có trong tay chứng chỉ CFP, bạn có thể trở thành một chuyên viên khách hàng cá nhân chuyên nghiệp. Công việc của chuyên viên tư vấn tài chính sẽ bao gồm các công việc cơ bản như:
- Thu thập và tiếp nhận các thông tin tài chính của khách hàng
- Biết được mục tiêu tài chính của khách hàng
- Lập kế hoạch xây dựng chương trình tài chính cho khách hàng
- Thảo luận với khách hàng và đưa ra những thay đổi phù hợp với nhu cầu của khách đồng thời vẫn đảm bảo được mục tiêu tài chính đưa ra.
- Thực hiện và giám sát các kế hoạch tài chính phù hợp, hỗ trợ khi khách hàng cần sự giúp đỡ.
Đây sẽ là những công việc cơ bản, thiết yếu thường ngày của một chuyên viên tư vấn tài chính cá nhân. Mỗi khách hàng khi tìm đến chuyên viên tư vấn tài chính thường có hai mục đích chính là tiết kiệm hoặc đầu tư. Dù với mục đích nào thì chuyên viên tài chính cũng cần có sự chuẩn bị về kiến thức, kỹ năng chuyên môn và thái độ làm việc chuyên nghiệp. Luôn đưa ra các kế hoạch phù hợp với khách hàng cũng như sự thay đổi của xã hội.
Hiện nay, việc trở thành chuyên viên tài chính là một công việc khá hấp dẫn và có nhiều người lựa chọn theo đuổi. Bởi lẽ, nhu cầu của khách hàng về việc đầu tư, làm giàu và tiết kiệm với một số tiền vừa đủ hiện đang khá nhiều. Tuy nhiên, sự hiểu biết về các vấn đề liên quan còn nhiều hạn chế nên họ tìm đến những chuyên viên tư vấn tài chính cá nhân để được hỗ trợ một cách tốt nhất.
Bên cạnh đó, các công ty bảo hiểm, tài chính cũng luôn có nhu cầu tuyển dụng chuyên viên tư vấn tài chính nên đây sẽ là cơ hội phát triển công việc này cho các bạn ứng viên. Hơn hết, sự cạnh tranh giữa các công ty, doanh nghiệp vừa là cơ hội vừa là thách thức với các chuyên viên tư vấn tài chính cá nhân. Nếu không có sự cố gắng trau dồi, rèn luyện và phát triển thì sẽ rất dễ bị đào thải trong cuộc chạy đua giữa các công ty cùng một lĩnh vực, thị trường hoạt động với nhau.
CV xin việc
Thêm vào đó là mức lương của các chuyên viên tư vấn tài chính cá nhân thường khá cao, Họ có thể nhận được 80.000 USD/năm nếu như có kinh nghiệm trong ngành. Đây quả là con số hấp dẫn với các ứng viên.
Nhìn chung, chứng chỉ CFP là một trong những chứng chỉ cần thiết cho các ứng viên trong lĩnh vực tài chính. Vì vậy, nếu theo đuổi lĩnh vực này, bạn hãy cố gắng để sở hữu cho mình chứng chỉ quốc tế này. Điều này sẽ giúp ích rất lớn cho bạn trong công việc cũng như các sự lựa chọn lớn hơn sau này.
Mong rằng bài viết đã đem đến những thông tin bổ ích cho các bạn độc giả về chứng chỉ CFP. Qua đó, các bạn đã hiểu rõ hơn về chứng chỉ CFP là gì? Để có được chứng chỉ này thì các ứng viên cần thỏa mãn được những yêu cầu nào? Từ đấy sẽ có sự định hướng công việc cho bản thân trong lĩnh vực đầu tư tài chính nói riêng và tài chính ngân hàng nói chung hoặc các ngành nghề khác mà bạn quan tâm.
Tìm việc làm nhanh
Nếu như bạn đang tìm kiếm các thông tin tuyển dụng về các công việc liên quan thì Timviec365.vn là một gợi ý dành cho bạn. Bên cạnh việc cung cấp đầy đủ các thông tin về tuyển dụng việc làm và thường xuyên được cập nhật nhanh chóng thì website này còn cung cấp hàng nghìn mẫu CV cho các bạn ứng viên. Điều này sẽ giúp các bạn dễ dàng tạo được một bản CV ấn tượng cho mình và làm tăng cơ hội rinh ngay công việc với các nhà tuyển dụng.
Từ khóa » Chứng Chỉ Cfp
-
So Sánh CFA Và CFP - Chứng Chỉ Nào Phù Hợp Với Bạn?
-
#So Sánh Chứng Chỉ CFP Và CFA? Chứng Chỉ Nào Phù Hợp Với ...
-
Chứng Chỉ – VWA - Vietnam Wealth Advisors
-
CFP Là Gì? 4 Yêu Cầu để Có CFP - Đầu Tư Gì - Dautugi
-
Chứng Chỉ Chuyên Gia Hoạch định Tài Chính (Certified Financial ...
-
Tại Sao Cố Vấn Tài Chính Của Bạn Nên Là Một CFP - 2022
-
CFP Là Gì Và Các Thông Tin Chi Tiết Về Lĩnh Vực CFP
-
CFA, CIC, CFP, ChFC, CFS Mà Các Bạn Có Thể Theo đuổi ... - Facebook
-
Cfp Là Gì - So Sánh Cfa Và Cfp
-
Certified Financial Planner (CFP) Là Gì? - Sổ Tay Doanh Trí
-
Certified Financial Planner (CFP) Là Gì? - FinanceBiz
-
Tại Sao Cố Vấn Tài Chính Của Bạn Nên Trở Thành CFP | Finshare
-
Du Học Canada 2022 - Ngành Tài Chính (Finance) Trường Fanshawe ...