Cha Mẹ Bao Bọc Quá Nhiều, Con Cái Sẽ Vô ơn? - Phụ Nữ Mới
Có thể bạn quan tâm
Ngạn ngữ Ucraina nói rằng: "Tuổi già, cái chết và con hư. Đó là ba tai họa của con người; Hai điều trên không thể tránh, còn điều thứ ba phải phòng như phòng hỏa". Sự vô ơn là một trong những ...hậu quả của cha mẹ trong giáo dục con cái.
Bi kịch lớn nhất của cha mẹ là con cái trở thành người vô ơn. |
Yêu thương bằng cách nuông chiều là liều thuốc độc
Một trường hợp hi hữu, gây kinh động thế giới, đó là vụ án “Du học sinh giết mẹ ở sân bay”.
Cậu Vương 24 tuổi du học ở Nhật 5 năm, chưa bao giờ đụng tay làm việc gì. Hàng tháng cậu đòi người mẹ đơn thân của mình 1000 đô la tiền sinh hoạt phí và học phí, trong khi nguồn kinh tế chỉ dựa vào tiền lương của mình bà. Bà nhịn ăn nhịn mặc để dành từng đồng. Còn cậu con trai chỉ biết đòi hỏi, vòi tiền mẹ, như loài ký sinh trùng.
Hôm đó, cậu vẫn như mọi khi đòi mẹ tiền. Bà mẹ chạy vạy khắp nơi không mượn ra nữa, cậu tức giận đâm liền 9 nhát dao lên người mẹ ở ngay sân bay.
Thực tế, đứa con có lòng biết ơn sẽ không bao giờ tự coi mình là trung tâm, chúng sẽ cảm nhận được sự khó nhọc của người khác, biết cảm thông và bao dung, tâm thái càng thêm bình hòa và lạc quan, quan hệ xã hội cũng càng tốt đẹp hơn.
Còn đứa con vô ơn chỉ biết đòi hỏi, tầm nhìn hạn hẹp, thích so đo tính toán, luôn cảm thấy bất mãn và thất vọng với cuộc sống, với người và sự vật xung quanh.
Khi cha mẹ cung phụng tất cả đòi hỏi của con, chúng sẽ quen với tiếp nhận. |
Để con trưởng thành, dạy con biết yêu thương và cho đi
Rất nhiều cha mẹ yêu thương con bằng cách: Đặt con lên vị trí cao hơn hết thảy, làm tất cả mọi việc, giải quyết phiền toái giúp con: Cơm nước dâng tận miệng, làm từng bài tập, soạn sách vở cho con, khi con muốn giúp mẹ thì: “Để đấy mẹ làm, con chỉ cần lo học thôi”.
Khi cha mẹ cung phụng tất cả đòi hỏi của con, chúng sẽ quen với tiếp nhận, cảm thấy mọi thứ đều dễ dàng có được, nảy sinh tâm lí không biết trân quý, dễ nảy sinh cảm giác hơn người.
Càng đặt con cái vào vị trí trung tâm của cuộc sống, bỏ công sức vô điều kiện cho chúng thì càng dễ khiến con tăng cảm giác “nhận mà không biết xấu hổ”, sẽ không bồi dưỡng lòng biết ơn trong con trẻ.
Một cặp vợ chồng có hai cô con gái sinh đôi 10 tuổi. Khi hai đứa trẻ nói muốn nuôi cún con, người cha đề nghị hai con trước tiên phải lập ra kế hoạch nuôi dưỡng con vật, bao gồm: Đi đến nhà ai xin, mua, đường đi như thế nào, thủ tục xin ra sao? Ai phụ trách vệ sinh, ai cho ăn uống…?
Người cha bày tỏ, ông không muốn con cái hình thành thói quen hứng thú nhất thời, sau đó đùn đẩy cho cha mẹ xử lý.
Trong quá trình nuôi thú cưng, trẻ học được bỏ công sức và cho đi, sẽ dần dần hiểu được cha mẹ yêu thương chăm sóc chúng thật không dễ dàng, từ đó học được gánh vác trách nhiệm.
Bỏ công sức vô điều kiện cho con cái, dễ khiến con tăng cảm giác “nhận mà không biết xấu hổ”, không có lòng biết ơn. |
Cha mẹ thương con, hãy buông tay đúng lúc
Nhà tâm lý học lâm sàng Mỹ Wendy Mogel đã từng nói: “Nếu cha mẹ dốc toàn lực ra để con cái không phải trải qua khó nhọc thì sau khi trưởng thành, chúng hoàn toàn không biết đối diện với những khó khăn khúc mắc thông thường như thế nào”. Nói cách khác, chính cha mẹ đã tước đoạt cơ hội trưởng thành của con cái.
Nuôi dạy con cái không phải là nâng niu chúng trong lòng bàn tay mà phải để chúng học được cách độc lập vững bước. Vì bạn không thể đồng hành cùng con suốt cuộc đời.
Nhà tâm lý học Đức Erikson trải qua nghiên cứu đã kết luận: “Trẻ con bắt đầu từ 1 tuổi là sẽ hình thành quan niệm về bản thân, 3 tuổi sẽ bước vào thời kỳ tự trọng, bắt đầu tìm kiếm giá trị bản thân. Trong thời kỳ này, sự giúp đỡ quá mức của cha mẹ sẽ khiến trẻ cảm thấy chúng không có năng lực, từ đó nảy sinh cảm giác thất bại”.
Cảm giác được yêu cầu và được khẳng định đối với trẻ là vô cùng quan trọng, sẽ khiến trẻ hình thành cảm nhận giá trị bản thân tốt. Đó là tiền đề và động lực để trẻ biết yêu thương, biết cho đi, biết gánh trách nhiệm. Loại cảm giác này lại đến từ việc độc lập hoàn thành những điều mà khả năng mình có thể làm được, hoặc chìa tay ra giúp đỡ người khác.
Cha mẹ cần biết buông tay, chỉ nên hướng dẫn mà không can thiệp quá nhiều. |
Do đó, cha mẹ cần biết buông tay, chỉ nên hướng dẫn mà không can thiệp quá nhiều.
Bên cạnh đó, cha mẹ hãy thể hiện cảm xúc chân thực nhất của mình khi ở cùng trẻ, để trẻ có cơ hội quan tâm, chăm sóc người khác, để trẻ thưởng thức cảm giác được người khác cần đến này.
Với trẻ, chúng cần được bình đẳng về tâm hồn. Từ tuổi tác đến thân phận, cha mẹ luôn có ưu thế hơn. Bạn nhiều tuổi hơn trẻ, nhiều kinh nghiệm sống hơn, nên muốn trẻ nghe lời bạn. Trên thực tế thì trừ những điều này ra, về tầng diện tâm hồn thì bạn và trẻ là bình đẳng, đều là những thể sinh mệnh khát vọng được yêu thương.
Bạn đã dành những thứ tốt nhất cho con cái nhưng chúng lại để lại những thứ xấu nhất cho bạn. Đó là kết quả của sự giáo dục con của bạn, đừng đổ lỗi cho bất kỳ người nào.
Từ khóa » Sự Vô On Của Con Cái đối Với Cha Mẹ
-
Con Cái Vô ơn Là Bởi Cha Mẹ Trót Bao Bọc Quá Nhiều - DKN News
-
Sự Vô Tâm Của Con Cái Với Cha Mẹ đã ở Mức Báo Động?
-
Mối Quan Hệ Cha Mẹ Và Con Cái Trong Gia đình
-
Nghị Luận Xã Hội: Trách Nhiệm Của Con Cái đối Với Cha Mẹ
-
Vô Cảm Với Người Thân Trong Gia Đình: Nguyên Nhân Và Cách ...
-
'Sự Thấu Hiểu Của Con Cái đối Với Cha Mẹ' Vào đề Thi Học Sinh Giỏi ...
-
Nghị Luận Xã Hội: Trách Nhiệm Của Con Cái đối Với Cha Mẹ
-
Sự Vô On Của Con Cái đối Với Cha Mẹ
-
Những đứa Trẻ Vô ơn Vì Cha Mẹ Nuông Chiều - VnExpress
-
Nghị Luận Xã Hội Về Vấn đề Trách Nhiệm Của Con Cái đối Với Cha Mẹ
-
Nêu Suy Nghĩ Của Bản Thân Về Cách Cư Xử Vô Tâm, Vô Cảm Của Con ...
-
Nghị Luận Về Tình Cảm Giữa Cha Mẹ Và Con Cái (5 Mẫu) - Văn 9
-
[Nghị Luận Xã Hội] Bàn Về Thái độ Cần Có Của Con Cái đối Với Cha Mẹ
-
"Sự Thấu Hiểu Của Con Cái đối Với Cha Mẹ" được đưa Vào đề Thi ở ...